Các chỉ số vĩ mô cơ bản 9 tháng đầu năm 2011

mai.qth2710

Moderator
CPI cả nước tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng 8, GDP 9 tháng đầu năm 2011 tăng 5,76% so với cùng kỳ, nhập siêu 9 tháng 6,84 tỷ USD...là tâm điểm kinh tế vĩ mô 9 tháng đầu năm 2011.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng 8. Tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số CPI tăng lần lượt là 0,2% và 0,88%.

Khá nhiều nhóm hàng tăng giá mạnh những tháng trước đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Chỉ số giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 9 tăng nhẹ 0,28% so với tháng 8. Chỉ số giá thuộc nhóm giáo dục tăng mạnh 8,62% so với tháng 8. Đây là nhóm có mức tăng mạnh nhất trong tháng này và là nhân tố ‘đẩy’ chỉ số giá tăng 0,82% trong khi hầu hết các nhóm đều chỉ tăng nhẹ và 2 nhóm giảm.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2011 ước tính tăng 5,76% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,62%; khu vực dịch vụ tăng 6,24%. GDP 9 tháng đầu năm tính theo giá thực tế đạt 1.710.214 tỷ đồng.

Nhập siêu 1 tỷ USD tháng 9 đưa nhập siêu 9 tháng lên 6,84 tỷ USD, bằng 9,77% tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng. Nhập siêu hàng hóa 9 tháng năm 2010 là 8,6 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu 9 tháng đầu năm 2011 giảm 20,46% so với cùng kỳ năm 2010.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9 ước tính đạt 8,3 tỷ USD, giảm 10,2% so với tháng trước và tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung chín tháng năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 70 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 9/2011 ước tính đạt 9,3 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng trước và tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung chín tháng năm 2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 76,9 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2010.

Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2011 ước tính đạt 1392,9 nghìn tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 3,9%. Trong đó, kinh doanh thương nghiệp đạt 1101,8 nghìn tỷ đồng tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2010; khách sạn, nhà hàng đạt 152 nghìn tỷ đồng tăng 21,9%; dịch vụ đạt 125,4 nghìn tỷ đồng tăng 22,2%; du lịch đạt 13,7 nghìn tỷ đồng tăng 16,6%.

chi-so-vi-mo-thang-9.JPG

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2011 tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số sản xuất công nghiệp chín tháng năm nay tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Công nghiệp khai thác mỏ tăng 0,8%; công nghiệp chế biến tăng 10,7%; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 9,6%.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/9/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 5,5% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, các ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh là: Sản xuất thuốc lá, thuốc lào giảm 17%; sản xuất bơ sữa giảm 18,2%; sản xuất bột giấy, giấy và bìa giảm 22%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 26,6%; sản xuất xe có động cơ giảm 27,7%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 30%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất xi măng, vôi, vữa tăng 59,6%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 50,4%; sản xuất bia và mạch nha tăng 43,7%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 39,6%; sản xuất đồ uống không cồn tăng 35,4%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện tăng 30,9%.

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến 22/9/2011 đạt 9903,5 triệu USD, bằng 72,1% cùng kỳ năm 2010, bao gồm: Vốn đăng ký 8237,8 triệu USD của 675 dự án được cấp phép mới (giảm 31,5% về vốn và giảm 29,6% về số dự án so với cùng kỳ năm trước); Vốn đăng ký bổ sung 1665,7 triệu USD của 178 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn FDI thực hiện 9 tháng năm 2011 ước tính đạt 8,2 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.

T.Hương

Tổng hợp​
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên