"Biến" tại ngân hàng ACB

  • Bắt đầu Bắt đầu nhankythu
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

nhankythu

Thành viên tích cực
Sự kiện ông Lý Xuân Hải và ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ đã lấn lướt những thông tin quan trọng khác như phiên chất vấn Thống đốc và quyết định của NHNN về sản xuất và quản lý vàng miếng.
Ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải bị bắt

Ngày 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên, cổ đông của ngân hàng ACB bị bắt về tội danh kinh doanh trái phép, tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải được mời tới cơ quan điều tra hợp tác, mở đầu cho những “chấn động” trên thị trường.

Ngày 22/8, do ông Hải vẫn vắng mặt để hợp tác với cơ quan điều tra, ông Đỗ Minh Toàn được giao tạm điều hành ACB. Ông Trần Xuân Giá, chủ tịch HĐQT đang công tác ở nước ngoài, công việc được giao cho phó chủ tịch HĐQT Lê Vũ Kỳ.

Ngày 23/8, ông Lý Xuân Hải từ nhiệm chức TGĐ tại ACB, ông Đỗ Minh Toàn lên thay. Chiều tối cùng ngày, cơ quan công an khám xét nơi ở và làm việc của ông Hải, đồng thời ông Hải bị bắt tạm giam 4 tháng về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 - Bộ Luật hình sự.

Theo điều tra ban đầu, ông Hải đã ký hợp đồng ủy thác cho 19 nhân viên dưới quyền thuộc Phòng Kế toán và Phòng Quản lý kho quỹ thực hiện việc nhận tiền của Ngân hàng ACB để gửi vào một tổ chức tín dụng. Qua đó gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB nhiều tỷ đồng.

"Biến" tại ngân hàng ACB

Ngay sáng 21/8, ACB dù tuyên bố vụ bắt ông Kiên không ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng, song ngay sau đó ACB lại yêu cầu các chi nhánh, PGD tạm ngưng giải ngân cho vay. Cuối buổi sáng, các khoản vay dưới 2 tỷ được triển khai bình thường trở lại.

Cùng ngày, tại phiên chất vấn, Đại biểu Quốc hội đã hỏi Thống đốc NHNN về việc của ông Nguyễn Đức Kiên. Thống đốc khẳng định việc của ông Kiên không liên quan đến ACB và cam kết NHNN sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho ACB nếu bị rút tiền hàng loạt.

Trong 3 ngày 21 – 23/8, người đến rút tiền tại ACB tăng, riêng ngày 22/8 ghi nhận 5.000 tỷ đồng rút ra. ACB đã phải vay trên OMO 11.000 tỷ đồng.

Trong 4 ngày liên tiếp, từ 21 – 24/8, NHNN bơm ra tổng cộng hơn 23.000 tỷ đồng trên OMO, trong đó riêng ngày 21 bơm hơn 13.000 tỷ - nhiều nhất kể từ 20/1, để hỗ trợ các TCTD có nhu cầu thanh khoản.

Ngày 24/8, hoạt động tại ACB ổn định trở lại. Ngân hàng này bắt đầu tung chiêu hút khách hàng. Thống đốc cũng khẳng định hệ thống ngân hàng đã ổn định trở lại.

Thống đốc trả lời chất vấn

Theo thống đốc, các con số nợ xấu hiện nay có nhiều, nhưng số của NHNN là chuẩn nhất và NHNN cũng điều hành chính sách theo con số đó.

Về việc xử lý các ngân hàng yếu kém, thống đốc cũng cho biết sẽ hoàn thành việc tái cơ cấu này trong năm nay.

Về nợ xấu, thống đốc cho rằng con số nợ xấu hiện ở mức báo động, nhưng chưa đến mức "hốt hoảng" và nợ xấu nước ta vẫn còn thấp hơn nhiều nước trong thời điểm cần đến sự can thiệp.

Đối với vấn đề lãi suất, theo thống đốc mức lãi suất hiện nay đã là hợp lý và khó có thể giảm hơn nữa, vì nếu không để lãi suất VNĐ ở mức hấp dẫn sẽ làm tình trạng vàng hóa và đôla hóa lập lại, nên việc giảm lãi suất trong thời gian tới cần hết sức thận trọng.

Quyết định 1623/QĐ-NHNN về sản xuất và quản lý thị trường vàng
Ngày 23/8, NHNN ban hành quyết định 1623 về sản xuất và quản lý thị trường vàng. Theo đó SJC sẽ không được sản xuất mà sẽ gia công vàng miếng cho NHNN, phí gia công là 50.000 đồng/lượng, các loại vàng phi SJC và vàng SJC móp méo được dùng làm nguyên liệu, các đơn vị có nhu cầu chuyển đổi sang vàng SJC thì đề nghị NHNN và nếu được chấp thuận sẽ ký HĐ gia công với SJC.

Ngay sau khi quyết định có hiệu lực, SJC đã gia công hơn 46.000 lượng vàng trong hai ngày cuối tuần này để cung ứng ra thị trường vào tuần tới.

NHNN đồng thời ban hành thông tư 24 yêu cầu TCTD không được thực hiện vay và cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các TCTD khác, trừ trường hợp đặc biệt.

ST
 
Back
Bên trên