Bị sếp ghét cũng đừng vội bỏ việc hay nhẫn nhục chịu đựng: Cứ "lạt mềm buộc chặt" sẽ sớm biến nguy thành an

  • Bắt đầu Bắt đầu emcocghe
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

emcocghe

Super Moderator
Super Mod
Bị sếp ghét cũng đừng vội bỏ việc hay nhẫn nhục chịu đựng: Cứ lạt mềm buộc chặt sẽ sớm biến nguy thành an

Muốn làm thân với sếp không khó, chỉ là bạn sẽ cần một chút khéo léo. Đặc biệt, nếu bạn đã bị sếp ghét sẵn, tuyệt đối phải cẩn thận khi hàn gắn mối quan hệ này


Không phải mối quan hệ nào nơi công sở cũng "cơm lành canh ngọt", nhưng bạn cần tuyệt đối xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp.

"Mối quan hệ với sếp sẽ quyết định đến con đường sự nghiệp của bạn sau này", Dana Brownlee - tác giả cuốn "The Unwritten Rules of Managing Up". "Thật khó để thành công khi mà sếp không cổ vũ bạn".

Nhìn chung, sếp là những người có quyền đề bạt hoặc sa thải bạn, bảo vệ hoặc chỉ định những dự án có lợi cho bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn bị sếp ghét cũng đừng coi đó là "ngày tận thế". Bởi lẽ, bạn hoàn toàn có thể xoay chuyển tình thế nếu biết khéo léo "lạt mềm buộc chặt" bằng các giải pháp sau.

Chẳng may bị sếp ghét cũng đừng vội bỏ việc hay nhẫn nhục chịu đựng: Cứ lạt mềm buộc chặt sẽ sớm biến nguy thành an - Ảnh 1.
Không đóng vai "nạn nhân"

Nếu bạn và sếp có khúc mắc, đừng đi quanh văn phòng rồi rêu rao lời phàn nàn của mình.

"Việc này chỉ phản tác dụng", Steve Arneson - tác giả cuốn "What Your Boss Really Wants from You". "Phàn nàn với đồng nghiệp chỉ làm tổn hại thêm cho công ty, chưa kể nó sẽ đến tai sếp và khiến mối quan hệ giữa bạn và sếp rạn nứt hơn".

"Bạn nên cẩn thận hơn, tránh nói xấu sau lưng hay lan truyền những câu chuyện rằng sếp cố tình ‘trù’ mình. Nếu không, một ngày nó đó chúng sẽ trở thành hiện thực thật sự".

Bắt đầu tìm hiểu về con người và thói quen của sếp

Mỗi người chúng ta có cách làm việc khác nhau. Đó đó, cả sếp và nhân viên cần phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của nhau.

"Trong mối quan hệ giữa bạn và cấp trên, bạn là người phải chịu trách nhiệm nhiều hơn", Arneson nói. "Bạn quyết định tới 51% mối quan hệ này. Bạn không phải làm tới 90% công việc, nhưng bạn phải sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mối quan hệ này, chứ không thể phó mặc cho mỗi sếp".

Ví dụ, một vài sếp có chính sách thoải mái, trong khi người khác sẽ bắt bạn đặt lịch trước khi vào phòng gặp. Một số người muốn quản lý tất cả mọi dự án, trong khi những người khác sẽ giao phó cho cấp dưới.

Chẳng may bị sếp ghét cũng đừng vội bỏ việc hay nhẫn nhục chịu đựng: Cứ lạt mềm buộc chặt sẽ sớm biến nguy thành an - Ảnh 2.

"Tôi không thích khi sếp bắt họp tới 10 lần chỉ vì một báo cáo 20 trang, nhưng vẫn phải làm theo. Tôi buộc phải chấp nhận điều đó", Arneson.

Brownlee cho biết, ở công ty nào cũng tồn tại 2 kiểu nhân viên: người tập trung làm việc và người tập trung xây dựng các mối quan hệ. Những người tập trung làm việc sẽ không thích tán gẫu quá nhiều, còn những người tập trung xây dựng các mối quan hệ sẽ thích trò chuyện đôi chút trước khi bắt tay vào làm.

"Bạn nên điều chỉnh sao cho phù hợp với từng kiểu sếp và từng mong muốn khác nhau của sếp", bà cho biết.

Ngoài ra, nhân viên nên chú ý mỗi khi sếp gợi ý về những yêu cầu, sở thích của mình.

"Sếp sẽ nói về những phẩm chất mà mình ngưỡng mộ hoặc thích ở người khác", Arneson cho biết. Nếu nên để ý xem đâu là hành động sẽ được khen ngợi, đâu là hành động bị phê bình. Bên cạnh đó, hãy hỏi những câu hỏi dạng tiếp nối khi sếp nhắc đến ai đó với thái độ tích cực. Như vậy bạn sẽ nắm được phẩm chất mà họ đang tìm kiếm. "Bạn có thể rèn luyện những phẩm chất đó để lấy lòng sếp".

Tìm điểm chung

Nếu bạn không thấy mình hòa hợp với sếp, hãy cố gắng tìm ra một điểm chung nào đó để làm thân.

"Mọi người thường bị thu hút bởi những người có chung mối quan tâm với mình", Brownlee cho biết.

Hãy nhìn thử xung quanh văn phòng và chú ý tới các đồ vật trong đó để tìm ra điểm chung mà cả hai có thể chia sẻ với nhau.

Chẳng may bị sếp ghét cũng đừng vội bỏ việc hay nhẫn nhục chịu đựng: Cứ lạt mềm buộc chặt sẽ sớm biến nguy thành an - Ảnh 3.
Bạn với sếp có thể cùng sở thích, có con cái ở độ tuổi giống nhau, xuất thân từ cùng một thành phố hoặc ủng hộ cùng một đội bóng.

"Tôi nhớ mình đã kết thân với một anh chàng vì chúng tôi đi làm cùng đường với nhau", Brownlee nhớ lại. "Đó chính là nền tảng cho mọi thứ".

Giúp sếp làm việc

Vị sếp nào cũng bận trăm công nghìn việc không bao giờ hết. Thay vì trở thành kiểu nhân viên khiến sếp thêm việc, hãy chủ động giải quyết các vấn đề hộ sếp.

Chẳng hạn, nếu sếp đề cập tới một dự án lớn trong buổi họp, Brownlee gợi ý bạn hãy gửi ý tưởng giúp đỡ của mình tới sếp.

"Khiến họ có cuộc sống dễ thở hơn, cũng như giải quyết công việc giùm họ… điều này thực sự tạo ra khác biệt lớn trong việc bạn đồng cảm với họ ra sao", bà nói.

Chẳng may bị sếp ghét cũng đừng vội bỏ việc hay nhẫn nhục chịu đựng: Cứ lạt mềm buộc chặt sẽ sớm biến nguy thành an - Ảnh 4.
Học hỏi từ "tay chân thân tín" của sếp

Nếu bạn không nằm trong "hội thân tín" của sếp, hãy thử tìm hiểu xem hội đó gồm những ai và hỏi họ làm sao để tham gia.

"Hãy nói rằng bạn đang cố xây dựng mối quan hệ tốt với sếp và hỏi bí quyết từ họ. Nhiều khi mọi người rất cởi mở và cho bạn lời khuyên, dù có cái được, có cái không", Brownlee tiết lộ.

Đừng ép buộc

Muốn làm thân với sếp cần có thời gian, nhất là khi bạn đang phải sửa chữa một mối quan hệ rạn nứt. Tuy nhiên, tuyệt đối đừng cưỡng cầu.

Hãy cho mối quan hệ có thời gian phát triển và để nó xảy ra tự nhiên.

"Hãy tìm kiếm những cơ hội để tham gia các sự kiện có mặt sếp. Như vậy, bạn sẽ có cơ hội để tiếp xúc với họ", Brownlee nói

Ngọc Hà
Theo Trí thức trẻ/CNN

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc
 
Back
Bên trên