Xin chia sẻ với các bạn tài liệu liên quan tới các hành vi vi phạm trong hoạt động tín dụng!
CÁC HÀNH VI VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
a) Các hành vi vi phạm trước khi cấp tín dụng (khâu khởi tạo, thẩm định, rà soát rủi ro và đề xuất tín dụng):
· Hành vi vi phạm liên quan đến hồ sơ cấp tín dụng:
- Hồ sơ cấp tín dụng không đầy đủ: thiếu các tài liệu liên quan đến hồ sơ pháp lý; hồ sơ tình hình tài chính; hồ sơ dự án, phương án tín dụng; hồ sơ tài sản bảo đảm.
- Hồ sơ cấp tín dụng không đảm bảo tính pháp lý: các tài liệu, hồ sơ tín dụng không phải là bản chính (đối với tài liệu yêu cầu bản chính) hoặc là bản photo không có xác nhận công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
- Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính mâu thuẫn, số liệu không chính xác... nhưng không xem xét, kiểm tra và có yêu cầu khách hàng giải trình.
· Hành vi vi phạm liên quan đến công tác phân tích, thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh:
- Không phân tích, đánh giá các nội dung theo quy định về năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp;
- Không thẩm định, xem xét nguồn vốn khi phát hành bảo lãnh hoặc không thẩm định đầy đủ thông tin tài chính, uy tín và năng lực của bên tham gia liên danh được bảo lãnh;
- Chấm điểm khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ không chính xác ảnh hưởng đến việc áp dụng sai chính sách tín dụng đối với khách hàng.
· Hành vi vi phạm tại khâu đề xuất cấp tín dụng:
- Xác định mức, hạn mức, thời hạn cấp tín dụng và kỳ hạn trả nợ không phù hợp;
- Đề xuất cấp tín dụng không tuân thủ theo trình tự, thủ tục cấp tín dụng (không trình Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo phụ trách, không thông qua bộ phận thẩm định rủi ro đối với khoản vay phải qua thẩm định rủi ro,....);
- Không phong tỏa tài khoản, giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm khi cấp tín dụng với hình thức đảm bảo bằng số dư tài khoản hoặc cầm cố giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm;
b) Các hành vi vi phạm trong khi cấp tín dụng:
· Hành vi vi phạm trong khâu phán quyết và ký kết hợp đồng tín dụng/hợp đồng cấp bảo lãnh:
- Phán quyết cấp tín dụng vượt mức phân cấp, ủy quyền hoặc phán quyết cấp tín dụng không tuân thủ đúng, đầy đủ các điều kiện ủy nhiệm, chỉ đạo tín dụng của Hội sở chính, Giám đốc Chi nhánh;
- Cấp tín dụng vượt quá các giới hạn theo quy định hiện hành (giới hạn cho vay, bảo lãnh, giới hạn cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng, nhóm khách hàng liên quan theo quy định chung và theo từng sản phẩm. dòng sản phẩm hoặc chỉ đạo tín dụng từng thời kỳ; giới hạn tín dụng quy định đối với một dự án);
- Phán quyết cấp tín dụng khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng trong các quy định của Ngân hàng (tỷ lệ dư nợ/tài sản bảo đảm, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu…);
- Ký kết các hợp đồng, văn kiện tín dụng trong giao dịch cấp tín dụng không đúng thẩm quyền;
- Sử dụng, soạn thảo các mẫu biểu hợp đồng không đúng quy định hoặc không đầy đủ các điều kiện theo quyết định cấp tín dụng hoặc các điều kiện ủy nhiệm, chỉ đạo của Hội sở chính, Giám đốc Chi nhánh …
· Hành vi vi phạm trong khâu đề xuất và thực hiện giải ngân, phát hành bảo lãnh:
- Đề xuất và thực hiện giải ngân, phát hành bảo lãnh khi chưa hoàn thiện các điều kiện được phê duyệt, các điều kiện giải ngân, phát hành bảo lãnh được quy định trong hợp đồng tín dụng, quyết định phê duyệt cấp tín dụng;
- Đề xuất và thực hiện giải ngân không căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án và tiến độ tham gia vốn tự có theo cam kết của khách hàng;
- Giải ngân không có chứng từ hoặc không đầy đủ chứng từ dẫn tới không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng;
- Đề xuất và thực hiện giải ngân chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi của chính bên vay hoặc của người có liên quan mà không phải là người thụ hưởng theo các hợp đồng kinh tế không có căn cứ dẫn đến khách hàng vay rút tiền sử dụng sai mục đích;
- Giải ngân các khoản tín dụng do Hội sở chính uỷ quyền nhưng thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều kiện theo uỷ quyền;
- Cấp bảo lãnh cho khách hàng khi chưa đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ;
- Số tiền, giá trị/mức bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh không phù hợp với hồ sơ bảo lãnh khách hàng cung cấp (Hợp đồng kinh tế, Hồ sơ mời thầu, Quyết định trúng thầu…) hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (Luật đấu thầu, Luật Xây dựng …trong đó quy định rõ tỷ lệ tối đa, tối thiểu của các loại bảo lãnh – nếu có);
- Thư bảo lãnh không ghi đầy đủ yếu tố dẫn đến tranh chấp pháp lý liên quan;
- Phát hành bảo lãnh cho liên danh nhưng trong hồ sơ cấp bảo lãnh không có hợp đồng liên danh hoặc hợp đồng liên danh không xác định rõ trách nhiệm của các bên, trong đó có trách nhiệm đầu mối làm việc với Ngân hàng để cấp bảo lãnh;
- Phát hành bảo lãnh khi chưa đủ điều kiện tài sản bảo đảm hoặc tiền ký quỹ;
c) Các hành vi vi phạm sau khi cấp tín dụng:
- Không kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay theo quy định hoặc kiểm tra chiếu lệ, sơ sài hoặc có kiểm tra nhưng không có đầy đủ các căn cứ, hồ sơ, chứng minh việc sử dụng vốn dẫn đến không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng;
- Không kiểm tra, đánh giá định kỳ/đột xuất tình hình tài chính của khách hàng sau khi cấp tín dụng dẫn đến không nắm được tình hình tài chính và tình hình luân chuyển vốn, doanh thu của khách hàng, khi có rủi ro xảy ra thì khách hàng đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc đã tẩu tán hết tài sản, tài chính sang các chủ thể khác;
- Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện bên vay sử dụng vốn sai mục đích, hoặc có những chứng cứ rõ ràng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng nhưng không báo cáo lãnh đạo ngay, không đề xuất các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn vốn vay hoặc có đề xuất biện pháp nhưng không tích cực, chủ động thực hiện.
- Định kỳ hoặc đột xuất không kiểm tra, đánh giá thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định của NH hoặc không báo cáo đúng về tình trạng tài sản bảo đảm khi đi kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm;
- Phân loại nợ, cơ cấu nợ, chuyển nợ quá hạn không đúng quy định:
+ Chấm điểm trên Hệ thống XHTDNB không đúng với bản chất, năng lực thực có của khách hàng để nâng hạng (nhóm) khách hàng nhằm mục đích tăng hạn mức/số dư cấp tín dụng hoặc được áp dụng các chính sách ưu đãi hoặc tiếp tay cho khách hàng;
+ Phân loại nợ không chính xác;
+ Chậm hoặc không chuyển nợ quá hạn theo quy định;
+ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ không có căn cứ, tài liệu chứng minh khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được điều chỉnh;
+ Gia hạn bảo lãnh lùi ngày không theo quy định.
- Lưu giữ hồ sơ và nhập thông tin vào hệ thống không đảm bảo theo quy định:
+ Không lưu giữ đủ hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm theo quy định của ngân hàng;
+ Nhập thông tin vào hệ thống không chính xác hoặc tự ý sửa đổi thông tin (lãi suất, mã sản phẩm, kỳ hạn vay, tần suất trả nợ gốc/lãi, nhóm nợ, tài sản bảo đảm liên kết...) trên hệ thống không đúng so với hồ sơ tín dụng;
+ Nhập số liệu vào hệ thống không đúng với số liệu trên hồ sơ giấy: sai phí bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, loại hình bảo lãnh;
+ Không cập nhật hồ sơ khi doanh nghiệp có sự thay đổi khi khách hàng đã có thông báo với ngân hàng;
- Không thực hiện thủ tục đối chiếu, xác nhận nghĩa vụ trả nợ khi khách hàng chuyển đổi hình thức sở hữu…
- Đối với các khoản nợ xấu phải xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng:
+ Sau khi khoản nợ được xử lý rủi ro, không thực hiện/thực hiện không đầy đủ các yêu cầu của Hội đồng xử lý rủi ro NH;
+ Thông báo cho khách hàng biết việc ngân hàng đã sử dụng quỹ DPRR để xử lý rủi ro cho khoản nợ của khách hàng làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ.
d) Thực hiện không đúng các quy định về bảo đảm tiền vay:
- Đề xuất hoặc quyết định nhận cầm cố, thế chấp tài sản và các biện pháp bảo đảm tiền vay khác để cho vay, cấp bảo lãnh không đúng quy định của pháp luật và của ngân hàng;
- Định giá giá trị tài sản bảo đảm cao hơn (bất thường) so với giá thị trường mà không có cơ sở chứng minh nhằm nâng số tiền vay trên giá trị tài sản bảo đảm;
- Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm không đảm bảo tính pháp lý hoặc không công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và của ngân hàng dẫn đến hợp đồng bảo đảm vô hiệu, ngân hàng bị mất quyền ưu tiên thanh toán hoặc không có đầy đủ cơ sở pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm;
- Không yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đầy đủ cho tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và ngân hàng; không ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của bên bán bảo hiểm dẫn đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Ngân hàng không có cơ sở để khiếu nại tiền bảo hiểm.
- Không phong toả tài khoản thẻ tiết kiệm và giấy tờ có giá khi thực hiện cầm cố.
e) Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật, quy định nội bộ của Ngân hàng về cấp tín dụng nhưng được xác định không phải là vi phạm nghiêm trọng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
CÁC HÀNH VI VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
a) Các hành vi vi phạm trước khi cấp tín dụng (khâu khởi tạo, thẩm định, rà soát rủi ro và đề xuất tín dụng):
· Hành vi vi phạm liên quan đến hồ sơ cấp tín dụng:
- Hồ sơ cấp tín dụng không đầy đủ: thiếu các tài liệu liên quan đến hồ sơ pháp lý; hồ sơ tình hình tài chính; hồ sơ dự án, phương án tín dụng; hồ sơ tài sản bảo đảm.
- Hồ sơ cấp tín dụng không đảm bảo tính pháp lý: các tài liệu, hồ sơ tín dụng không phải là bản chính (đối với tài liệu yêu cầu bản chính) hoặc là bản photo không có xác nhận công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
- Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính mâu thuẫn, số liệu không chính xác... nhưng không xem xét, kiểm tra và có yêu cầu khách hàng giải trình.
· Hành vi vi phạm liên quan đến công tác phân tích, thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh:
- Không phân tích, đánh giá các nội dung theo quy định về năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp;
- Không thẩm định, xem xét nguồn vốn khi phát hành bảo lãnh hoặc không thẩm định đầy đủ thông tin tài chính, uy tín và năng lực của bên tham gia liên danh được bảo lãnh;
- Chấm điểm khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ không chính xác ảnh hưởng đến việc áp dụng sai chính sách tín dụng đối với khách hàng.
· Hành vi vi phạm tại khâu đề xuất cấp tín dụng:
- Xác định mức, hạn mức, thời hạn cấp tín dụng và kỳ hạn trả nợ không phù hợp;
- Đề xuất cấp tín dụng không tuân thủ theo trình tự, thủ tục cấp tín dụng (không trình Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo phụ trách, không thông qua bộ phận thẩm định rủi ro đối với khoản vay phải qua thẩm định rủi ro,....);
- Không phong tỏa tài khoản, giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm khi cấp tín dụng với hình thức đảm bảo bằng số dư tài khoản hoặc cầm cố giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm;
b) Các hành vi vi phạm trong khi cấp tín dụng:
· Hành vi vi phạm trong khâu phán quyết và ký kết hợp đồng tín dụng/hợp đồng cấp bảo lãnh:
- Phán quyết cấp tín dụng vượt mức phân cấp, ủy quyền hoặc phán quyết cấp tín dụng không tuân thủ đúng, đầy đủ các điều kiện ủy nhiệm, chỉ đạo tín dụng của Hội sở chính, Giám đốc Chi nhánh;
- Cấp tín dụng vượt quá các giới hạn theo quy định hiện hành (giới hạn cho vay, bảo lãnh, giới hạn cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng, nhóm khách hàng liên quan theo quy định chung và theo từng sản phẩm. dòng sản phẩm hoặc chỉ đạo tín dụng từng thời kỳ; giới hạn tín dụng quy định đối với một dự án);
- Phán quyết cấp tín dụng khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng trong các quy định của Ngân hàng (tỷ lệ dư nợ/tài sản bảo đảm, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu…);
- Ký kết các hợp đồng, văn kiện tín dụng trong giao dịch cấp tín dụng không đúng thẩm quyền;
- Sử dụng, soạn thảo các mẫu biểu hợp đồng không đúng quy định hoặc không đầy đủ các điều kiện theo quyết định cấp tín dụng hoặc các điều kiện ủy nhiệm, chỉ đạo của Hội sở chính, Giám đốc Chi nhánh …
· Hành vi vi phạm trong khâu đề xuất và thực hiện giải ngân, phát hành bảo lãnh:
- Đề xuất và thực hiện giải ngân, phát hành bảo lãnh khi chưa hoàn thiện các điều kiện được phê duyệt, các điều kiện giải ngân, phát hành bảo lãnh được quy định trong hợp đồng tín dụng, quyết định phê duyệt cấp tín dụng;
- Đề xuất và thực hiện giải ngân không căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án và tiến độ tham gia vốn tự có theo cam kết của khách hàng;
- Giải ngân không có chứng từ hoặc không đầy đủ chứng từ dẫn tới không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng;
- Đề xuất và thực hiện giải ngân chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi của chính bên vay hoặc của người có liên quan mà không phải là người thụ hưởng theo các hợp đồng kinh tế không có căn cứ dẫn đến khách hàng vay rút tiền sử dụng sai mục đích;
- Giải ngân các khoản tín dụng do Hội sở chính uỷ quyền nhưng thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều kiện theo uỷ quyền;
- Cấp bảo lãnh cho khách hàng khi chưa đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ;
- Số tiền, giá trị/mức bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh không phù hợp với hồ sơ bảo lãnh khách hàng cung cấp (Hợp đồng kinh tế, Hồ sơ mời thầu, Quyết định trúng thầu…) hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (Luật đấu thầu, Luật Xây dựng …trong đó quy định rõ tỷ lệ tối đa, tối thiểu của các loại bảo lãnh – nếu có);
- Thư bảo lãnh không ghi đầy đủ yếu tố dẫn đến tranh chấp pháp lý liên quan;
- Phát hành bảo lãnh cho liên danh nhưng trong hồ sơ cấp bảo lãnh không có hợp đồng liên danh hoặc hợp đồng liên danh không xác định rõ trách nhiệm của các bên, trong đó có trách nhiệm đầu mối làm việc với Ngân hàng để cấp bảo lãnh;
- Phát hành bảo lãnh khi chưa đủ điều kiện tài sản bảo đảm hoặc tiền ký quỹ;
c) Các hành vi vi phạm sau khi cấp tín dụng:
- Không kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay theo quy định hoặc kiểm tra chiếu lệ, sơ sài hoặc có kiểm tra nhưng không có đầy đủ các căn cứ, hồ sơ, chứng minh việc sử dụng vốn dẫn đến không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng;
- Không kiểm tra, đánh giá định kỳ/đột xuất tình hình tài chính của khách hàng sau khi cấp tín dụng dẫn đến không nắm được tình hình tài chính và tình hình luân chuyển vốn, doanh thu của khách hàng, khi có rủi ro xảy ra thì khách hàng đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc đã tẩu tán hết tài sản, tài chính sang các chủ thể khác;
- Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện bên vay sử dụng vốn sai mục đích, hoặc có những chứng cứ rõ ràng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng nhưng không báo cáo lãnh đạo ngay, không đề xuất các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn vốn vay hoặc có đề xuất biện pháp nhưng không tích cực, chủ động thực hiện.
- Định kỳ hoặc đột xuất không kiểm tra, đánh giá thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định của NH hoặc không báo cáo đúng về tình trạng tài sản bảo đảm khi đi kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm;
- Phân loại nợ, cơ cấu nợ, chuyển nợ quá hạn không đúng quy định:
+ Chấm điểm trên Hệ thống XHTDNB không đúng với bản chất, năng lực thực có của khách hàng để nâng hạng (nhóm) khách hàng nhằm mục đích tăng hạn mức/số dư cấp tín dụng hoặc được áp dụng các chính sách ưu đãi hoặc tiếp tay cho khách hàng;
+ Phân loại nợ không chính xác;
+ Chậm hoặc không chuyển nợ quá hạn theo quy định;
+ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ không có căn cứ, tài liệu chứng minh khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được điều chỉnh;
+ Gia hạn bảo lãnh lùi ngày không theo quy định.
- Lưu giữ hồ sơ và nhập thông tin vào hệ thống không đảm bảo theo quy định:
+ Không lưu giữ đủ hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm theo quy định của ngân hàng;
+ Nhập thông tin vào hệ thống không chính xác hoặc tự ý sửa đổi thông tin (lãi suất, mã sản phẩm, kỳ hạn vay, tần suất trả nợ gốc/lãi, nhóm nợ, tài sản bảo đảm liên kết...) trên hệ thống không đúng so với hồ sơ tín dụng;
+ Nhập số liệu vào hệ thống không đúng với số liệu trên hồ sơ giấy: sai phí bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, loại hình bảo lãnh;
+ Không cập nhật hồ sơ khi doanh nghiệp có sự thay đổi khi khách hàng đã có thông báo với ngân hàng;
- Không thực hiện thủ tục đối chiếu, xác nhận nghĩa vụ trả nợ khi khách hàng chuyển đổi hình thức sở hữu…
- Đối với các khoản nợ xấu phải xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng:
+ Sau khi khoản nợ được xử lý rủi ro, không thực hiện/thực hiện không đầy đủ các yêu cầu của Hội đồng xử lý rủi ro NH;
+ Thông báo cho khách hàng biết việc ngân hàng đã sử dụng quỹ DPRR để xử lý rủi ro cho khoản nợ của khách hàng làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ.
d) Thực hiện không đúng các quy định về bảo đảm tiền vay:
- Đề xuất hoặc quyết định nhận cầm cố, thế chấp tài sản và các biện pháp bảo đảm tiền vay khác để cho vay, cấp bảo lãnh không đúng quy định của pháp luật và của ngân hàng;
- Định giá giá trị tài sản bảo đảm cao hơn (bất thường) so với giá thị trường mà không có cơ sở chứng minh nhằm nâng số tiền vay trên giá trị tài sản bảo đảm;
- Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm không đảm bảo tính pháp lý hoặc không công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và của ngân hàng dẫn đến hợp đồng bảo đảm vô hiệu, ngân hàng bị mất quyền ưu tiên thanh toán hoặc không có đầy đủ cơ sở pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm;
- Không yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đầy đủ cho tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và ngân hàng; không ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của bên bán bảo hiểm dẫn đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Ngân hàng không có cơ sở để khiếu nại tiền bảo hiểm.
- Không phong toả tài khoản thẻ tiết kiệm và giấy tờ có giá khi thực hiện cầm cố.
e) Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật, quy định nội bộ của Ngân hàng về cấp tín dụng nhưng được xác định không phải là vi phạm nghiêm trọng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.