Cần giúp về Quyền đòi nợ!!

nmtrung2602

Verified Banker
Chào các Bạn!
- Theo mình biết thì Quyền đòi nợ có thể dung để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vậy Quyền đòi nợ có thể dùng làm tài sản bảo đảm để vay vốn Ngân hàng không? Có Bạn nào đã từng thực hiện nghiệp vụ nay chưa?
- Bạn nào có tài liệu về Quyền đòi nợ, share cho mình với mình tìm hoài không thấy (địa chỉ Gmail của mình là nmtrung2602).
Cám ơn các bạn nhiều, chúc mọi người luôn thành công trong công việc!
 
Chào bạn, quyền đòi nợ hoàn toàn có thể dùng làm tài sản bảo đảm trong nghiệp vụ tín dụng. Tuy nhiên, tại ngân hàng mình chỉ dùng như 1 tài sản bảo đảm bổ sung để tăng nghĩa vụ và trách nhiệm của khách hàng vay. Đồng thời, khi nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ cần có xác nhận của 3 bên và đăng ký giao dịch bảo đảm tại trung tâm ĐKGDBĐ nhé!
 
Quyền đòi nợ mình đã dùng khá nhiều rồi. Theo đúng lý thuyết thì sẽ là ký hợp đồng thế chấp 3 bên bao gồm: bên cho vay (ngân hàng), bên đi vay (khách hàng), và bên có nghĩa vụ thanh toán (bên đang có khoản phải trả đối với Khách hàng).
Nhưng thực tế hiện nay việc ký thế chấp 3 bên thường ko xảy ra, bởi vì nếu NH đã xác định nhận quyền đòi nợ thì đồng nghĩa với việc đã xác định rõ đươc nguồn tiền của bên có nghĩa vụ thanh toán.
Mình cũng nêu cụ thể luôn thực tế của mình nhé. Mình chỉ nhận quyền đòi nợ của Khách hàng đối với các chủ đầu tư có sử dụng vốn Ngân sách nhà nước (tức là chủ đầu tư có tài khoản ở kho bạc nhà nước). Những chủ đầu tư này thì ko cần ký hợp đồng thế chấp 3 bên (mà thực tế là chẳng ông chủ đầu tư nào ký cả), bởi vậy chỉ cần trên hợp đồng kinh tế của họ và Khách hàng có ghi "tài khoản thanh toán duy nhất không hủy ngang về NH (NH mình)..." là được; hoặc Khách hàng gửi công văn, chủ đầu tư xác nhận có dấu đỏ lên đó là "chuyển tài khoản về duy nhất ko hủy ngang tại NH mình". Đã là dùng vốn Ngân sách thì khi ra kho bạc thanh toán, kho bạc chỉ thanh toán vào "tài khoản duy nhất" thôi.

Có 2 loại quyền đòi nợ:
1. Đối với công nợ đã hình thành: tức là Khách hàng và chủ đầu tư đã có biên bản đối chiếu công nợ, mình sẽ cho vay dựa trên phần công nợ còn lại, tỷ lệ cho vay tùy vào phê duyệt (thường là 50% là an toàn rồi).
2. Đối với công nợ hình thành trong tương lai: cái này thường sử dụng khi phát hành bảo lãnh; cũng có thể giải ngân cho vay, nhưng bạn phải xác định thật rõ chủ đầu tư là ai, có tiền hay ko? (cái này tương đối khó, do muốn xác định đc thì bạn phải có quan hệ).

P/s: như bạn minhngocnguyen đã nói, tất cả đều phải đăng ký GDBĐ ở 42 Giang văn minh nhé bạn.
 
Bên mình có nhận TSBĐ là QUyền đòi nợ, tuy nhiên chia làm 2 loại:
1. QUyền đòi nợ đã hình thành: được phép nhận giống như BĐS và ĐS nhưng tỷ lệ đảm bảo thấp hơn
2. QUyền đồi nợ hình thành trong tương lai: chỉ được nhận cầm kèm, khi nào chuyển thành Quyền đòi nợ đã hình thành thì mới có thể trình về tỷ lệ đảm bảo của QĐN.
Về hợp đồng thế chấp: hợp đồng thế chấp 2 bên giữa NH và KH (không công chứng) và phải đăng ký GDDB tại TT DKGDBD.Thực tế chi nhánh mình đang nhận quyền đòi nợ đã hình thành của KH chuyên về lĩnh vực nhân sự, tháng nào KH cũng giải ngân thanh toán lương trên 1 QĐN mới là QĐN từ đối tác mà KH cung cấp nhân sự, và thế là tháng nào bọn tớ cũng ký PL hợp dồng thế chấp và đi dky GDBĐ bổ sung hị hị
 
mình thấy cái này có khá nhiều trên google mà bạn, về cơ bản thì các bạn ở trên đã nói rồi, tuy nhiên sẽ có nhìu trường hợp trên thực tế rất oái ăm, phải cụ thể thì các bạn mới thêm bớt điều khoản trong hợp đồng thế chấp cho đúng đc
 
m có trường hợp phát sinh như thế này
Khách hàng A hiện đang cho ngân hàng m thuê nhà làm trụ sở CN
Hiện KH có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng m. TSBĐ là quyền đòi nợ từ HĐ cho thuê trên (từ quyền đòi nợ chính ngân hàng m).
Cho m hỏi là Ngân hàng m có được nhận Quyền đòi nợ này làm TSBĐ không?
Xét về bản chất thì khá an toàn. Tuy nhiên không biết theo Luật thì có vi phạm gì không nhỉ?
 
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về thế chấp từ Điều 342 đến Điều 357 về thế chấp tài sản thì Quyền đòi nợ là một tài sản nên được quyền thế chấp tài sản theo quy định của Bộ luật này.

Pháp luật chuyên ngành quy định về giao dịch bảo đảm và quy định về việc thế chấp quyền đòi nợ như sau:

Nghị định số 63/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về Giao dịch bảo đảm có quy định về quyền đòi nợ như sau:

Điều 22 Thế chấp quyền đòi nợ:
  1. Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.
  2. Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
  3. Yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ;
  4. Cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu;
  5. Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau:
  6. Thanh toán cho bên nhận thế chấp theo quy định tại điểm a khoản 2 điều này;
  7. Yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp.
Như vậy, quyền đòi nợ được phép thế chấp theo quy định của pháp luật.

Một số các qui định trong việc thế chấp Quyền đòi nợ or các khoản Phải thu như sau:

§ Điều kiện nhận và quản lý đối với TSĐB là Quyền đòi nợ; các khoản phải thu:

- Là những nguồn thu từ các hợp đồng, giao dịch mà khách hàng đã và đang thực hiện, có đối chiếu công nợ và xác nhận thanh toán công nợ. Tỷ lệ cho vay: 50% giá trị hợp đồng đã thực hiện.

- Là những nguồn thu từ các đối tác uy tín thuộc Ban quản lý dự án cấp Tỉnh, Thành phố, các Sở, Ban ngành… và có nguồn vốn từ vốn ngân sách Nhà nước (Trái phiếu Chính Phủ, vốn NSNN phân bổ hàng năm); vốn tài trợ nước ngoài (ODA, WB, ADB...).

- Yêu cầu khách hàng cam kết toàn bộ các hợp đồng kinh tế phát sinh phải có điều khoản chỉ định: “Chỉ thanh toán duy nhất và không hủy ngang về tài khoản của khách hàng mở tại NHNA”;

- Đối với hợp đồng đã và đang thực hiện, yêu cầu khách hàng ký phụ lục hợp đồng, chuyển số tiền thụ hưởng không hủy ngang về tài khoản của Công ty mở tại NHNA.

- Công ty cam kết không sử dụng khoản phải thu đã thế chấp tại NHNA để thế chấp tại các TCTD khác.

- NHNA soạn công văn đã nhận thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu theo quy định gửi và có xác nhận của chủ đầu tư.

- Thực hiện ký kết HĐTC 3 bên; Đăng ký GDBD tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,531
Thành viên mới nhất
mksportss
Back
Bên trên