virgo lavender
Verified Banker
6 căn bệnh người trẻ thường mắc phải khi đi làm dưới mắt một chuyên gia đào tạo nhân sự.
1/ Làm qua loa cho xong việc
Trong thực tế, rất nhiều bạn trẻ không thật sự tận tâm với công việc của mình. Do một số nguyên nhân chính:
- Không yêu thích công việc của mình: thường gặp ở những người đồng ý nhận công việc một cách miễn cưỡng, tạm thời vì chưa tìm được việc làm phù hợp.
- Không tìm hiểu rõ công việc mình sẽ nhận làm: khi vào làm mới nhận ra mình không phù hợp với công việc đã nhận.
- Không có tinh thần trách nhiệm, thường đùn đẩy hoặc đổ lỗi cho đồng nghiệp: nhiều bạn trẻ thích công việc của mình, nhưng lại không đủ trách nhiệm để thực hiện công việc một cách trọn vẹn. Một số bạn hay dựa dẫm, ỷ lại vào đồng nghiệp hay cấp trên sẽ hoàn chỉnh nốt phần còn lại cho mình.
- Không có thói quen làm việc đến nơi đến chốn.
2/ Làm việc không có kế hoạch
Bạn trẻ được đào tạo nhiều kiến thức trong nhà trường nhưng lại thiếu phần hướng dẫn kỹ năng mềm để làm việc một cách có kế hoạch.
3/ Thiếu tầm nhìn tổng thể
Căn bệnh này thường gặp ở một số vị trí quản lý trẻ: nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, thường theo chủ quan của mình.
4/ Thiếu khả năng làm việc độc lập, sáng tạo
Đây là một điểm yếu có lẽ xuất phát từ cách giáo dục mà nhiều cá nhân đã trải qua:
Trong gia đình, khi còn bé mọi thứ phải làm theo lời cha mẹ, không được có ý kiến riêng. Khi đi học, mọi thứ phải trả lời răm rắp theo sách. Mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng thay vì nhiều đáp án đúng nếu nhìn ở những góc độ khác nhau.
Bị cười chê nếu không trả lời đúng ý người trên mình, đúng sách vở.
Từ đó, cá nhân sẽ luôn mong đợi có người/sách hướng dẫn, gợi ý thay vì tự suy xét và quyết định độc lập, sáng tạo.
5/ Mức độ linh hoạt chưa phù hợp
Do thiếu kỹ năng sống, một số bạn trẻ loay hoay không biết có thể được linh hoạt trong xử lý công việc ở mức độ nào. Từ đó dẫn đến việc một số bạn quá tùy tiện, một số bạn lại quá cứng nhắc.
6/ Không có thời gian nâng cao nghiệp vụ
Nâng cao nghiệp vụ có thể được thực hiện qua công việc hoặc qua học hỏi. Nhiều bạn đã để các hoạt động không quan trọng chiếm hết thời gian nâng cao nghiệp vụ. Một số bạn lại quá mệt mỏi để học hỏi thêm. Và đơn giản hơn, một số bạn lười.
1/ Làm qua loa cho xong việc
Trong thực tế, rất nhiều bạn trẻ không thật sự tận tâm với công việc của mình. Do một số nguyên nhân chính:
- Không yêu thích công việc của mình: thường gặp ở những người đồng ý nhận công việc một cách miễn cưỡng, tạm thời vì chưa tìm được việc làm phù hợp.
- Không tìm hiểu rõ công việc mình sẽ nhận làm: khi vào làm mới nhận ra mình không phù hợp với công việc đã nhận.
- Không có tinh thần trách nhiệm, thường đùn đẩy hoặc đổ lỗi cho đồng nghiệp: nhiều bạn trẻ thích công việc của mình, nhưng lại không đủ trách nhiệm để thực hiện công việc một cách trọn vẹn. Một số bạn hay dựa dẫm, ỷ lại vào đồng nghiệp hay cấp trên sẽ hoàn chỉnh nốt phần còn lại cho mình.
- Không có thói quen làm việc đến nơi đến chốn.
2/ Làm việc không có kế hoạch
Bạn trẻ được đào tạo nhiều kiến thức trong nhà trường nhưng lại thiếu phần hướng dẫn kỹ năng mềm để làm việc một cách có kế hoạch.
3/ Thiếu tầm nhìn tổng thể
Căn bệnh này thường gặp ở một số vị trí quản lý trẻ: nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, thường theo chủ quan của mình.
4/ Thiếu khả năng làm việc độc lập, sáng tạo
Đây là một điểm yếu có lẽ xuất phát từ cách giáo dục mà nhiều cá nhân đã trải qua:
Trong gia đình, khi còn bé mọi thứ phải làm theo lời cha mẹ, không được có ý kiến riêng. Khi đi học, mọi thứ phải trả lời răm rắp theo sách. Mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng thay vì nhiều đáp án đúng nếu nhìn ở những góc độ khác nhau.
Bị cười chê nếu không trả lời đúng ý người trên mình, đúng sách vở.
Từ đó, cá nhân sẽ luôn mong đợi có người/sách hướng dẫn, gợi ý thay vì tự suy xét và quyết định độc lập, sáng tạo.
5/ Mức độ linh hoạt chưa phù hợp
Do thiếu kỹ năng sống, một số bạn trẻ loay hoay không biết có thể được linh hoạt trong xử lý công việc ở mức độ nào. Từ đó dẫn đến việc một số bạn quá tùy tiện, một số bạn lại quá cứng nhắc.
6/ Không có thời gian nâng cao nghiệp vụ
Nâng cao nghiệp vụ có thể được thực hiện qua công việc hoặc qua học hỏi. Nhiều bạn đã để các hoạt động không quan trọng chiếm hết thời gian nâng cao nghiệp vụ. Một số bạn lại quá mệt mỏi để học hỏi thêm. Và đơn giản hơn, một số bạn lười.