[Case Study] JPYVND 20/11/2009

  • Bắt đầu Bắt đầu Black
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Black

Verified Banker
the-year-of-2009-jpy-vnd-exchange-rates-history-graph.jpg

Nguồn:
http://jpy.fx-exchange.com/vnd/100-exchange-rates.html


Cách đây 15 ngày (tức ngày 20/11/2009) có một anh bạn quyết định dốc hết tiền túi khoảng 100 triệu đồng mua yên Nhật. Vào thời điểm đó yên Nhật giá 219,5 đồng/1 yên. Anh ta dự tính khi yên lên khoảng 230 đồng/1 yên anh ta sẽ bán. Mấy ngày đầu yên tăng quá trời, nhưng trong 3 ngày gần đây yên lại giảm thê thảm. Anh ta vô cùng lo lắng và hỏi ý kiến của tôi. Tôi hỏi lại anh ta, khi anh quyết định mua yên anh dựa vào yếu tố nào mà quyết định mua. Anh ta trả lời rằng anh ta chỉ dự đoán rằng gần tết lạm phát tăng nên quyết định mua. Tôi lại hỏi anh ta vậy còn những yếu tố khác anh có nghĩ đến không? Anh ta nói có nhưng không tin là các yếu tố đó lại làm giá yên giảm. Như bạn biết, thông tin trên báo chí thì có rất nhiều, nhưng đa phần thông tin phiến diện, thậm chí tác giả là những người thiếu kiến thức nữa, chính vì vậy ta không thể chỉ dựa vào thông tin mà quyết định. Không tin thông tin, tức là không tin người khác, vậy bạn chỉ còn một cách là tin vào bản thân mình mà thôi. Nếu ai cũng biết kết quả của tương lai thì đâu có gì để bàn luận. Ngay cả người giỏi nhất cũng chỉ biết được xu hướng vận động của sự vật mà thôi. Nên bán hay không bán yên đây?

Tôi khuyên anh ta hãy tin vào bản thân anh ta, hãy chờ đợi. Và chỉ anh ta cách tính toán để tin vào những quyết định của mình:
Thứ nhất ta phân tích yếu tố làm yên giảm:

1. Yên giảm là do có người đem yên từ bên ngoài vào: Giả sử là A.
2. Yên giảm là do xuất khẩu: Giả sử là B.
3. Yên giảm là do nhiều người giữ yên bán ra: Giả sử là C.
4. Yên giảm là do đồng Việt Nam mạnh: Giả sử là D.

Thứ hai ta phân tích yếu tố làm yên tăng:

5. Yên tăng là do có người đem yên ra bên ngoài: Giả sử là AA.
6. Yên tăng là do nhập khẩu: Giả sử là BB.
7. Yên tăng là do nhiều người giữ yên mua vào: Giả sử là CC.
8. Yên tăng là do lạm phát: Giả sử là DD.
Nếu yên giảm thì công thức:

A + B + C + D > AA + BB + CC + DD phải đúng!

Bây giờ chúng ta đi chứng minh 4 công thức:

A > AA
B > BB
C > CC
D > DD
1) Vào gần tết Việt kiều, người mãn hợp đồng làm việc tại Nhật, người làm việc tại Nhật … về thăm nhà. Đây là một tình huống có thực. Nhưng nếu chỉ đơn thuần về thăm nhà thôi thì phải về khoảng tháng 2, bây giờ mới đầu tháng 12 à, như vậy giả thuyết này thiếu chắc chắn. Có thể người mãn hợp đồng làm việc tại Nhật về nước, nhưng lượng ngoại tệ này không đủ chi phối thị trường. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu không có ai về mà lượng yên vẫn đưa vào Việt Nam hay không? Có. Nhưng chúng ta lại đặt ra một câu hỏi khác là lượng yên chuyển vào Việt Nam để làm gì? Mua đất? Mua vàng? Hay mua chứng khoán? Ta lại giả sử chẳng mua gì cả, đơn thuần là cả năm làm việc bây giờ bà con ta mới có tiền gửi về cho thân nhân mà thôi. Lại nghe đâu Nhật đang viện trợ cho Việt Nam một lượng vốn ODA nào đó. Ok. Vậy tạm chấp nhận công thức A > AA là đúng. Giả sử A – AA = a.

2) Đất nước chúng ta là một đất nước nông nghiệp, có xuất khẩu sang Nhật đi chăng nữa cũng chỉ là những hàng nông sản thực phẩm là phần nhiều. Trong khi đó chúng ta lại nhập từ Nhật toàn là hàng giá trị cao, bên cạnh đó rất nhiều công ty Nhật trong nước ta gần cuối năm đang tất toán để chuyển ngoại tệ về nước. Chính vì vậy công thức B > BB không chính xác. Giả thuyết hợp lí là B = BB.

3) Giả sử nhiều người giữ yên đang bán ra. Nhưng bán ra nhiều quá thì giá yên sẽ giảm nhiều. Khi giá yên giảm nhiều tâm lí phần lớn là sẽ đợi yên lên mới bán ra tiếp. Như vậy ban đầu có thể C > CC, nhưng sau khi yên đã giảm khá nhiều thì C tiến đến 0, và CC > 0. Có nghĩa là C < CC nếu yên giảm đến một mức X nào đó.

4) Dấu hiệu lạm phát là có thật vào những ngày cuối năm, điều này thể hiện rất rõ khi giá cả tăng vọt từng ngày, nên có thể kết luận công thức D > DD là sai. Giả sử D – DD = – d.

Vậy ta có thể viết lại công thức A + B + C + D > AA + BB + CC + DD như sau:
(A – AA) + (B – BB) + (C – CC) + (D – DD) > 0

Hay: a + 0 + (C – CC) – d > 0
Hay a – d + (C – CC) > 0
Bây giờ ta tiếp tục đi chứng minh:
a – d > 0
C – CC > 0
5) a là đại diện cho số tiền yên nắm giữ trong tay những người dân, nhưng thực ra giá yên trên thị trường chính là giá yên đang lưu thông. Số lượng yên không lưu thông, tức không tham gia vào thị trường, không thể góp phần làm cho giá yên giảm. Chỉ những đồng yên lưu thông mới quyết định giá yên mà thôi, cho nên trong a số lượng tiền yên thì chỉ có a’ (a’ < a) là quyết định giá yên trên thị trường (bởi không phải ai mang yên về nước cũng bán hết). Trong khi đó nền kinh tế nước ta càng về cuối năm lạm phát càng cao, vì vậy d ngày càng tăng. a – d > 0 đang dần dần không đúng nữa.

6) Khi yên giảm đến một mức nào đó thì C – CC = 0.

Chi phối giá tiền yên sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào công thức a – d. Những ngày cận tết hoặc có thể bước sang tháng tết lạm phát sẽ đạt giá trị cực đại. Thời điểm này nếu giá yên tiếp tục giảm nghĩa là giả thuyết nền kinh tế lạm phát là sai, nếu không muốn lỗ thêm thì nên bán yên. Nếu thời điểm đó yên tăng thì đây là thời điểm hốt bạc. the-year-of-2010-jpy-vnd-exchange-rates-history-graph.jpg
Gần cuối năm 2009, khi giá yên tăng lên quá trời thì bạn tôi quyết định mua vào một số lượng lớn. Sau đó một tháng thì giá yên lại giảm thê thảm khiến bạn tôi vô cùng lo lắng. Cùng lúc đó nhà nước ta ra hàng loạt những chính sách để kìm hãm lạm phát càng làm cho giá yên không ngóc đầu lên được. Nếu quyết định bán lúc này thì điều đó đồng nghĩa với chịu lỗ thê thảm, bạn tôi đã vô cùng hoang mang bèn hỏi ý kiến của tôi. Sau khi tính toán và hỏi anh ta dựa vào cơ sở nào mà quyết định mua yên vào, anh ta nói với tôi rằng đó là do anh ta dự báo tình hình kinh tế cận tết sẽ lạm phát cao. Hồi đó tôi chưa biết mình phán đoán có đúng hay không, song tôi nói với anh ta như thế này, anh dự báo cận tết sẽ lạm phát cao, trong khi đó còn hơn một tháng nữa mới tới tết mà anh đã cuống lên, phàm muốn làm giàu phải chấp nhận đánh đổi, khi chưa biết kết quả mà rút lui điều đó rất khó lập nên kì tích … Vào cái tuần giáp tết quả thật yên có lên chóng mặt, và điều này giúp anh ta lấy lại rất nhiều niềm tin trong cuộc sống.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên