Câu đối có chí khí
Ông huyện đi dọc đường, gặp thằng con nít đi học về, mới kêu mà ra câu hỏi rằng :
- Tự là chữ, cất dằn đầu, chữ tử là con, con nhà ai đó?
Ðứa học trò chí khí đối lại liền:
- Vu là chưng, cất ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa hỏi ta chi?
Ông huyện nghe biết đứa có chí khí, tức lắm mà không làm gì được.
o O o
Ở hạt nọ, có một tên nghị viên họ Lại, xây một cái sinh phần đẹp. Tên này giàu có vì làm nghề lái lợn và rất hống hách. Nhiều người ghét hắn. Một đêm, không rõ ai đã đề đôi câu đối sau ở sinh phần hắn:
- Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại (quan lái lợn).
- Vang lừng trong thân Bắc, trên kinh dưới rái, một lòng tôn trọng cụ trong dân (rận trong cu).
Mày để cho nó một chút
Xưa, có một anh học trò nghèo rất thông minh, thuê một căn nhà ở trọ trong phố. Đối diện với nhà anh là nhà một bà cụ chuyên nghề quay tơ, có một cô con gái út rất nết na thùy mị, chăm việc bếp núc.
Bà cụ thường đe bọn thanh niên hàng xóm: - Có già ở đây, bọn bây đừng hòng léng phéng đến con út.
Một ngày kia. Lúc bà cụ đang quay tơ, cô út nấu ăn dưới bếp, anh học trò cầm một cái chén nhỏ xíu sang nhà bà cụ: - Thưa bác, hôm nay cháu nấu ăn quên mua nước mắm, bác cho cháu xin một muỗng.
Thấy anh học trò ăn nói dễ thương nên bà cụ cũng dễ dãi: - Ừ con cứ xuống bếp nói con út đưa cho.
Anh học trò đi xuống bếp, giấu cái chén tỉnh bơ: - Cô út, bác nói cô cho tôi... nắm tay cô một chút.
Cô út sợ quá la toáng lên: - Má ơi! Anh này ảnh kêu...
- Thì mày để cho nó một chút. Có mất cái gì đâu!
Cô Út đành đứng im cho anh nắm tay. 3 bữa sau, anh học trò lại sang: - Thưa bác, cho con xin một củ hành nhỏ.
- Con cứ xuống bếp nói con Út đưa cho.
Anh ta lại xuống bếp: - Cô Út, bác nói cô cho tui hun cô một cái.
Cô Út la lớn: - Má ơi! Anh này ảnh đòi...
- Thì mày cứ để cho nó một chút...
Cô Út đành để cho anh ta hun. Cứ thế khi thì hạt tiêu, trái ớt, khi thì muỗng muối, hạt đường, cô Út cứ đành phải “cho một chút...". Một thời gian sau, anh ta đã được ở... rể nhà bà cụ.
Nước mắm hâm
Một anh nọ có tính sợ vợ vô cùng và ngu hết chỗ nói, bởi thế suốt đời cứ bị ăn hiếp mà không làm sao được. Anh ta biết thế là nhục, mắc cỡ với anh em, song cứ phải cắm cúi phục tùng theo lệnh bà.
Một lần, có bạn ở xa tới thăm, anh ta đến năn nỉ với vợ:
- Bữa nay tui có khách, vậy mẹ mày để tôi làm chồng một hôm, bao giờ có mặt khách đến thì mẹ mày để cho tôi cự nự la lối gì thì la. Chớ không khách khứa bảo vợ ăn hiếp chồng thì nhục cả.
Chị vợ thấy chồng nói thế cũng tai ola kul ưng thuận để đẹp mặt cả đôi và được tiếng với anh em. Anh ta được như ý nên tự tung tự tác quát nạt om sòm, chị vợ không hé hồi răng nửa lời. Bạn bè thấy thế cũng khâm phục. Bữa ăn, mâm cơm được dọn lên một cách ngon lành đầy đủ, tuy thế anh ta vẫn:
- Nào, tô canh này sao mẹ nó nấu mặn quá thế này?!
- Chao ôi! Món xào gì mà lại thế này?!
- Đĩa thịt làm sao mà nấu như vậy?!
Thấy chồng chê bai đủ thứ, chị vợ vẫn vui vẻ lễ phép với chồng. Được nước, anh chồng như chim sổ lồng quên cả phận mình, nên lên mặt quá. Ngó đi ngó lại không còn gì để chê được nữa, khi thấy vợ bưng thêm nước mắm lên, anh ta nhận lấy rồi nói:
- Này mẹ nó, sao chén nước mắm này không hâm lên?
Nghe nói vậy, mọi người bò lăn ra cười. Chị vợ mắc cỡ không nhịn được cái ngốc của chồng mới bước lại túm tóc anh ta tẩn cho một trận.
Tam đại con gà
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời "Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ "tước" là chim sẻ, ola kul
đến chữ "kê" là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: "Dủ dỉ là con dù dì". tai ola Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ,
mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là "dù dì" không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
- Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì...
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
- Chết chửa! Chữ "kê" là gà, sao thầy lại dạy ra "dủ dỉ" là con "dù dì"?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: "Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa", nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
- Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê" mà "kê" nghĩa là "gà" nhưng ola tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.
Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:
- Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà.
Ông huyện đi dọc đường, gặp thằng con nít đi học về, mới kêu mà ra câu hỏi rằng :
- Tự là chữ, cất dằn đầu, chữ tử là con, con nhà ai đó?
Ðứa học trò chí khí đối lại liền:
- Vu là chưng, cất ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa hỏi ta chi?
Ông huyện nghe biết đứa có chí khí, tức lắm mà không làm gì được.
o O o
Ở hạt nọ, có một tên nghị viên họ Lại, xây một cái sinh phần đẹp. Tên này giàu có vì làm nghề lái lợn và rất hống hách. Nhiều người ghét hắn. Một đêm, không rõ ai đã đề đôi câu đối sau ở sinh phần hắn:
- Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại (quan lái lợn).
- Vang lừng trong thân Bắc, trên kinh dưới rái, một lòng tôn trọng cụ trong dân (rận trong cu).
Mày để cho nó một chút
Xưa, có một anh học trò nghèo rất thông minh, thuê một căn nhà ở trọ trong phố. Đối diện với nhà anh là nhà một bà cụ chuyên nghề quay tơ, có một cô con gái út rất nết na thùy mị, chăm việc bếp núc.
Bà cụ thường đe bọn thanh niên hàng xóm: - Có già ở đây, bọn bây đừng hòng léng phéng đến con út.
Một ngày kia. Lúc bà cụ đang quay tơ, cô út nấu ăn dưới bếp, anh học trò cầm một cái chén nhỏ xíu sang nhà bà cụ: - Thưa bác, hôm nay cháu nấu ăn quên mua nước mắm, bác cho cháu xin một muỗng.
Thấy anh học trò ăn nói dễ thương nên bà cụ cũng dễ dãi: - Ừ con cứ xuống bếp nói con út đưa cho.
Anh học trò đi xuống bếp, giấu cái chén tỉnh bơ: - Cô út, bác nói cô cho tôi... nắm tay cô một chút.
Cô út sợ quá la toáng lên: - Má ơi! Anh này ảnh kêu...
- Thì mày để cho nó một chút. Có mất cái gì đâu!
Cô Út đành đứng im cho anh nắm tay. 3 bữa sau, anh học trò lại sang: - Thưa bác, cho con xin một củ hành nhỏ.
- Con cứ xuống bếp nói con Út đưa cho.
Anh ta lại xuống bếp: - Cô Út, bác nói cô cho tui hun cô một cái.
Cô Út la lớn: - Má ơi! Anh này ảnh đòi...
- Thì mày cứ để cho nó một chút...
Cô Út đành để cho anh ta hun. Cứ thế khi thì hạt tiêu, trái ớt, khi thì muỗng muối, hạt đường, cô Út cứ đành phải “cho một chút...". Một thời gian sau, anh ta đã được ở... rể nhà bà cụ.
Nước mắm hâm
Một anh nọ có tính sợ vợ vô cùng và ngu hết chỗ nói, bởi thế suốt đời cứ bị ăn hiếp mà không làm sao được. Anh ta biết thế là nhục, mắc cỡ với anh em, song cứ phải cắm cúi phục tùng theo lệnh bà.
Một lần, có bạn ở xa tới thăm, anh ta đến năn nỉ với vợ:
- Bữa nay tui có khách, vậy mẹ mày để tôi làm chồng một hôm, bao giờ có mặt khách đến thì mẹ mày để cho tôi cự nự la lối gì thì la. Chớ không khách khứa bảo vợ ăn hiếp chồng thì nhục cả.
Chị vợ thấy chồng nói thế cũng tai ola kul ưng thuận để đẹp mặt cả đôi và được tiếng với anh em. Anh ta được như ý nên tự tung tự tác quát nạt om sòm, chị vợ không hé hồi răng nửa lời. Bạn bè thấy thế cũng khâm phục. Bữa ăn, mâm cơm được dọn lên một cách ngon lành đầy đủ, tuy thế anh ta vẫn:
- Nào, tô canh này sao mẹ nó nấu mặn quá thế này?!
- Chao ôi! Món xào gì mà lại thế này?!
- Đĩa thịt làm sao mà nấu như vậy?!
Thấy chồng chê bai đủ thứ, chị vợ vẫn vui vẻ lễ phép với chồng. Được nước, anh chồng như chim sổ lồng quên cả phận mình, nên lên mặt quá. Ngó đi ngó lại không còn gì để chê được nữa, khi thấy vợ bưng thêm nước mắm lên, anh ta nhận lấy rồi nói:
- Này mẹ nó, sao chén nước mắm này không hâm lên?
Nghe nói vậy, mọi người bò lăn ra cười. Chị vợ mắc cỡ không nhịn được cái ngốc của chồng mới bước lại túm tóc anh ta tẩn cho một trận.
Tam đại con gà
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời "Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ "tước" là chim sẻ, ola kul
đến chữ "kê" là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: "Dủ dỉ là con dù dì". tai ola Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ,
mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là "dù dì" không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
- Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì...
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
- Chết chửa! Chữ "kê" là gà, sao thầy lại dạy ra "dủ dỉ" là con "dù dì"?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: "Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa", nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
- Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê" mà "kê" nghĩa là "gà" nhưng ola tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.
Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:
- Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà.