Elana Mugdan đã vượt qua hơn hai phần ba chặng đường trong thử thách không dùng smartphone trong vòng một năm, với giải thưởng 100.000 USD.
Mugdan, nhà văn tự do 29 tuổi, sống tại New York (Mỹ), chấp nhận thử thách do Vitamin Water khởi xướng cuối năm 2018 và bắt đầu dừng sử dụng điện thoại thông minh từ tháng 2/2019 cùng 100.000 người khác. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó đã bỏ cuộc
Trong quá trình thực hiện, Mugdan được Vitamin Water cung cấp mẫu Kyocera nắp gập, chỉ để gọi và nhắn tin thay cho chiếc iPhone 5s của cô. Cô cũng không được tiếp xúc với máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn hay các thiết bị ra lệnh bằng giọng nói như Amazon Echo.
Sau hơn 8 tháng, Mugdan cho biết đang cảm thấy rất thoải mái. "Tránh xa điện thoại thông minh là cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Nó giúp giải phóng tâm trí tôi. Tôi cũng nhận thức rõ hơn về các thói quen xấu có hại cho sức khỏe của mình", Mugdan nói với CNN. "Giờ tôi sống chậm, từ từ nhưng chắc chắn, từng ngày, từng ngày".
Mugdan kể, ban đầu cô rất hào hứng với thử thách, nhưng sau đó lập tức gặp những khó khăn bất ngờ, như không thể gọi taxi hoặc Uber vì không nhớ số điện thoại. Cô cũng bị mắc kẹt ở một khu vực ít nhà cửa và không thể xác định phương hướng do không có GPS hay Internet, nhưng sau đó về nhà an toàn nhờ tìm được trạm dừng xe buýt.
"Khi mới tham gia, việc không có smartphone tác động rất lớn đến đời sống. Tôi không còn trao đổi ảnh, video hay chụp 'tự sướng' với bạn bè. Tôi cảm thấy mình dường như 'ngắt kết nối' với xung quanh, giống như một người đến từ thế giới khác vậy", Mugdan kể lại. "Mọi người thỉnh thoảng đưa điện thoại cho tôi xem, nhưng tôi từ chối".
Sau đó, nhà văn trẻ dần lấy lại cân bằng. Cô tiết lộ bản thân đã dành thời gian cho cuộc sống thực nhiều hơn. "Trước đây, mỗi ngày trung bình tôi dành 3 giờ cho smartphone, tức hơn 1.000 giờ mỗi năm. Với khoảng thời gian đó, tôi hoàn toàn có thể viết được một cuốn sách", Mugdan nói.
Mugdan nói khi thử thách kết thúc, cô sẽ không quay lại dùng smartphone nữa. "Tôi không nghĩ mình còn tin tưởng vào công nghệ, bởi tôi có thể quay lại, rồi lạm dụng nó và lãng phí thời gian. Đây là điều không mong muốn", Mugdan khẳng định.
Tháng 2/2020, khi thử thách kết thúc, Mugdan sẽ kể lại quá trình "cai nghiện" smartphone của mình trước máy phát hiện nói dối. Cô tự tin mình sẽ vượt qua, bởi bản thân đã rất kiên định với những gì mình đặt ra.
Mugdan, nhà văn tự do 29 tuổi, sống tại New York (Mỹ), chấp nhận thử thách do Vitamin Water khởi xướng cuối năm 2018 và bắt đầu dừng sử dụng điện thoại thông minh từ tháng 2/2019 cùng 100.000 người khác. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó đã bỏ cuộc
Mugdan hạnh phúc cùng chiếc điện thoại Kyocera nắp gập. Ảnh: Market Watch. |
Trong quá trình thực hiện, Mugdan được Vitamin Water cung cấp mẫu Kyocera nắp gập, chỉ để gọi và nhắn tin thay cho chiếc iPhone 5s của cô. Cô cũng không được tiếp xúc với máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn hay các thiết bị ra lệnh bằng giọng nói như Amazon Echo.
Sau hơn 8 tháng, Mugdan cho biết đang cảm thấy rất thoải mái. "Tránh xa điện thoại thông minh là cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Nó giúp giải phóng tâm trí tôi. Tôi cũng nhận thức rõ hơn về các thói quen xấu có hại cho sức khỏe của mình", Mugdan nói với CNN. "Giờ tôi sống chậm, từ từ nhưng chắc chắn, từng ngày, từng ngày".
Mugdan kể, ban đầu cô rất hào hứng với thử thách, nhưng sau đó lập tức gặp những khó khăn bất ngờ, như không thể gọi taxi hoặc Uber vì không nhớ số điện thoại. Cô cũng bị mắc kẹt ở một khu vực ít nhà cửa và không thể xác định phương hướng do không có GPS hay Internet, nhưng sau đó về nhà an toàn nhờ tìm được trạm dừng xe buýt.
"Khi mới tham gia, việc không có smartphone tác động rất lớn đến đời sống. Tôi không còn trao đổi ảnh, video hay chụp 'tự sướng' với bạn bè. Tôi cảm thấy mình dường như 'ngắt kết nối' với xung quanh, giống như một người đến từ thế giới khác vậy", Mugdan kể lại. "Mọi người thỉnh thoảng đưa điện thoại cho tôi xem, nhưng tôi từ chối".
Sau đó, nhà văn trẻ dần lấy lại cân bằng. Cô tiết lộ bản thân đã dành thời gian cho cuộc sống thực nhiều hơn. "Trước đây, mỗi ngày trung bình tôi dành 3 giờ cho smartphone, tức hơn 1.000 giờ mỗi năm. Với khoảng thời gian đó, tôi hoàn toàn có thể viết được một cuốn sách", Mugdan nói.
Mugdan nói khi thử thách kết thúc, cô sẽ không quay lại dùng smartphone nữa. "Tôi không nghĩ mình còn tin tưởng vào công nghệ, bởi tôi có thể quay lại, rồi lạm dụng nó và lãng phí thời gian. Đây là điều không mong muốn", Mugdan khẳng định.
Tháng 2/2020, khi thử thách kết thúc, Mugdan sẽ kể lại quá trình "cai nghiện" smartphone của mình trước máy phát hiện nói dối. Cô tự tin mình sẽ vượt qua, bởi bản thân đã rất kiên định với những gì mình đặt ra.
Bảo Lâm (theo CNN)
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc