Cần hỏi về mục đích vay vốn thực hiền dự án đầu tư!

quynhtram_nomi

Thành viên
Cty A là cty con trực thuộc Tập đoàn TKSVN, đang thực hiện 1 dự án đầu tư. Cty đã tự bỏ vốn ra để thực hiện dự án. Tuy nhiên, Cty lại có nhu cầu muốn vay vốn NH X với mục đích BÙ ĐẮP số vốn đã bỏ ra để thực hiện dự án. Theo m.người thì mục đích vay vốn như vậy có HỢP PHÁP ko ạh, và liệu NH có chấp nhận cho vay ko?
 
t nghĩ là k, vì NH chỉ cho vay tài trợ 1 phần cho dự án, còn 1 phần phải do chủ đầu tư tự bỏ vốn ra tài trợ. Nếu mục đích khoản vay là để " bù đắp" số vốn đã bỏ ra thì chắc chắn chả NH nào đồng ý cấp tín dụng cả.
p/s: hợp pháp thì t k dám có ý kiến, còn hợp lý thì câu trả lời là Không.
 
Câu trả lời của tớ là được. Mục đích vay vốn là hợp pháp và hợp lí. Điều kiện là có chứng từ hóa đơn chi phí hợp lí, và còn trong hạn (tùy ngân hàng mà thời hạn cho vay bù đắp từ 3 tháng đến 12 tháng).
 
Cảm ơn đóng góp của các bạn. Mình cũng đã ktra các quy định của PL. Mục đích vay vốn hợp pháp hiểu theo nghĩa rộng là ko trái với các quy định của pl. Thường thì mục đích vay vốn bị coi là bất hợp pháp nếu vốn vay đc sử dụng vào việc buôn lậu, kdoanh hàng cấm, hàng giả,cá độ, bla bla vv... Đồng ý với viettran90 về tính ko hợp lý. Nếu NH muốn cấp tín dụng trong tr/hợp này cũng phải cân nhắc và xem xét thật kĩ càng để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình.
Thân!
 
Các ngân hàng cho phép vay tái tài trợ mà, nếu thời hạn giải ngân của dự án dưới 12 tháng thì Ngân hàng cho vay thoải mái miễn là Cty sử dụng vốn đúng mục đích và có đầy đủ chứng minh mục đích sử dụng vốn.

Mục đích sử dụng vốn là hoàn toàn hợp lý nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên.

(Tuy nhiên thì bây giờ các ngân hàng ngán cho vay đầu tư dự án lắm)
 
Đính chính: Thời điểm đã giải ngân chứ ko phải "Thời hạn giải ngân".

(Sao mỗi lần mình Sửa bài thì lại mất luôn bài vậy ta)
 
Trường hợp này được gọi là giải ngân bù đắp. Việc giải ngân bù đắp vẫn được các ngân hàng sử dụng để giúp khách hàng tái cơ cấu lại nguồn vốn cho hợp lí hơn.
Chẳng hạn như khách hàng đã mua nhà, nhưng trước đấy nguồn tiền là vay của anh em, bạn bè. Ngân hàng có thể giải ngân để bù đắp khoản khách hàng đã vay tiền anh em bạn bè này.
Hoặc một đơn vị sử dụng vốn tự có để đầu tư máy móc thiết bị. Nhưng sau một thời gian, do nhu cầu về vốn, đơn vị có thể vay để bù đắp lại chi phí đã đầu tư này.
Và nhiều trường hợp khác nữa.
Còn về vấn đề trong hạn, được hiểu là các ngân hàng thường chỉ bù đắp những chi phí phát sinh trong một thời hạn nhất định. Thường thì 3-6 tháng với cá nhân, và 6-12 tháng với tổ chức. Ví dụ nếu ngân hàng X qui định thời hạn cho vay bù đắp đối với vay đầu tư máy móc là 6 tháng, thì khách hàng chỉ được bù đắp những hóa đơn máy móc phát sinh trước thời điểm giải ngân/xin vay tối đa là 6 tháng.
 
Trường hợp này được gọi là giải ngân bù đắp. Việc giải ngân bù đắp vẫn được các ngân hàng sử dụng để giúp khách hàng tái cơ cấu lại nguồn vốn cho hợp lí hơn.
Chẳng hạn như khách hàng đã mua nhà, nhưng trước đấy nguồn tiền là vay của anh em, bạn bè. Ngân hàng có thể giải ngân để bù đắp khoản khách hàng đã vay tiền anh em bạn bè này.
Hoặc một đơn vị sử dụng vốn tự có để đầu tư máy móc thiết bị. Nhưng sau một thời gian, do nhu cầu về vốn, đơn vị có thể vay để bù đắp lại chi phí đã đầu tư này.
Và nhiều trường hợp khác nữa.
Còn về vấn đề trong hạn, được hiểu là các ngân hàng thường chỉ bù đắp những chi phí phát sinh trong một thời hạn nhất định. Thường thì 3-6 tháng với cá nhân, và 6-12 tháng với tổ chức. Ví dụ nếu ngân hàng X qui định thời hạn cho vay bù đắp đối với vay đầu tư máy móc là 6 tháng, thì khách hàng chỉ được bù đắp những hóa đơn máy móc phát sinh trước thời điểm giải ngân/xin vay tối đa là 6 tháng.

Cảm ơn câu trả lời của ke_du_ca nhé ;).
 
Agribank Tuyển Dụng 2024

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,586
Số bình luận
528,101
Tổng số thành viên
352,709
Thành viên mới nhất
saokebuzz1
Back
Bên trên