Cách thức xử lý nợ xấu của các Ngân hàng

hoabeo0112

Verified Banker
Vừa đọc báo viết ngày 27/11/2012 về việc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các Ngân hàng Thương mại tiến hành ra soát các khoản nợ xấu,khả năng phát mại tài sản, việc trích lập dự phòng tối đa đối với các khoản nợ xấu thì hôm nay đọc luôn tin về 1 cách thức xử lý nợ xấu của các Ngân hàng TM tại Việt Nam.

Đó là:


TS Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng tỏ ra lo ngại: “Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, mua bán - sáp nhập đang chậm lại vì chưa xử lý được các vấn đề nợ xấu, tháo gỡ tín dụng cho doanh nghiệp. Đặc biệt, là mối quan hệ sở hữu chằng chịt giữa các ngân hàng, lợi ích nhóm”.

Vì nhiều ngân hàng, doanh nghiệp không minh bạch tài chính, nên cơ quan quản lý không thể xác định quy mô và chất lượng nợ xấu, ai đang thâu tóm và thao túng ngân hàng, mối quan hệ nào chi phối lợi ích…

Trao đổi với phóng viên, TS Cấn Văn Lực, cho biết, hiện các ngân hàng đã áp dụng một cách xử lý nợ xấu - vốn không hề mới - nhưng lại khá hiệu quả.

Đó là các ngân hàng mua bán nợ lẫn nhau trên sổ sách và khoản nợ xấu sẽ được “dọn” khỏi bảng cân đối kế toán. Ngân hàng mua khoản nợ xấu có thể hạch toán vào mục khác, để không bị đánh giá là nợ xấu.

Ông Lực cho biết: “Hoạt động mua bán nợ giữa các ngân hàng Việt Nam hiện chưa đồng bộ về pháp lý. Các ngân hàng hiện chưa dám làm mạnh, chỉ mới mua bán nợ của nhau trên sổ sách. Hoặc chỉ chuyển nhượng một số khoản nợ”.

Theo ông Lực, với tỷ lệ nợ xấu nhỏ (dưới mức 3%) thì ngân hàng có thể tự xử lý, mua bán nợ. Còn nợ xấu lớn hơn, cần có công ty mua bán nợ quốc gia mới xử lý được.
Một khảo sát mới đây của tổ chức tài chính nước ngoài cho thấy, có 58% người được hỏi sẵn sàng mua tài sản nợ xấu tại Việt Nam. Vấn đề là giá cả (tỷ lệ chiết khấu trên khoản nợ), cơ chế pháp lý.

Do đó, nếu có cơ chế và hành lang pháp lý để quản lý hoạt động này thì đây cũng là một giải pháp để giải quyết khối nợ xấu của ngân hàng
 
Thực sự thì chưa thấy, chỉ thấy các NH có cty Mua bán nợ của NH để kết chuyển nợ xấu ra khỏi báo cáo KT thôi, nhưng các khoản nợ xấu vẫn được NV NH theo dõi thu hồi, khách hàng vay vẫn không biết khoản nợ này đã được bán.

Còn mua bán chéo chắc chỉ các NH lớn làm thôi, và có thể mua trên cơ sở đồng giá, các khoản nợ chủ yếu có TSBĐ, còn tín nhấp hay bảo lãnh chắc hơn khó, vì mua bán như vậy sau này khó khởi kiện để thu hồi lắm.

Và các khoản mua bán nợ chéo giữa các NH là các khoản lớn chỉ có lãnh đạo và phòng xử lý nợ biết mà thôi. NV chắc không được biết đâu.
 
Back
Bên trên