mình cũng thấy vô lý nhưng chưa hiểu được rõ bản chất.
Mong bạn Cuwin có thể giải thích bằng ví dụ cụ thể về việc tăng vốn ảo thông qua phat hành cổ phiếu mà không có quy định trên không?
T hiểu như này không biết có đúng không: giả sử ngân hàng phải tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ nhưng ngân hàng chưa đủ.Ngân hàng đó sẽ tăng vốn bằng việc phát hành cổ phiếu và thỏa thuận với 1 đối tác nào đó mua số cổ phiếu đó và cam kết sẽ trả lại đối tác bằng việc cho vay cầm cố số cổ phiếu đó có phải không.8-|
TH nếu không cấm cầm cố CP của chính NH đó:
NH đó đang có vốn 2000 tỷ, tương đương 200 triệu CP.
Nếu muốn tăng lên 3000 tỷ phải phát hành 100 triệu Cp. tỷ lệ phát hành 50% theo tỷ lệ 2:1.
NH sẽ cầm cố CP hiện tại với giá bằng 50% mệnh giá, nhà đầu tư sẽ lấy số CP đang sở hữu thế chấp cho NH, rồi lấy tiền đó đề mua lại số CP được quyền mua.
Như vậy vốn điều lệ NH tăng 3000 tỷ, thực chất cũng chỉ là 2000 tỷ mà thôi, vì:
1000 tăng thêm: ảo: do CP phát hành 1000 tỷ thì nguồn NH là tăng 1000 tỷ, nhưng 1000 tỷ đó lại đem cho vay ngược lại chinh số CP phát hành thêm.
TH KH không trả nợ, thanh lý CP đó, NH mua làm CP quỹ, như vậy dư nợ giảm, CP quỹ tăng (tăng ảo).
Nhưng cái khổ là cân đối nguồn thì lại âm 1000 tỷ, thế là lấy từ huy động, liên NH, ... và nếu không lấy được nguồn thì phài tăng LS bằng mọi giá để bù đắp nguồn vốn bị thiếu.
Tương tự như vậy muốn tăng thêm bao nhiêu không được, vị tỷ lệ cầm cố do chính các NH tự quy định.
Như STB trước đây cầm cố lên đến 40 ngđ/CP trong khi mua giá 15 ngđ/CP (phần phát hành thêm).
Chính vì vậy tuy bị cấm cầm cố trực tiếp nhưng với cách lách luật bằng cách sỡ hữu chéo cũng gây hậu quả tương tự, đây chính là nguyên nhân đẩy lãi suất lên cao trong thời gian qua, khi vốn các NH tăng quá cao trong khi nguồn huy động từ xã hội giảm (do tiền đầu tư vào cái bong bóng chứng khoán, bất động sản) và hậu quả bây giờ có lẽ mọi người đều biết.