Anth
Adm
Vấn đề giá trị hợp lý mới xuất hiện gần đây nhưng đã được bàn đến như là hướng đi mới của định giá trong kế toán. Giá trị hợp lý là một cơ sở định giá có những ưu điểm khá rõ ràng với các cơ sở định giá khác, góp phần làm cho thông tin tài chính thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng thông tin trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển.
Giá trị hợp lý trong lĩnh vực kế toán
Bắt đầu từ năm 2005, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) chính thức triển khai Dự án xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) thay thế cho hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện hành. Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo và đến đầu tháng 5/2011 phát hành IFRS 13 (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13) – Đo lường giá trị hợp lý có hiệu lực từ 01/01/2013.
Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 13, “Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc phải trả để thanh toán một khoản nợ phải trả trong giao dịch thông thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường”.
Trong khi đó, ở Việt Nam giá gốc được quy định là nguyên tắc cơ bản, vai trò và việc sử dụng giá trị hợp lý trong định giá còn mờ nhạt. Thực tế, giá trị hợp lý ở Việt Nam đã được đề cập đến từ hơn 10 năm nay và đầu tiên được định nghĩa trong Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Trong kế toán Việt Nam, giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu: Tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác và báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh.
Về phương pháp xác định giá trị hợp lý ngoại trừ đoạn 24 của Chuẩn mực kế toán số 4 – Tài sản cố định vô hình: Giá trị hợp lý có thể là: Giá niêm yết tại thị trường hoạt động; Giá của nghiệp vụ mua bán tài sản cố định vô hình tương tự. Ngày 13/03/2006, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá, trong đó có quy định khá cụ thể các phương pháp định giá, song việc áp dụng các phương pháp này như thế nào trong kế toán vẫn còn bỏ ngỏ.
Dù được thừa nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, song tại Việt Nam khái niệm giá trị hợp lý còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi. Thực tế các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, quy định, hướng dẫn về giá trị hợp lý hiện nay là chưa cụ thể, rõ ràng; chưa có phương pháp định giá cụ thể theo mô hình giá trị hợp lý theo IASB mà Chuẩn mực kế toán quy định.
Những người làm công tác kế toán chủ yếu thực hiện khi có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và nhất là người làm kế toán trong doanh nghiệp (DN) Việt Nam chủ yếu với tâm lý là phục vụ cho cơ quan thuế. Ngoài ra, theo mô hình giá trị hợp lý của IASB thì chi phí để thu thập, xử lý thông tin tốn nhiều chi phí và lợi ích mang chưa tương xứng với chi phí bỏ ra.
Bên cạnh đó, hiện chưa xác định một cách cụ thể và thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán nên việc chứng minh giá trị hợp lý phải mất thời gian và chi phí cho việc phục vụ sự kiểm tra của các nhà quản lý nhà nước…
Phương pháp và mô hình nghiên cứu
Từ các yêu cầu áp dụng giá trị hợp lý, bài viết xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý:
Trong đó:
Dữ liệu và quy trình nghiên cứu
Tổng thể mẫu trong nghiên cứu là các DN cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khung chọn mẫu là một bộ phận của tổng thể DN được chọn ra để quan sát trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Tổng số các DN cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán thỏa mãn điều kiện về dữ liệu là 186 DN được lựa chọn.
Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến giá trị hợp lý và xây dựng mô hình nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu.
Bước 3: Đánh giá độ tin cậy các thang đo: Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach Alpha, qua đó các biến sẽ bị loại nếu hệ số tương quan tổng biến nhỏ (< 0,3) và thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha đạt yêu cầu (> 0,6).
Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá nhằm đảm bảo mô hình EFA đảm bảo khả năng tin cậy, đòi hỏi phải thực hiện các kiểm định.
Bước 5: Phân tích hồi quy đa biến để mô hình đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, đòi hỏi thực hiện các bước kiểm định.
Bước 6: Phân tích kết quả và giải pháp về việc áp dụng giá trị hợp lý trong DN Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu
Kiểm định chất lượng thang đo thông qua các chỉ tiêu như: Chính sách, môi trường kế toán; phương pháp định giá; môi trường kinh doanh; tâm lý người kế toán, nhà quản lý và đối tượng sử dụng; lợi ích kinh tế cho thấy trị số Cronbach Alpha > 0,6: Thang đo được đánh giá chất lượng tốt.
Qua kiểm định KMO và Bartlett ta thấy, KMO = 0,758 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
Qua kiểm định KMO và Bartlett, kiểm định Bartlett có Sig. < 0,01 các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
Kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát đối với nhân tố: Cột Cumulative % cho biết trị số phương sai trích là 74,467%. Điều này có nghĩa là 74,467% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát (thành phần của Factor).
Kết quả mô hình EFA cho biết các đặc trưng có hệ số tải nhân tố các biến và được đặt tên như sau:
- FAC1_1 là F1 bao gồm các biến: Phục vụ cho cơ quan thuế; Thiếu niềm tin về giá trị hợp lý; Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị hợp lý; Không có sự đồng thuận giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng.
- FAC2_1 là F2 bao gồm các biến: Cần có chính sách khuyến khích sử dụng giá trị hợp lý; Chuẩn mực kế toán để thuyết minh và sử dụng giá trị hợp lý chưa ban hành; Sử dụng năm kỹ thuật định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá; Sử dụng phương pháp khác.
- FAC3_1 là F3 bao gồm các biến: Chuẩn mực kế toán chưa có quy định rõ ràng; Chưa có Quyết định quy định giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán; Chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; Tổ chức, hội nghề nghiệp chưa phát huy hết vai trò.
- FAC4_1 là F4 bao gồm các biến: Không có sự đồng bộ của nền kinh tế; Môi trường pháp lý của hoạt động định giá chưa đồng bộ; Thị trường hàng hóa chưa phát triển; Các yếu tố của thị trường hoạt động rất phức tạp và thường xuyên bất động.
- FAC5_1 là F5 bao gồm các biến: Mục đích sử dụng của các đối tượng kế toán; Mức độ thận trọng và lạc quan kế toán; Yêu cầu mục đích, sử dụng thông tin kế toán.
- FAC6_1 là F6 bao gồm các biến: Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí.
- FAC7_1 là F7 bao gồm các biến: Chưa xác định cụ thể, thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý; Các tổ chức định giá nặng về hành chính.
Phân tích hồi quy bội để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý, mô hình tương quan tổng thể có dạng:
Y = f(F1, F2, F3, F4, F5, F6,F7)
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc;
F1, F2 … F7: Biến độc lập.
Việc xem xét trong các yếu tố từ F1 đến F7, yếu tố nào thật sự tác động đến giá trị hợp lý một cách trực tiếp sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính:
Y = bo + b1F1 + b2F2 + b3F3 + b4F4 + b5F5 + b6F6 + b7F7 + ei
Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố (Factor score – nhân tố).
Nhân tố thứ i, được xác định:
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + … + WikXk
Trong đó:
Wik: Hệ số nhân tố được trình bày trong ma trận hệ số nhân tố;
Xi: Biến quan sát nhân tố thứ i.
Kiểm định hệ số hồi quy cho thấy, các biến F1; F2; F6; F7 có Sig.>0,05, vậy các biến tương quan không có ý nghĩa với giá trị hợp lý với độ tin cậy 95%. Biến F3, F4, F5 có Sig.<0,01, vậy các biến tương quan có ý nghĩa với giá trị hợp lý với độ tin cậy 99%.
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Trong Bảng 2, R2 hiệu chỉnh là 0,141. Như vậy, 14,1% thay đổi về việc sử dụng giá trị hợp lý được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình.
Với Sig. < 0,01 có thể kết luận mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, có ít nhất 1 biến độc lập có liên hệ tuyến tính với biến phụ thuộc và mức độ tin cậy 99%.
Kiểm định phương sai phần dư không đổi cho thấy, các biến F1, F3, F6, F7 có mức ý nghĩa Sig. > 0,05. Còn các biến F2, F4, F5 có mức ý nghĩa Sig. < 0,05. Như vậy, kiểm định Spearman cho biết phương sai số dư không thay đổi nếu loại bỏ các biến F2, F4, F5. Qua các kiểm định của mô hình hồi quy, các biến có ý nghĩa thống kê: F1, F3, F6, F7.
Đối với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:
- Nhóm biến F1: có hệ số 0,040 quan hệ cùng chiều với giá trị hợp lý. Khi DN đánh giá các yếu tố Phục vụ cho cơ quan thuế; Thiếu niềm tin về giá trị hợp lý; Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị hợp lý; Không có sự đồng thuận giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng tăng thêm 1 điểm thì giá trị hợp lý tăng thêm 0,040 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,040).
- Nhóm biến F3: có hệ số 0,121 quan hệ cùng chiều với giá trị hợp lý. Khi DN đánh giá các yếu tố Chuẩn mực kế toán chưa có quy định rõ ràng; Chưa có Quyết định quy định giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán; Chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; Tổ chức, hội nghề nghiệp chưa phát huy hết vai trò tăng thêm 1 điểm thì giá trị hợp lý tăng thêm 0,121 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,121).
- Nhóm biến F6: có hệ số 0,043 quan hệ cùng chiều với giá trị hợp lý. Khi DN đánh giá các yếu tố Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí tăng thêm 1 điểm thì giá trị hợp lý tăng thêm 0,043 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,043).
- Nhóm biến F7: có hệ số 0,015 quan hệ cùng chiều với giá trị hợp lý. Khi DN đánh giá các yếu tố Chưa xác định cụ thể, thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý; Các tổ chức định giá nặng về hành chính tăng thêm 1 điểm thì giá trị hợp lý tăng thêm 0,015 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,015).
Đối với hệ số hồi quy chuẩn hóa:
Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập. Các hệ số hồi quy chưa được chuẩn hóa có thể chuyển đổi với dạng phần trăm như sau:
Biến F1 đóng góp 18,47%, biến F3 đóng góp 55,08%, biến F6 đóng góp 19,69%, biến F7 đóng góp 6,76%. Như vậy, thứ tự ảnh hưởng đến giá trị hợp lý: F3, F1, F6, F7.
Thông qua các kiểm định có thể khẳng định, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý theo thứ tự tầm quan trọng là F3, F1, F6, F7.
Kết luận
Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý, gồm: Chính sách; Môi trường kế toán; Phương pháp định giá; Môi trường kinh doanh; Tâm lý người kế toán, nhà quản lý và đối tượng sử dụng; Lợi ích kinh tế với 25 biến quan sát. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kết quả các biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy thành 7 nhóm nhân tố.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định giá trị hợp lý chịu ảnh hưởng bởi 7 nhóm nhân tố với các nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến phương sai số dư không thay đổi nếu loại bỏ các biến: F2, F4 và F5. Thông qua các kiểm định, thảo luận kết quả hồi quy có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý theo thứ tự tầm quan trọng: F3
- Chuẩn mực kế toán chưa có quy định rõ ràng; Chưa có Quyết định quy định giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán; Chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; Tổ chức, hội nghề nghiệp chưa phát huy hết vai trò, F1 - Phục vụ cho cơ quan thuế; Thiếu niềm tin về giá trị hợp lý; Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị hợp lý; Không có sự đồng thuận giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng, F6 - Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí, F7 - Chưa xác định cụ thể, thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý; Các tổ chức định giá nặng về hành chính.
Kiểm định giả thuyết của mô hình đã khẳng định, giá trị hợp lý chịu sự tác động của 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá trong kế toán. Giá trị hợp lý được ghi nhận sử dụng trong các DN để ghi nhận các giá trị ban đầu, chưa sử dụng khi trình bày các khoản mục sau khi ghi nhận ban đầu và đánh giá sự suy giảm giá trị tài sản và nợ phải trả, chưa đạt được mục đích của giá trị hợp lý trình bày theo sự thay đổi của thị trường. Giá trị hợp lý được sử dụng như giá gốc và dùng thay thế giá gốc trong một số trường hợp cần thiết.
Những yêu cầu đặt ra
Kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, giá trị hợp lý cần được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, song việc sử dụng cần bảo đảm các nguyên tắc như:
Thứ nhất, sử dụng giá trị hợp lý phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo sự hội nhập và đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống kế toán, chuẩn mực của Việt Nam.
Thứ hai, sử dụng giá trị hợp lý phù hợp với đặc điểm của Việt Nam: Môi trường kinh doanh hiện có, thị trường hàng hóa đang từng bước hình thành phát triền, hệ thống pháp lý về kế toán, kiểm toán và thẩm định giá đang từng bước hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, việc sử dụng giá trị hợp lý cần tính toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng thời kỳ và cần có một lộ trình thích hợp, có thể thực hiện theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm giá trị hợp lý:
Ban hành các hướng dẫn giải thích về giá trị hợp lý, giải thích các cấp độ, phương pháp xác định giá trị hợp lý tạo sự cân đối giữa các đặc tính chất lượng và các tiêu chuẩn định giá. Hoàn thiện các chuẩn mực ban hành nhằm loại bỏ mâu thuẫn, tạo sự nhất quán và hoàn thiện về định giá.
Điều chỉnh Luật Kế toán, chuẩn mực chung nhằm tạo bước quan trọng cho hành lang pháp lý của việc tiến tới ban hành chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý trong kế toán Việt nam. Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo bằng các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức cho người làm kế toán, nhà quản lý tạo sự đồng thuận và phát triển giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý cho đến các đối tượng sự dụng các thông tin trên báo cáo tài chính.
Giai đoạn 2: Định hướng cho việc sử dụng giá trị hợp lý:
Ban hành chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 13 đã được ban hành và áp dụng từ ngày 01/01/2013. Bổ sung cập nhật các chuẩn mực kế toán đã ban hành cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, ban hành các chuẩn mực kế toán Việt nam còn thiếu được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện áp dụng giá trị hợp lý trong định giá. Hoàn thiện thị trường hàng hóa và tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển các thị trường hàng hóa mới nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tham chiếu trong đo lường giá trị hợp lý.
Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế tiến tới như là một cơ sở định giá trong kế toán. Việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ, cụ thể trong từng giai đoạn cụ thể và tương lai không xa, giá trị hợp lý sẽ trở thành cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội, Luật Kế toán Việt Nam;
2. Bộ Tài chính, Các chuẩn mực kế toán Việt Nam;
3. Nguyễn Thế Lộc – Vũ Hữu Đức (2010), Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, NXB Lao động – Xã hội;
4. IASB, Exposure Draft “Fair Value Measurements”, 2009;
5. IASB, IFRS 13 “Fair Value Measurements”, May 2011.
Bài đăng trên tạp chí Tài chính kỳ II tháng 10/2016
Giá trị hợp lý trong lĩnh vực kế toán
Bắt đầu từ năm 2005, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) chính thức triển khai Dự án xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) thay thế cho hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện hành. Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo và đến đầu tháng 5/2011 phát hành IFRS 13 (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13) – Đo lường giá trị hợp lý có hiệu lực từ 01/01/2013.
Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 13, “Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc phải trả để thanh toán một khoản nợ phải trả trong giao dịch thông thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường”.
Trong khi đó, ở Việt Nam giá gốc được quy định là nguyên tắc cơ bản, vai trò và việc sử dụng giá trị hợp lý trong định giá còn mờ nhạt. Thực tế, giá trị hợp lý ở Việt Nam đã được đề cập đến từ hơn 10 năm nay và đầu tiên được định nghĩa trong Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Trong kế toán Việt Nam, giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu: Tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác và báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh.
Về phương pháp xác định giá trị hợp lý ngoại trừ đoạn 24 của Chuẩn mực kế toán số 4 – Tài sản cố định vô hình: Giá trị hợp lý có thể là: Giá niêm yết tại thị trường hoạt động; Giá của nghiệp vụ mua bán tài sản cố định vô hình tương tự. Ngày 13/03/2006, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá, trong đó có quy định khá cụ thể các phương pháp định giá, song việc áp dụng các phương pháp này như thế nào trong kế toán vẫn còn bỏ ngỏ.
Dù được thừa nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, song tại Việt Nam khái niệm giá trị hợp lý còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi. Thực tế các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, quy định, hướng dẫn về giá trị hợp lý hiện nay là chưa cụ thể, rõ ràng; chưa có phương pháp định giá cụ thể theo mô hình giá trị hợp lý theo IASB mà Chuẩn mực kế toán quy định.
Những người làm công tác kế toán chủ yếu thực hiện khi có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và nhất là người làm kế toán trong doanh nghiệp (DN) Việt Nam chủ yếu với tâm lý là phục vụ cho cơ quan thuế. Ngoài ra, theo mô hình giá trị hợp lý của IASB thì chi phí để thu thập, xử lý thông tin tốn nhiều chi phí và lợi ích mang chưa tương xứng với chi phí bỏ ra.
Bên cạnh đó, hiện chưa xác định một cách cụ thể và thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán nên việc chứng minh giá trị hợp lý phải mất thời gian và chi phí cho việc phục vụ sự kiểm tra của các nhà quản lý nhà nước…
Phương pháp và mô hình nghiên cứu
Từ các yêu cầu áp dụng giá trị hợp lý, bài viết xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý:
Trong đó:
Dữ liệu và quy trình nghiên cứu
Tổng thể mẫu trong nghiên cứu là các DN cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khung chọn mẫu là một bộ phận của tổng thể DN được chọn ra để quan sát trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Tổng số các DN cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán thỏa mãn điều kiện về dữ liệu là 186 DN được lựa chọn.
Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến giá trị hợp lý và xây dựng mô hình nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu.
Bước 3: Đánh giá độ tin cậy các thang đo: Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach Alpha, qua đó các biến sẽ bị loại nếu hệ số tương quan tổng biến nhỏ (< 0,3) và thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha đạt yêu cầu (> 0,6).
Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá nhằm đảm bảo mô hình EFA đảm bảo khả năng tin cậy, đòi hỏi phải thực hiện các kiểm định.
Bước 5: Phân tích hồi quy đa biến để mô hình đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, đòi hỏi thực hiện các bước kiểm định.
Bước 6: Phân tích kết quả và giải pháp về việc áp dụng giá trị hợp lý trong DN Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu
Kiểm định chất lượng thang đo thông qua các chỉ tiêu như: Chính sách, môi trường kế toán; phương pháp định giá; môi trường kinh doanh; tâm lý người kế toán, nhà quản lý và đối tượng sử dụng; lợi ích kinh tế cho thấy trị số Cronbach Alpha > 0,6: Thang đo được đánh giá chất lượng tốt.
Qua kiểm định KMO và Bartlett ta thấy, KMO = 0,758 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
Qua kiểm định KMO và Bartlett, kiểm định Bartlett có Sig. < 0,01 các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
Kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát đối với nhân tố: Cột Cumulative % cho biết trị số phương sai trích là 74,467%. Điều này có nghĩa là 74,467% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát (thành phần của Factor).
Kết quả mô hình EFA cho biết các đặc trưng có hệ số tải nhân tố các biến và được đặt tên như sau:
- FAC1_1 là F1 bao gồm các biến: Phục vụ cho cơ quan thuế; Thiếu niềm tin về giá trị hợp lý; Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị hợp lý; Không có sự đồng thuận giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng.
- FAC2_1 là F2 bao gồm các biến: Cần có chính sách khuyến khích sử dụng giá trị hợp lý; Chuẩn mực kế toán để thuyết minh và sử dụng giá trị hợp lý chưa ban hành; Sử dụng năm kỹ thuật định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá; Sử dụng phương pháp khác.
- FAC3_1 là F3 bao gồm các biến: Chuẩn mực kế toán chưa có quy định rõ ràng; Chưa có Quyết định quy định giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán; Chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; Tổ chức, hội nghề nghiệp chưa phát huy hết vai trò.
- FAC4_1 là F4 bao gồm các biến: Không có sự đồng bộ của nền kinh tế; Môi trường pháp lý của hoạt động định giá chưa đồng bộ; Thị trường hàng hóa chưa phát triển; Các yếu tố của thị trường hoạt động rất phức tạp và thường xuyên bất động.
- FAC5_1 là F5 bao gồm các biến: Mục đích sử dụng của các đối tượng kế toán; Mức độ thận trọng và lạc quan kế toán; Yêu cầu mục đích, sử dụng thông tin kế toán.
- FAC6_1 là F6 bao gồm các biến: Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí.
- FAC7_1 là F7 bao gồm các biến: Chưa xác định cụ thể, thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý; Các tổ chức định giá nặng về hành chính.
Phân tích hồi quy bội để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý, mô hình tương quan tổng thể có dạng:
Y = f(F1, F2, F3, F4, F5, F6,F7)
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc;
F1, F2 … F7: Biến độc lập.
Việc xem xét trong các yếu tố từ F1 đến F7, yếu tố nào thật sự tác động đến giá trị hợp lý một cách trực tiếp sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính:
Y = bo + b1F1 + b2F2 + b3F3 + b4F4 + b5F5 + b6F6 + b7F7 + ei
Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố (Factor score – nhân tố).
Nhân tố thứ i, được xác định:
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + … + WikXk
Trong đó:
Wik: Hệ số nhân tố được trình bày trong ma trận hệ số nhân tố;
Xi: Biến quan sát nhân tố thứ i.
Kiểm định hệ số hồi quy cho thấy, các biến F1; F2; F6; F7 có Sig.>0,05, vậy các biến tương quan không có ý nghĩa với giá trị hợp lý với độ tin cậy 95%. Biến F3, F4, F5 có Sig.<0,01, vậy các biến tương quan có ý nghĩa với giá trị hợp lý với độ tin cậy 99%.
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Trong Bảng 2, R2 hiệu chỉnh là 0,141. Như vậy, 14,1% thay đổi về việc sử dụng giá trị hợp lý được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình.
Với Sig. < 0,01 có thể kết luận mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, có ít nhất 1 biến độc lập có liên hệ tuyến tính với biến phụ thuộc và mức độ tin cậy 99%.
Kiểm định phương sai phần dư không đổi cho thấy, các biến F1, F3, F6, F7 có mức ý nghĩa Sig. > 0,05. Còn các biến F2, F4, F5 có mức ý nghĩa Sig. < 0,05. Như vậy, kiểm định Spearman cho biết phương sai số dư không thay đổi nếu loại bỏ các biến F2, F4, F5. Qua các kiểm định của mô hình hồi quy, các biến có ý nghĩa thống kê: F1, F3, F6, F7.
Đối với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:
- Nhóm biến F1: có hệ số 0,040 quan hệ cùng chiều với giá trị hợp lý. Khi DN đánh giá các yếu tố Phục vụ cho cơ quan thuế; Thiếu niềm tin về giá trị hợp lý; Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị hợp lý; Không có sự đồng thuận giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng tăng thêm 1 điểm thì giá trị hợp lý tăng thêm 0,040 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,040).
- Nhóm biến F3: có hệ số 0,121 quan hệ cùng chiều với giá trị hợp lý. Khi DN đánh giá các yếu tố Chuẩn mực kế toán chưa có quy định rõ ràng; Chưa có Quyết định quy định giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán; Chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; Tổ chức, hội nghề nghiệp chưa phát huy hết vai trò tăng thêm 1 điểm thì giá trị hợp lý tăng thêm 0,121 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,121).
- Nhóm biến F6: có hệ số 0,043 quan hệ cùng chiều với giá trị hợp lý. Khi DN đánh giá các yếu tố Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí tăng thêm 1 điểm thì giá trị hợp lý tăng thêm 0,043 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,043).
- Nhóm biến F7: có hệ số 0,015 quan hệ cùng chiều với giá trị hợp lý. Khi DN đánh giá các yếu tố Chưa xác định cụ thể, thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý; Các tổ chức định giá nặng về hành chính tăng thêm 1 điểm thì giá trị hợp lý tăng thêm 0,015 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,015).
Đối với hệ số hồi quy chuẩn hóa:
Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập. Các hệ số hồi quy chưa được chuẩn hóa có thể chuyển đổi với dạng phần trăm như sau:
Biến F1 đóng góp 18,47%, biến F3 đóng góp 55,08%, biến F6 đóng góp 19,69%, biến F7 đóng góp 6,76%. Như vậy, thứ tự ảnh hưởng đến giá trị hợp lý: F3, F1, F6, F7.
Thông qua các kiểm định có thể khẳng định, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý theo thứ tự tầm quan trọng là F3, F1, F6, F7.
Kết luận
Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý, gồm: Chính sách; Môi trường kế toán; Phương pháp định giá; Môi trường kinh doanh; Tâm lý người kế toán, nhà quản lý và đối tượng sử dụng; Lợi ích kinh tế với 25 biến quan sát. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kết quả các biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy thành 7 nhóm nhân tố.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định giá trị hợp lý chịu ảnh hưởng bởi 7 nhóm nhân tố với các nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến phương sai số dư không thay đổi nếu loại bỏ các biến: F2, F4 và F5. Thông qua các kiểm định, thảo luận kết quả hồi quy có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý theo thứ tự tầm quan trọng: F3
- Chuẩn mực kế toán chưa có quy định rõ ràng; Chưa có Quyết định quy định giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán; Chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; Tổ chức, hội nghề nghiệp chưa phát huy hết vai trò, F1 - Phục vụ cho cơ quan thuế; Thiếu niềm tin về giá trị hợp lý; Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị hợp lý; Không có sự đồng thuận giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng, F6 - Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí, F7 - Chưa xác định cụ thể, thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý; Các tổ chức định giá nặng về hành chính.
Kiểm định giả thuyết của mô hình đã khẳng định, giá trị hợp lý chịu sự tác động của 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá trong kế toán. Giá trị hợp lý được ghi nhận sử dụng trong các DN để ghi nhận các giá trị ban đầu, chưa sử dụng khi trình bày các khoản mục sau khi ghi nhận ban đầu và đánh giá sự suy giảm giá trị tài sản và nợ phải trả, chưa đạt được mục đích của giá trị hợp lý trình bày theo sự thay đổi của thị trường. Giá trị hợp lý được sử dụng như giá gốc và dùng thay thế giá gốc trong một số trường hợp cần thiết.
Những yêu cầu đặt ra
Kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, giá trị hợp lý cần được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, song việc sử dụng cần bảo đảm các nguyên tắc như:
Thứ nhất, sử dụng giá trị hợp lý phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo sự hội nhập và đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống kế toán, chuẩn mực của Việt Nam.
Thứ hai, sử dụng giá trị hợp lý phù hợp với đặc điểm của Việt Nam: Môi trường kinh doanh hiện có, thị trường hàng hóa đang từng bước hình thành phát triền, hệ thống pháp lý về kế toán, kiểm toán và thẩm định giá đang từng bước hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, việc sử dụng giá trị hợp lý cần tính toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng thời kỳ và cần có một lộ trình thích hợp, có thể thực hiện theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm giá trị hợp lý:
Ban hành các hướng dẫn giải thích về giá trị hợp lý, giải thích các cấp độ, phương pháp xác định giá trị hợp lý tạo sự cân đối giữa các đặc tính chất lượng và các tiêu chuẩn định giá. Hoàn thiện các chuẩn mực ban hành nhằm loại bỏ mâu thuẫn, tạo sự nhất quán và hoàn thiện về định giá.
Điều chỉnh Luật Kế toán, chuẩn mực chung nhằm tạo bước quan trọng cho hành lang pháp lý của việc tiến tới ban hành chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý trong kế toán Việt nam. Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo bằng các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức cho người làm kế toán, nhà quản lý tạo sự đồng thuận và phát triển giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý cho đến các đối tượng sự dụng các thông tin trên báo cáo tài chính.
Giai đoạn 2: Định hướng cho việc sử dụng giá trị hợp lý:
Ban hành chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 13 đã được ban hành và áp dụng từ ngày 01/01/2013. Bổ sung cập nhật các chuẩn mực kế toán đã ban hành cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, ban hành các chuẩn mực kế toán Việt nam còn thiếu được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện áp dụng giá trị hợp lý trong định giá. Hoàn thiện thị trường hàng hóa và tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển các thị trường hàng hóa mới nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tham chiếu trong đo lường giá trị hợp lý.
Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế tiến tới như là một cơ sở định giá trong kế toán. Việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ, cụ thể trong từng giai đoạn cụ thể và tương lai không xa, giá trị hợp lý sẽ trở thành cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội, Luật Kế toán Việt Nam;
2. Bộ Tài chính, Các chuẩn mực kế toán Việt Nam;
3. Nguyễn Thế Lộc – Vũ Hữu Đức (2010), Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, NXB Lao động – Xã hội;
4. IASB, Exposure Draft “Fair Value Measurements”, 2009;
5. IASB, IFRS 13 “Fair Value Measurements”, May 2011.
Bài đăng trên tạp chí Tài chính kỳ II tháng 10/2016
Theo baomoi.com