TTO - Đại diện các nhà tuyển dụng và giảng viên đều cho rằng nếu sinh viên không thay đổi thái độ chắc chắn sẽ thất nghiệp
Tại hội nghị nhà tuyển dụng do Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) tổ chức ngày 2-11, không chỉ các doanh nghiệp "kêu" mà nhà trường cũng trăn trở về thực trạng năng lực, kỹ năng, thái độ của sinh viên
Thái độ quan trọng hơn trình độ
Trao đổi với các doanh nghiệp, TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV - cho rằng: "Khi bước vào lớp học, chỉ cần nhìn qua thái độ học tập, ứng xử của sinh viên có thể biết được ai sẽ thành công, ai sẽ thất nghiệp và ai không thể xin được việc sau khi ra trường".
Là người nhiều năm làm công tác đào tạo, ông Hạ biết rất rõ sinh viên yếu gì, thiếu gì và không có gì… Theo ông Hạ, điều sinh viên hiện nay thiếu nhiều nhất là thái độ. Ngay tại trường, thái độ của sinh viên với bạn bè, với giảng viên cũng đang có rất nhiều vấn đề.
Nên chuyện đòi hỏi sinh viên ra trường có cách ứng xử, thái độ tốt với doanh nghiệp hiện nay là điều rất khó. Nhiều sinh viên chưa xác định được trách nhiệm với bản thân nên khó có trách nhiệm với xã hội.
Ông Hạ trăn trở: "Bản thân tôi ở trường cũng cảm thấy ái ngại tình trạng này. Có những sinh viên năng động, giỏi nhiều mặt, thái độ khá tốt nhưng hiện cũng có rất nhiều sinh viên gặp thầy cô của mình không chào, kỹ năng giao tiếp tối thiểu nhưng không nhiều sinh viên làm được.
Đến khi có việc gì cần thì sinh viên mới gặp thầy cô năn nỉ và tỏ ra là một con người khác. Như vậy ấn tượng đầu tiên của người khác về các sinh viên này đã không tốt rồi".
Đại diện Công ty Carree Buider cho biết là đơn vị thường xuyên làm việc với các doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với ứng viên, đơn vị này nghe rất nhiều ý kiến "kêu ca" về thái độ của sinh viên.
"Hiện nay, điều sinh viên thiếu nhất là thái độ. Nhiều doanh nghiệp than rằng khi phỏng vấn tuyển dụng, sinh viên luôn quan tâm tới vấn đề cá nhân hơn, ví dụ như có làm việc nhiều không, có làm ngày thứ bảy không… Có lẽ, nhiều người đang cổ súy cần yêu thương bản thân mình hơn, các bạn trẻ ảnh hưởng điều này nên đã hiểu sai và áp dụng sai", đại diện Carree Buider chia sẻ.
Mời doanh nghiệp về trường chia sẻ để sinh viên thay đổi
Đại diện nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn nhà trường trong quá trình đào tạo cần giáo dục sinh viên có thái độ tích cực hơn. Điều này còn quan trọng hơn việc đào tạo kiến thức chuyên môn. Vì thật sự, các kiến thức chuyên môn dạy ở trường đại học được áp dụng vào công việc thực tế không nhiều.
ThS Nguyễn Thái Châu, giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính - marketing, cũng cho rằng: "Một người có thái độ tốt, tính kỷ luật cao thường có suy nghĩ tích cực và chắc chắn họ rất dễ thành công. Nếu sinh viên giỏi kỹ năng mềm sẽ có thể làm việc tốt và có khả năng thăng tiến cao".
TS Phạm Tấn Hạ cũng cho rằng về kiến thức sinh viên có thể dễ dàng học được trên Internet nhưng việc định hướng, chia sẻ với sinh viên để giúp hình thành những kỹ năng, thái độ tốt hơn thì phải cần có người bên ngoài đến chia sẻ.
"Nhà trường đang theo hướng đào tạo mời đại diện các doanh nghiệp về trường chia sẻ, để sinh viên biết mình cần phải thay đổi. Thông thường 2 năm nhà trường tổ chức hội nghị nhà tuyển dụng một lần để điều chỉnh chương trình đào tạo", ông Hạ cho hay.
TS Nguyễn Quốc Chính, giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐHQG TP.HCM), nhận định chương trình đào tạo của các trường hiện nay đang rất hẹp, nên cần mở rộng để xóa nhòa ranh giới các ngành.
"Nhà trường cần giúp giảng viên, sinh viên tiếp cận với tư tưởng thực tế của các doanh nghiệp. Điều khó thay đổi nhất ở trường đại học theo tôi không phải ở sinh viên mà là giảng viên. Giảng viên phải thay đổi thì sinh viên mới thay đổi được thái độ và từ đó nhà trường sẽ điều chỉnh chương trình đào tạo sát với thực tế", ông Chính nhấn mạnh.
Cũng theo ông Chính, về chương trình đào tạo, hiện nay nhà trường không bị lệ thuộc quy định về chương trình khung của Bộ GD-ĐT như trước mà trường được hoàn toàn tự chủ trong việc xây dựng chương trình.
Tại hội nghị nhà tuyển dụng do Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) tổ chức ngày 2-11, không chỉ các doanh nghiệp "kêu" mà nhà trường cũng trăn trở về thực trạng năng lực, kỹ năng, thái độ của sinh viên
Thái độ quan trọng hơn trình độ
Trao đổi với các doanh nghiệp, TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV - cho rằng: "Khi bước vào lớp học, chỉ cần nhìn qua thái độ học tập, ứng xử của sinh viên có thể biết được ai sẽ thành công, ai sẽ thất nghiệp và ai không thể xin được việc sau khi ra trường".
Là người nhiều năm làm công tác đào tạo, ông Hạ biết rất rõ sinh viên yếu gì, thiếu gì và không có gì… Theo ông Hạ, điều sinh viên hiện nay thiếu nhiều nhất là thái độ. Ngay tại trường, thái độ của sinh viên với bạn bè, với giảng viên cũng đang có rất nhiều vấn đề.
Nên chuyện đòi hỏi sinh viên ra trường có cách ứng xử, thái độ tốt với doanh nghiệp hiện nay là điều rất khó. Nhiều sinh viên chưa xác định được trách nhiệm với bản thân nên khó có trách nhiệm với xã hội.
Ông Hạ trăn trở: "Bản thân tôi ở trường cũng cảm thấy ái ngại tình trạng này. Có những sinh viên năng động, giỏi nhiều mặt, thái độ khá tốt nhưng hiện cũng có rất nhiều sinh viên gặp thầy cô của mình không chào, kỹ năng giao tiếp tối thiểu nhưng không nhiều sinh viên làm được.
Đến khi có việc gì cần thì sinh viên mới gặp thầy cô năn nỉ và tỏ ra là một con người khác. Như vậy ấn tượng đầu tiên của người khác về các sinh viên này đã không tốt rồi".
Đại diện Công ty Carree Buider cho biết là đơn vị thường xuyên làm việc với các doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với ứng viên, đơn vị này nghe rất nhiều ý kiến "kêu ca" về thái độ của sinh viên.
"Hiện nay, điều sinh viên thiếu nhất là thái độ. Nhiều doanh nghiệp than rằng khi phỏng vấn tuyển dụng, sinh viên luôn quan tâm tới vấn đề cá nhân hơn, ví dụ như có làm việc nhiều không, có làm ngày thứ bảy không… Có lẽ, nhiều người đang cổ súy cần yêu thương bản thân mình hơn, các bạn trẻ ảnh hưởng điều này nên đã hiểu sai và áp dụng sai", đại diện Carree Buider chia sẻ.
Mời doanh nghiệp về trường chia sẻ để sinh viên thay đổi
Đại diện nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn nhà trường trong quá trình đào tạo cần giáo dục sinh viên có thái độ tích cực hơn. Điều này còn quan trọng hơn việc đào tạo kiến thức chuyên môn. Vì thật sự, các kiến thức chuyên môn dạy ở trường đại học được áp dụng vào công việc thực tế không nhiều.
ThS Nguyễn Thái Châu, giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính - marketing, cũng cho rằng: "Một người có thái độ tốt, tính kỷ luật cao thường có suy nghĩ tích cực và chắc chắn họ rất dễ thành công. Nếu sinh viên giỏi kỹ năng mềm sẽ có thể làm việc tốt và có khả năng thăng tiến cao".
TS Phạm Tấn Hạ cũng cho rằng về kiến thức sinh viên có thể dễ dàng học được trên Internet nhưng việc định hướng, chia sẻ với sinh viên để giúp hình thành những kỹ năng, thái độ tốt hơn thì phải cần có người bên ngoài đến chia sẻ.
"Nhà trường đang theo hướng đào tạo mời đại diện các doanh nghiệp về trường chia sẻ, để sinh viên biết mình cần phải thay đổi. Thông thường 2 năm nhà trường tổ chức hội nghị nhà tuyển dụng một lần để điều chỉnh chương trình đào tạo", ông Hạ cho hay.
TS Nguyễn Quốc Chính, giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐHQG TP.HCM), nhận định chương trình đào tạo của các trường hiện nay đang rất hẹp, nên cần mở rộng để xóa nhòa ranh giới các ngành.
"Nhà trường cần giúp giảng viên, sinh viên tiếp cận với tư tưởng thực tế của các doanh nghiệp. Điều khó thay đổi nhất ở trường đại học theo tôi không phải ở sinh viên mà là giảng viên. Giảng viên phải thay đổi thì sinh viên mới thay đổi được thái độ và từ đó nhà trường sẽ điều chỉnh chương trình đào tạo sát với thực tế", ông Chính nhấn mạnh.
Cũng theo ông Chính, về chương trình đào tạo, hiện nay nhà trường không bị lệ thuộc quy định về chương trình khung của Bộ GD-ĐT như trước mà trường được hoàn toàn tự chủ trong việc xây dựng chương trình.
TRẦN HUỲNH
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc