“Bốc thuốc” trị nợ xấu

haiduytran

Thành viên tích cực
Để đảm bảo xử lý nhanh nợ xấu, khơi thông vốn cho nền kinh tế, kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, giải pháp căn cơ, hữu hiệu nhất hiện nay là cần khẩn trương thành lập Công ty mua bán nợ quốc gia thuộc NHNN độc lập, chuyên nghiệp, có khả năng tiếp nhận và xử lý tập trung các khoản nợ xấu của các TCTD với quy mô lớn.

“Kế hoạch hành động” của NHNN


Theo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, đến ngày 30/6/2012, nợ xấu của các TCTD trong nước chiếm 8,82%/tổng dư nợ. Như vậy, quy mô nợ xấu trong nền kinh tế tương đối lớn. Nếu cứ để các ngân hàng và doanh nghiệp tự xử lý thì thời gian sẽ kéo dài. Điều đó đồng nghĩa số lượng doanh nghiệp không có vốn sản xuất kinh doanh phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản sẽ gia tăng. Điều này sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính quốc gia nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Do vậy, ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, khi nợ xấu đủ lớn đe dọa sự an toàn hệ thống ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô thì Chính phủ lập tức phải can thiệp xử lý nợ xấu, kể cả sử dụng nguồn ngân sách hoặc vốn vay từ nội lực hay bên ngoài.

509c75a740b9a_medium.jpg


Hiện các NHTM cũng đang tích cực xử lý nợ xấu. (Ảnh: KĐK)

509c75a83cd30_medium.jpg
TS. Nguyễn Thị Mùi
– Giám đốc Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VietinBank Phải thuyết phục dư luận bằng giải trình toàn diện Thời gian qua nhiều người có xu hướng đổ lỗi nợ xấu do ngân hàng gây nên. Đó là vì người dân chưa hiểu đúng về nợ xấu. Trên thực tế, nợ từ DNNN, nợ xây dựng cơ bản và những khoản nợ tồn từ nhiều năm trước để lại cũng đóng góp khá nhiều vào con số nợ xấu. Chính vì vậy, để thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, đi đôi với tính minh bạch giải trình thì định hướng dư luận tốt hơn sẽ giúp xã hội hiểu một cách chính xác và toàn diện hơn. Về AMC, trước khi khởi động, theo tôi cần phải làm rõ nếu công ty đặt tại NHNN thì cơ quan này phải có đủ quyền để xử lý các vấn đề trong quá trình xử lý nợ.
Cũng bởi vậy, xử lý nợ xấu là một trong những nội dung quan trọng trong Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nếu như trước đây, ngân hàng bị “kết tội” là kẻ gây ra nợ xấu, thì hiện nay, sau khi được các chuyên gia, các cơ quan chức năng liên quan “mổ xẻ” thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã được nhìn nhận do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là sự ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh, hàng hóa tồn kho, công trình đầu tư dở dang, thị trường bất động sản suy giảm.

Do đó xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng không phải là trách nhiệm riêng của ngành Ngân hàng mà đòi hỏi phải có hệ thống các giải pháp xử lý đồng bộ. Mặc dầu vậy, về phía Ngành với tư cách là cơ quan quản lý trực tiếp, ngay sau khi Đề án được chấp thuận, Thống đốc NHNN đã ban hành một kế hoạch hành động nhằm xử lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu gia tăng một cách hiệu quả nhất.

Kế hoạch hành động đó đã được NHNN bắt đầu cụ thể hóa qua việc Ban hành Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 cho phép các TCTD giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ nếu TCTD đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh.

Để phản ánh đầy đủ hơn thực trạng nợ xấu và hạn chế nợ xấu gia tăng, NHNN đang triển khai xây dựng quy định mới về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn và mở rộng phạm vi tài sản có tiềm ẩn rủi ro tín dụng phải phân loại và trích lập dự phòng rủi ro; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng (các tỷ lệ an toàn, uỷ thác và nhận uỷ thác,...) nhằm hạn chế rủi ro cho các TCTD. Ngoài ra, NHNN đang triển khai sửa đổi, bổ sung các quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng.

Đó là những bước đi đầu tiên, song để đảm bảo xử lý nhanh nợ xấu, khơi thông vốn cho nền kinh tế, kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, giải pháp căn cơ, hữu hiệu nhất hiện nay là cần khẩn trương thành lập AMC thuộc NHNN độc lập, chuyên nghiệp, có khả năng tiếp nhận và xử lý tập trung các khoản nợ xấu của các TCTD với quy mô lớn để tối đa hóa giá trị thu hồi vốn. Điều quan trọng là công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của NHNN.

Cần sự chung tay của cả nền kinh tế


Ở góc độ vi mô, các TCTD cần đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp. Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét miễn, giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có triển vọng tốt sau cơ cấu lại nợ để khách hàng giảm bớt khó khăn tài chính tạm thời và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo nguồn thu mới trả nợ TCTD.

Đồng thời, tích cực xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ để thu hồi vốn, giảm nợ xấu, tiếp tục đầu tư, cho vay đối với khách hàng có nợ xấu do khó khăn tạm thời nhưng có triển vọng phục hồi và phát triển tốt; Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp vay, đồng thời tham gia cơ cấu lại doanh nghiệp; Tăng cường trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật; Bán nợ cho các tổ chức, đặc biệt là bán nợ cho các công ty mua bán nợ và công ty quản lý tài sản.

509c75ac37f22_medium.jpg


Thị trường BĐS đóng băng là một trong các nguyên nhân gây nợ xấu. (Ảnh: TTX)

Một vấn đề quan trọng không chỉ tại Việt Nam mà các nước trên thế giới mắc phải là bộ phận lớn nợ xấu của hệ thống ngân hàng liên quan đến bất động sản.

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trong thời gian qua NHNN đã nới lỏng cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản thông qua việc loại trừ khỏi dư nợ cho vay bị hạn chế đối với một số nhu cầu vay vốn để đầu tư, kinh doanh bất động sản gồm: Xây dựng nhà để bán, cho thuê cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nhưng không thu tiền thuê nhà hoặc thu tiền thuê với giá thuê không vượt quá mức giá cho thuê nhà ở do UBND cấp tỉnh ban...

Song, dù các giải pháp xử lý nợ xấu của NHNN thực hiện đã mang lại hiệu quả nhất định, nhưng với một khối lượng nợ xấu lớn như vậy, để giải quyết một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất thì sự phối hợp của các Bộ, ngành có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản bao gồm: miễn giảm thuế VAT cho cá nhân, hộ gia đình mua nhà xã hội và mua nhà thương mại để ở lần đầu; ưu đãi về thuế thu nhập cho doanh nghiệp đầu tư nhà xã hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi nhanh cơ cấu các dự án bất động sản đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp...

Đặc biệt, các Bộ, ngành và địa phương cần phải triển khai quyết liệt nhóm giải pháp xử lý hàng tồn kho và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Trong đó, tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua việc miễn, giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế; bố trí đầy đủ vốn thanh toán cho các công trình, dự án đầu tư để xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản ở cả Trung ương và địa phương; tăng quy mô và hiệu quả quỹ bảo lãnh tín dụng để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp; đổi mới, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự để bảo vệ quyền chủ nợ của TCTD và giúp TCTD thu hồi tài sản sớm nhất…

TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia ngân hàng AMC phải có quyền lực như một tòa án
509c75aa3ade6_medium.jpg
AMC cần được phê chuẩn muộn nhất là cuối năm 2012 với một quy chế riêng, đặc biệt phải có quyền lực như một tòa án. Bởi, việc xử lý nợ, nhất là về tài sản đảm bảo cần phải qua hệ thống tư pháp nhưng thời gian qua, các tòa án đang luôn trong tình trạng quá tải. Vì vậy nếu không đẩy nhanh tiến độ ở khâu này thì e rằng tiến trình xử lý nợ xấu sẽ bị đẩy lùi. Và một khi AMC được thành lập, thì trong vòng 6 tháng, công ty cần phải có đủ nhân lực, đặc biệt nguồn lực tài chính để chính thức đi vào hoạt động. Theo tôi, ban đầu công ty này chỉ cần 25 nghìn tỷ đồng, nguồn đó sẽ được lấy từ: ngân sách, đóng góp của các TCTD, nguồn tài trợ của các định chế tài chính nước ngoài. Sau đó sẽ lên các phương án tiếp theo để xử lý dần dần các món nợ. Theo tôi, NHNN nên làm đầu mối xử lý nợ vì cơ quan này biết rõ hơn ai hết “ngóc ngách” của NHTM, chỗ nào là xấu, chỗ nào là tốt, chưa kể NHNN còn có cơ quan thanh tra kiểm soát khá tốt. Còn nếu giao cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC) thì có bất cập ở chỗ quy mô của DATC còn nhỏ và họ không phải là người thấu hiểu ngân hàng rõ nhất.
Nhóm PV - Thời báo ngân hàng
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,478
Thành viên mới nhất
vnzlvnvn60
Back
Bên trên