Câu 1: Số tiền chiết khấu là số tiền mà các doanh nghiệp chiết khấu chứng từ ( thường là các ngân hàng ) thu được từ việc thực hiện dịch vụ này nên lãi suất càng cao thì số tiền chiết khấu càng cao ( do số tiền chiết khấu = lãi suất chiết khấu x giá trị chứng từ) do vậy câu này là sai.
Câu 2: Theo luật công cụ chuyển nhượng VN 2005 thì là sai ( theo đ 65 và đ 28 ) thì khi séc đã ghi không được chuyển nhượng thì sẽ không được chuyển nhượng dù cho bất kì ai.
Theo ULC 1931 ( đ14 ) thì là đúng vì khi séc qui định " không theo lệnh" ( not to order ) thì việc chuyển nhượng tiếp theo sẽ được có giá trị như chuyển nhượng thông thường ( VD như với cầm cố và có văn bản cầm cố là tạo việc chuyển nhượng ) chứ không như việc chuyển nhượng bằng kí hậu . Do vậy là hoàn toàn có thể chuyển nhượng nhưng không bằng biện pháp kí hậu.
Theo BEA 1882, Đúng do theo điều 73 và đ 35 thì kí hậu hạn chế được hiểu theo 2 cách
- C1: là cấm chuyển nhượng thì giải thích giống ULC 1931 ( ở đ 8 (1) của BEA 1882 )
- C2: là kí hậu để nhờ thu ( pay D for the account of X) thì vẫn có thể kí hậu chuyển nhượng tiếp nhưng cũng chỉ là với tư cách kí hậu để nhờ thu.
Tóm lại, ở câu 2 này trong bài làm thì nên trả lời là sai do thường thì trong câu hỏi là đề cập đến luật Việt Nam
PS: trên là ý hiểu của mình, mọi người cùng trao đổi nha!!!!!