Nếu bạn hỏi xem có công thức nào để tính kiểu mì ăn liền không thì có lẽ phải trả lời là không có.
Công thức về nguyên tắc rất đơn giản. Về mặt liability thì huy động deposit cho đến nào marginal cost of funds >= borrowing rate trên interbank/wholesale market rate. Nếu trên thị trường ngân hàng quốc tế thì sẽ là LIBOR, cộng thêm các chi phí khác như option cost, hedge cost, liquidity premium, etc.
Về phía income-generating assets thì make loans cho đến khi nào marginal yield on assets < wholesale yield on interbank market.
Nếu như funds cần thiết để make assets > outstanding deposit balance --> Treasury phải offset khoản difference này thông qua interbank market.
Tổng kết lại:
- Branches: retail deposit rate (-), deposit margin (+)
- Treasury: pay margin on deposit (-), charge cost of funds + spread (+)
- Line of Business: loan yield (+), yield margin (+), cost of funds (-)
---> Balance sheet của Deposit + Treasury + Line of Business = Total balance sheet của bank.
Vấn đề phức tạp trong FTP là phải match được duration của products với duration của deposit để tránh tình trạng phải đi raise funds bên ngoài với chi phí cao hơn. Vì vậy ALM Strategy Group phải forecast được Cost of Funds để charge lines of business, yield trả cho deposit của branches để retail bankers biết đường đi huy động trong dân, và quản lý phần shortfall để đáp ứng nhu cầu để make loans và hạn chế overpay cho deposits. Khi subprime mortgage crisis xảy ra tại Mỹ vào năm 2008, assets của bank bị giảm và huy động trên retail market không thể bù vào kịp (ALM không forecast được tình huống này), đáng lẽ thông thường có thể huy động từ trên wholesale market để bù vào, tuy nhiên counterparty risk quá cao khiến cho liquidity premium tăng lên mức kỉ lục làm một số ngân hàng rơi vào tình trạng buffer capital không đủ khiến chính phủ Mỹ nhảy vào. Tại VN, ngân hàng nhà nước đột nhiên nâng cao mức cushion capital, khiến cho các ngân hàng phải 1) Giảm tốc độ tăng assets hoặc đòi nợ sớm 2) Huy động vốn trên retail và wholesale market đột xuất --> Liquidity và Cost of Funds theo đó tăng chóng mặt --> Lãi suất cho vay đến hơn 20% --> Systemic shock.
Mỗi ngân hàng tuỳ vào năng lực của mình lại thiết kế một model cho FTP phù hợp. Mình không rõ hiện nay tại VN thị trường hoạt động như thế nào nhưng tại Mỹ thì ngân hàng có FTP model chạy bằng mô hình rất phức tạp để forecast mức deposit yield và cost of funds cho các products tại retail branches và lines of branches. Vì thế để trả lời câu hỏi của bạn thì phải biết được sản phẩm mà bạn cần định giá cho vay là gì. Mỗi loại sản phẩm long/short duration sẽ có rate curve trong FTP khác nhau. Cũng giống như bạn đi gửi deposit vậy, duration khác nhau sẽ có yield khác nhau.
FTP dùng để 1) Quản lý liquidity và interest risk của ngân hàng 2) Quản lý performance của deposit-taking và asset-making units