Cả nhà giúp em trả lời 1 số câu hỏi trắc nghiệm về Ngân hàng thương mại với ạ:). Kiến thức có hạn, m

yennguyen254

Verified Banker
Các câu sau đây Đ hay S. Giải thích.
1. Ngân hàng cho vay trên thị trường liên ngân hàng vì mục tiêu thanh khoản(câu này em nghĩ là sai. mục đích là thu lời nhờ lãi suất qua đêm cao, k biết đúng k,hic)
2. Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc giảm làm giảm chi phí nguồn vốn của ngân hàng
3. Lý do khiến NH mua lại trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá và lãi tích lũy đến thời điểm chiết khấu là do lãi suất thị trường tăng lên
4. Lãi suất huy động tăng khi tỷ lệ sinh lời từ các hoạt động đầu tư khác giảm( em nghĩ là trần lãi suất huy động đã đc quy định thì k phải cứ do 1 tác động này là có thể tăng, trường hợp "ngầm" thì e k nói nha:D)
5. Ngân hàng thương mại có rủi ro thanh khoản lớn thì lãi suất thị trường tăng lên
6. Khi có thặng dư tạm thời về vốn ngân hàng nên ưu tiên cho vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng
7.Ngân hàng không dành quá nhiều vốn ngắn để cho vay trung và dài hạn để hạn chế RR tín dụng
8. Chi Phí lãi thường lớn hơn thu nhập phi lãi của ngân hàng( thu nhập phi lãi em k hiểu rõ lắm:">)9. Khoản mục chứng khoán đầu tư giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản
10. Lãi suất kỳ phiếu thường cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn, do rủi ro cao hơn( e nghĩ đúng:D)
Còn nhiều câu nữa nhưng post lên mong cả nhà giúp 10 câu này trước ạ. Cám ơn cả nhà nhiều:X

---------- Post added 12-05-2012 at 01:10 AM ----------

Câu 11. Ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán khi nào
a. Đến hạn hoàn trả các kỳ phiếu đã huy động trước đây
b. Tiền mặt trong két thấp hơn mức dự trữ bắt buộc phải có(chưa chắc, chỉ cần trung bình k thấp hơn DTBB là đc)
c. Phát hành thêm cổ phiếu mới.
d. Vay tiền của ngân hàng trung ương dưới hình thức chiết khấu.
Câu 12. Hoạt động thanh khoản giúp tạo tiền cho nền kinh tế. Đ hay S
Câu 13.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng sẽ không làm tăng những thứ nào?
a. Chi phí nguồn vốn của ngân hàng
b. Tăng khả năng thanh khoản
c. Tăng tổng tài sản của ngân hàng
d. Tăng mức độ an toàn thanh khoản của ngân hàng
Câu 14.Rủi ro tín dụng không thể giảm thiểu bằng cách:
A Trích lập dự phòng
b. Yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo
c. Phân loại nợ để quản lý tín dụng
d. Phân tích khách hàng trước khi vay
Câu 15. Tài sản có của ngân hàng:
1. Khoản cho vay dài hạn với lãi suất sibỏ+ 0,2%
2. Khoản cho vay với lãi suất cố định
4. Trái phiếu 2 năm với lãi suất cố định
3. Trái phiếu chính phủ 5 năm chuẩn bị mãn hạn có lãi suất cố định
Tài sản nhạy cảm lãi suất gồm:
A.1 và 3 B. 3 và 4
C.2 D. 1 và 4

---------- Post added 12-05-2012 at 01:11 AM ----------

anh chị nào cao tay vào giúp mình với, sắp thi rồi mà nhiều thứ còn mờ mịt quá:((
 
1.Đúng.thị trường liên ngân hàng hoạt động với mục tiêu hỗ trợ thanh khoản là đúng với bản chất của nó,nói như e thu lời thì không chính xác đâu mà là tận dụng vốn dư thừa tạm thời ngân hàng tưong trợ nhau thôi.còn kiếm lời qua thị trường liên hàng như vừa rồi ở VN thì chỉ có một không hai trên TG thôi :D
2.Đúng.Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giúp tăng “hệ số tạo tiền”, qua đó giúp các NH có thêm tiền để cho vay; giảm được chi phí sử dụng vốn, một mặt giúp giảm áp lực phải tăng lãi suất để huy động vốn, mặt khác tạo điều kiện cho các NH giảm thêm lãi suất cho vay.
4.Sai.nếu tỷ lệ sinh lời từ các hoạt động đầu tư khác giảm mà ngân hàng đi huy động với lãi suất tăng thì ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro chính là rủi ro lãi suất làm giảm thu nhập ngân hàng.đơn giản e có thể thấy nếu lãi suất cho vay hạ thì lãi suất huy động thường phải hạ theo.
5.Đúng.khi hệ thống ngân hàng căng thẳng thanh khoản thì sẽ làm tăng lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất thị trường theo đó cũng tăng
7.Sai.hạn chế rủi ro thanh toán
8.Đúng.chi phí huy động vốn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí
9.Đúng.ngân hàng tham gia chứng khoán đầu tư vừa có thể kiếm lời vừa mang tính chất dự trữ thanh khoản
10.Sai.lãi suất kỳ phiếu thường cao hơn lãi suất tiết kiệm là để thu hút người mua nhưng khách hàng không được rút trước hạn
 
mình chia sẻ ý kiến của mình để mọi người cùng thảo luận nha
1.Đ (mục tiêu hàng đầu của cho vay liên NH là thanh khoản, các NH tương trợ lẫn nhau)
2.Đ (cái này là dĩ nhiên rồi :D)
3.S (khi ls thị trường có xu hướng tăng thì không ai dám đầu tư vào TP. NH mua TP khi thiếu kênh đầu tư, hoặc do NHNN bắt buộc, hoặc đánh giá ls thị trường có xu hướng giảm....)
4.S (theo quan hệ cung cầu, khi các kênh đầu tư khác như CK, BĐS, vàng, ngoại tê...giảm tỷ lệ sinh lời thì NĐT sẽ có xu hướng gửi tiền vào NH, đầu tư vào TP...nên nguồn cung tăng -> lãi suất huy động giảm)
5.Đ (RRTK là khi NH không có tiền đáp ứng nhu cầu thanh toán khi đến hạn hay người gửi tiền rút tiền hàng loạt...NH sẽ phải tăng cường huy động, đi vay để đáp ứng vốn ->lãi suất tăng....)
6.Đ (vì cho vay liên NH thường là ngắn hàng (qua đêm, 1 tuần....) nên rất có ích khi NH chỉ tạm thời dư thừa vốn)
7.S (đây phải là rủi ro thanh toán)
8.
9.câu này mình cũng hơi phân vân.....CK có tỉnh lỏng cao nhưng không phải là cao nhất trong các tài sản....với lại rủi ro cũng cao nữa nên không thể nói là NH tăng được tính thanh khoản
10.cái do rủi ro cao hơn là của bạn hay trong đề vậy..NH phát hành kỳ phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và để thu hút người mua thi kỳ phiếu có lãi suất hấp dẫn hơn tiền gửi cùng kỳ hạn)
 
T cũng tham gia góp ý kiến, tham khảo thôi nha:)
1-Sai: Vì cả hai mục tiêu: Thanh khoản và Sinh lời. Như trên có bạn nói là chỉ ở VN mới xảy ra trường hợp cho vay để lấy lãi trên thị trường LNH=> Như vậy là có cả mục đích lấy lãi nên k thể loại bỏ nó được. Cái này t có thể đảm bảo do đợt nọ học NHTM, có một số hđ của NH mà theo lý thuyết thì là k có nhưng trên thực tế vẫn xảy ra thì ta vân phải công nhận nó, đi thi thì phải dựa trên thực tế là chính(còn cụ thể là gì thì quên rồi:p)
2-Đ: Không cần bàn nhé:D
3-Sai: Ls thị trường tăng đồng nghĩa với lá TP giảm, mà đã giảm ai dại j mua vào, đã thế lại còn mua với mức lớn hơn mệnh giá+lãi trước đó nữa chứ@@
4-S: ý mình cũng giống với bạn phungvannam:D
5-Đ: Rủi ro TK tăng thì kéo theo việc NH muốn tăng lượng Tiền mặt và cũng như Tài sản thanh khoản càng nhiều tốt=>huy động tiền gửi tăng=>ls huy động vốn tăng.
6-Mình nghĩ chưa chắc là Đúng: vì nếu cái dư thừa vốn này xảy ra trong tình trạng mấy tháng cuối năm vừa rồi, khi mà nhu cầu vay trên Thị trường LNH tăng đột biến, trong khi các NH có nhu cầu vay này toàn là các NH thiếu thanh khoản lớn, đồng thời lại chây ì trong việc trả nợ (lần đầu tiên cho vay trên thị trường LNH cần có TSĐB)thì cái việc "Ưu tiên" này có vẻ hơi mạo hiểm:)
7-Đ: RRTD là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán.
8-Đ: Thu nhập chủ yếu của NHTM là từ các khoản cho vay(thu nhập từ lãi). Và nên nhớ, trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM chủ yếu là các khoản nợ (các khoản tiền gửi của cá nhân, tổ chức,...) cho nên Chi phí lãi sẽ lớn hơn nhiều so với Thu nhập phi lãi.
9-Nếu xét về khía cạnh độ thanh khoản thì TP đầu tư có tính thanh khoản cao. Nhưng theo t hiểu câu hỏi này muốn nói đến nếu đầu tư vào các TP này thì có làm tăng tính TKhoản của TS NHTM k? Nếu để tăng tính thanh khoản thì cứ giữ tiền là ngon nhất, nếu đã đầu tư tiền mua TP rồi thì sẽ giảm lượng tiền mặt, chắc là phải giảm tính thanh khoản chứ:D
10-Đ: Mục đích ls của kỳ phiếu cao hơn tiền gửi TK là do nó k được rút trước hạn, và một phần là để hấp dẫn KH. Cái mà bạn Playman nhắc đến (k rút được trước hạn) chính là rủi ro mà KH gặp phải khi mua kỳ phiếu chứ k gửi tkiệm.
11-A: rõ rồi còn gì:)
12- Theo t hiểu hđ thanh khoản là các hoạt động huy động tiền gửi của NHTM và các hđ như bán TPCP, vay tiền từ NHNN,... bạn có thể giải thích rõ hơn câu hỏi được k?
13-C: Vì khoản dự trữ bắt buộc vẫn thuộc tài sản của NHTM, chỉ có cái là NHNN quản lý và giữ hộ 1 phần thôi:)
14-C: phân loại nợ chỉ để NH kiểm soát các khoản đã cho vay ra, chứ nếu đã có RR xảy ra rồi thì phân loại cũng bó tay:D
15- Tài sản nhạy cảm LS = TG có kỳ hạn tại các TCTD + Chứng khoán thanh khoản + Các khoản cho vay ngắn hạn + Các khoản cho vay trung dài hạn sắp đáo hạn
=> như vậy là 1&3 nhé-A
+1 thì đương nhiên vì nó có cái Si bor+0.2%(Si bor thì khỏi nói, lên xuống thất thường)
+3 thì là CK sắp đáo hạn (thanh khoản). Đừng nhìn vào cái lãi suất cố định mà sợ bạn ạ:D
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
tái cơ cấu các NHTM VN hiện nay là giải pháp hiệu quả để củng cố sức mạnh của cả hệ thống tổ chức tín dụng
là đúng hay sai ạ. ai giải thích giúp em với
 
tái cơ cấu các NHTM VN hiện nay là giải pháp hiệu quả để củng cố sức mạnh của cả hệ thống tổ chức tín dụng
là đúng hay sai ạ. ai giải thích giúp em với
cái này thì thì bạn chỉ cần đánh vào tìm trên các bài báo là có ngay thôi :-??
 
Câu 7 phải là rủi ro thanh toán chứ, vì nôm na là ở đây ngân hàng đi vay vốn ngắn hạn rồi cho vay trung và dài hạn, khi đến hạn ngân hàng mới là người ko thanh toán được chứ không phải khách hàng đến vay.
 
câu 14 trắc nghiệm có cái vấn đề thế này, ko biết mình có nói ngu ko
Trích lập dự phòng rủi ro có làm giảm rủi ro tín dụng? rủi ro tín dụng là khách hàng không trả đc nợ hoặc trả muộn ( dẫn đến rủi ro thanh khoản ) trong khi trích lập dự phòng rủi ro dù lớn bao nhiêu cũng vô ích vì nó dùng để xử lý rủi ro, còn phân loại nợ giúp : đôn đốc khách hàng, theo dõi khách hàng, các quyết định cơ cấu lại nợ, ra hạn nợ từ đó biết lúc nào nên kiên quyết đòi nợ, hoặc nuôi nợ phù hợp để có khả năng thu hồi vốn và lãi "hợp lí nhất" dẫn đến rủi ro ít nhất.
Đồng ý luôn câu 9 là đầu tư chứng khoán giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư ( mục đích sinh lời ) chứ theo mình ko làm tăng tính thanh khoản.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,598
Thành viên mới nhất
khuyenmaicwin05
Back
Bên trên