Giữa nắng trưa như thiêu, bé Diện dáng người nhỏ nhoi loay hoay múc từng gàu nước dưới giếng đổ vào chậu để giặt quần áo. Bàn tay bé xíu ra sức khênh chiếc gàu to tướng...
Mới lên 5 tuổi, song đã từ khá lâu, cô bé trở thành trụ cột gia đình bởi người cha bệnh tật lại thường xuyên say xỉn, còn mẹ đã bỏ rơi hai bố con. Em phải tự lo từng bữa ăn, giặt giũ cho 2 cha con, không chỉ vậy, nhiều đêm khuya, chiếc bóng nhỏ nhoi còn phải lặn lội đi mua rượu về cho cha uống cho thoả cơn ghiền.
[TABLE="width: 1, align: center"][TR][TD][/TD][/TR][TR][TD="class: Image"]Bé Diện lễ phép bưng nước mời khách tới nhà khi còn ở với bố Yên. Ảnh: Tùy Phong.[/TD][/TR][/TABLE]Chuyện này xảy ra ở làng H’Lũ (xã Ia Grăng, huyện Ia Grai, Gia Lai), còn cô bé tội nghiệp tên là Nguyễn Thị Thanh Diện. Nếu ở phố thị thì vào cái tuổi của bé, cha mẹ vẫn còn phải chăm bẵm lo từng miếng ăn, giấc ngủ, ấy vậy mà Diện đã phải lao động vất vả để nuôi chính bản thân và người cha rượu chè, trong khi lại thiếu thốn tình thương của mẹ.
Chị Dương Thị Cúc (hàng xóm bé Diện) nghẹn ngào kể, 4 năm trước, mẹ bé Diện do không chịu đựng được những cơn say, đập phá vô cớ của ông chồng là Đinh Văn Yên (51 tuổi) đã bỏ vào Nam lập nghiệp.
Cũng từ đó, Diện phải sống những tháng ngày đầy đau khổ. Hàng ngày, ông Yên cõng Diện theo trên lưng đi làm rẫy thuê, người em lúc nào cũng chi chít vết côn trùng đốt, ăn uống thiếu thốn thân thể bé gầy nhom.
Khi cô bé lên 2, bé bị cha nhốt tự chơi một mình trong căn nhà vách đất để đi làm. Và năm vừa tròn 4 tuổi, bé phải bắt đầu quán xuyến những việc trong nhà như hái rau, nấu cơm, tự tắm, giặt đồ…
Giữa cái nắng ban trưa đầu hè, hình ảnh cô bé nhỏ nhoi đang loay hoay múc từng gàu nước dưới giếng đổ vào chậu giặt khiến khách đến thăm mắt cay xè. Bàn tay nhỏ xíu nhưng chiếc gàu thì to tướng, và bé giặt đồ với thao tác hết sức thuần thục.
Gặp người lạ, cô bé lễ phép khoanh tay chào rồi mang những bộ quần áo vừa giặt sạch đi phơi một cách ngay ngắn. Dẫn khách vào nhà, cô bé nhanh nhẹn lấy chiếc ghế nhỏ mời khách ngồi, tự tay rót nước mời. Bé khoe mình biết nấu cơm, nấu nước, bẻ chồi cà phê, giặt đồ, hái rau… Hỏi trưa nay hai cha con ăn gì, bé nhanh nhẩu: Con và ba vừa ăn cơm với canh cà đắng nấu mẻ.
[TABLE="width: 1, align: center"][TR][TD][/TD][/TR][TR][TD="class: Image"]
"Nó ngoan lắm, lúc cha nó không lao động được, người làng đến nhà làm giúp mấy trăm cây cà phê trong vườn. Con bé cứ loay hoay mang khoai môn ra ngoài giếng rửa, rửa bằng tay không đặng, nó dùng 2 chân để đạp cho sạch, rồi tự nhóm lửa, khoai chín mang ra mời chúng tôi dùng", người hàng xóm nghẹn giọng nói tiếp.
Trao đổi với phóng viên, ông Yên ban đầu còn ngượng ngùng chối bỏ, nhưng sau cũng thừa nhận: "Khi tay tôi bị gãy, nằm đến 6 tháng mới khỏi, một mình con bé phải lo hết mọi chuyện từ tắm giặt cho bản thân, mang quần áo của 2 cha con đi giặt, rồi hái rau, nấu cơm để ăn…"
Chị Cúc kể thêm, nhiều đêm, Diện bị cha đánh thức bắt đi mua rượu. "Có hôm 12 giờ đêm, con bé còn lững thững đi hơn nửa cây số tới nhà tôi gõ cửa mua cho ba nó mấy nghìn bạc rượu. Nhìn con bé, tức cha nó bao nhiêu thì thương nó bấy nhiêu", chị cho biết.
Năm học vừa rồi, thấy cô bé nhà bên được cha mẹ cho tới trường, thế là trong cơn mưa tầm tã, bé Diện cũng ngây thơ khoác bao nilon lên người, tay xách dép, cuốc bộ hơn 3km đường đất trơn trượt để đi dự lễ khai giảng, nhưng đến nơi mọi người đã về hết.
Chuyện này được ông Nguyễn Đình Chung, hàng xóm nhà bé kể: "Lúc đó là hơn 9 giờ sáng, tôi chở hàng đi ra xã thì thấy con bé tay cầm dép, người khoác cái túi ni lông. Tôi hỏi bé đi đâu thì nó trả lời đi học, nhưng các bạn và cô giáo đã về hết rồi".
Từ sau hôm ấy, ngày nào Diện cũng đều đặn đi bộ đến điểm trường để học. "Nhiều hôm đi học về mệt, con bé chui vào các lán trông cà phê bên đường nằm ngủ ngon lành. Lúc nào tỉnh dậy thì tiếp tục về nhà", anh Nguyễn Hữu Dũng (hàng xóm) cho biết.
Dù thời gian ngồi học trên lớp không nhiều, lại ít được kèm cặp, ngoài ra còn bận quán xuyến chuyện nhà nhưng Diện học rất sáng, em thuộc làu từng chữ cái và những số đếm đã được học.
Ông Kpuih Búk - Chủ tịch UBND xã Ia Grăng xác nhận có biết chuyện của bé Diện song ngoài những chế độ của nhà nước đối với trẻ em nghèo đến trường, ông cũng lực bất tòng tâm bởi xã này có đến 85% là đồng bào dân tộc thiểu số, có đến 60% là hộ nghèo.
[TABLE="width: 1, align: center"][TR][TD][/TD][/TR][TR][TD="class: Image"]
Ngày 15/5, sư Minh Nguyên, trụ trì chùa Bửu Châu cho hay ở trong chùa, bé Diện rất ngoan, hiền và lễ phép, biết vâng lời, phụ giúp các sư, các anh chị. Bé biết giặt đồ, phơi đồ, biết rửa chén và biết tự tắm rửa. Sư Minh Nguyên cho biết thêm, chùa đã làm các thủ tục cho bé Diện tiếp tục đi học mẫu giáo lớn của một trường nầm non tại thành phố Pleiku.
Mới lên 5 tuổi, song đã từ khá lâu, cô bé trở thành trụ cột gia đình bởi người cha bệnh tật lại thường xuyên say xỉn, còn mẹ đã bỏ rơi hai bố con. Em phải tự lo từng bữa ăn, giặt giũ cho 2 cha con, không chỉ vậy, nhiều đêm khuya, chiếc bóng nhỏ nhoi còn phải lặn lội đi mua rượu về cho cha uống cho thoả cơn ghiền.
[TABLE="width: 1, align: center"][TR][TD][/TD][/TR][TR][TD="class: Image"]Bé Diện lễ phép bưng nước mời khách tới nhà khi còn ở với bố Yên. Ảnh: Tùy Phong.[/TD][/TR][/TABLE]Chuyện này xảy ra ở làng H’Lũ (xã Ia Grăng, huyện Ia Grai, Gia Lai), còn cô bé tội nghiệp tên là Nguyễn Thị Thanh Diện. Nếu ở phố thị thì vào cái tuổi của bé, cha mẹ vẫn còn phải chăm bẵm lo từng miếng ăn, giấc ngủ, ấy vậy mà Diện đã phải lao động vất vả để nuôi chính bản thân và người cha rượu chè, trong khi lại thiếu thốn tình thương của mẹ.
Chị Dương Thị Cúc (hàng xóm bé Diện) nghẹn ngào kể, 4 năm trước, mẹ bé Diện do không chịu đựng được những cơn say, đập phá vô cớ của ông chồng là Đinh Văn Yên (51 tuổi) đã bỏ vào Nam lập nghiệp.
Cũng từ đó, Diện phải sống những tháng ngày đầy đau khổ. Hàng ngày, ông Yên cõng Diện theo trên lưng đi làm rẫy thuê, người em lúc nào cũng chi chít vết côn trùng đốt, ăn uống thiếu thốn thân thể bé gầy nhom.
Khi cô bé lên 2, bé bị cha nhốt tự chơi một mình trong căn nhà vách đất để đi làm. Và năm vừa tròn 4 tuổi, bé phải bắt đầu quán xuyến những việc trong nhà như hái rau, nấu cơm, tự tắm, giặt đồ…
Giữa cái nắng ban trưa đầu hè, hình ảnh cô bé nhỏ nhoi đang loay hoay múc từng gàu nước dưới giếng đổ vào chậu giặt khiến khách đến thăm mắt cay xè. Bàn tay nhỏ xíu nhưng chiếc gàu thì to tướng, và bé giặt đồ với thao tác hết sức thuần thục.
Gặp người lạ, cô bé lễ phép khoanh tay chào rồi mang những bộ quần áo vừa giặt sạch đi phơi một cách ngay ngắn. Dẫn khách vào nhà, cô bé nhanh nhẹn lấy chiếc ghế nhỏ mời khách ngồi, tự tay rót nước mời. Bé khoe mình biết nấu cơm, nấu nước, bẻ chồi cà phê, giặt đồ, hái rau… Hỏi trưa nay hai cha con ăn gì, bé nhanh nhẩu: Con và ba vừa ăn cơm với canh cà đắng nấu mẻ.
[TABLE="width: 1, align: center"][TR][TD][/TD][/TR][TR][TD="class: Image"]
Bé Diện và cha. Ảnh: Tùy Phong.
[/TD][/TR][/TABLE]Cũng theo chị Cúc hàng xóm, cách đây chừng một năm, ông Yên bị người lạ vào nhà đánh gãy xương tay trái. Từ đó, bé Diện bắt đầu làm hết mọi chuyện trong nhà. Thời gian đầu, hết gạo ăn, hàng ngày, Diện phải đến từng nhà trong xóm để xin. "Lúc ăn xong, bé còn nói ba con cũng đói lắm, thế là chúng tôi đùm thêm một ít cho nó mang về cho cha", chị Cúc kể.
"Nó ngoan lắm, lúc cha nó không lao động được, người làng đến nhà làm giúp mấy trăm cây cà phê trong vườn. Con bé cứ loay hoay mang khoai môn ra ngoài giếng rửa, rửa bằng tay không đặng, nó dùng 2 chân để đạp cho sạch, rồi tự nhóm lửa, khoai chín mang ra mời chúng tôi dùng", người hàng xóm nghẹn giọng nói tiếp.
Trao đổi với phóng viên, ông Yên ban đầu còn ngượng ngùng chối bỏ, nhưng sau cũng thừa nhận: "Khi tay tôi bị gãy, nằm đến 6 tháng mới khỏi, một mình con bé phải lo hết mọi chuyện từ tắm giặt cho bản thân, mang quần áo của 2 cha con đi giặt, rồi hái rau, nấu cơm để ăn…"
Chị Cúc kể thêm, nhiều đêm, Diện bị cha đánh thức bắt đi mua rượu. "Có hôm 12 giờ đêm, con bé còn lững thững đi hơn nửa cây số tới nhà tôi gõ cửa mua cho ba nó mấy nghìn bạc rượu. Nhìn con bé, tức cha nó bao nhiêu thì thương nó bấy nhiêu", chị cho biết.
Năm học vừa rồi, thấy cô bé nhà bên được cha mẹ cho tới trường, thế là trong cơn mưa tầm tã, bé Diện cũng ngây thơ khoác bao nilon lên người, tay xách dép, cuốc bộ hơn 3km đường đất trơn trượt để đi dự lễ khai giảng, nhưng đến nơi mọi người đã về hết.
Chuyện này được ông Nguyễn Đình Chung, hàng xóm nhà bé kể: "Lúc đó là hơn 9 giờ sáng, tôi chở hàng đi ra xã thì thấy con bé tay cầm dép, người khoác cái túi ni lông. Tôi hỏi bé đi đâu thì nó trả lời đi học, nhưng các bạn và cô giáo đã về hết rồi".
Từ sau hôm ấy, ngày nào Diện cũng đều đặn đi bộ đến điểm trường để học. "Nhiều hôm đi học về mệt, con bé chui vào các lán trông cà phê bên đường nằm ngủ ngon lành. Lúc nào tỉnh dậy thì tiếp tục về nhà", anh Nguyễn Hữu Dũng (hàng xóm) cho biết.
Dù thời gian ngồi học trên lớp không nhiều, lại ít được kèm cặp, ngoài ra còn bận quán xuyến chuyện nhà nhưng Diện học rất sáng, em thuộc làu từng chữ cái và những số đếm đã được học.
Ông Kpuih Búk - Chủ tịch UBND xã Ia Grăng xác nhận có biết chuyện của bé Diện song ngoài những chế độ của nhà nước đối với trẻ em nghèo đến trường, ông cũng lực bất tòng tâm bởi xã này có đến 85% là đồng bào dân tộc thiểu số, có đến 60% là hộ nghèo.
[TABLE="width: 1, align: center"][TR][TD][/TD][/TR][TR][TD="class: Image"]
Bé Diện (ngoài cùng bên phải hàng trên) chơi đùa với các bạn sau khi được gửi vào chùa Bửu Châu. Ảnh: Tùy Phong.
[/TD][/TR][/TABLE]Mới đây, sau nhiều lần được khuyên nhủ, ông Yên đã đồng ý gửi bé Diện vào chùa Bửu Châu (thành phố Pleiku), ngôi chùa hiện đang cưu mang 38 trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để bé được ăn học, bởi ông thường xuyên đau ốm không có điều kiện về thời gian và kinh tế để lo cho bé. Khi chia tay bố, bé Diện hôn lên trán bố và dặn một câu duy nhất “bố ở nhà đừng có uống rượu say nha”.
Ngày 15/5, sư Minh Nguyên, trụ trì chùa Bửu Châu cho hay ở trong chùa, bé Diện rất ngoan, hiền và lễ phép, biết vâng lời, phụ giúp các sư, các anh chị. Bé biết giặt đồ, phơi đồ, biết rửa chén và biết tự tắm rửa. Sư Minh Nguyên cho biết thêm, chùa đã làm các thủ tục cho bé Diện tiếp tục đi học mẫu giáo lớn của một trường nầm non tại thành phố Pleiku.
Tuỳ Phong
Thương và khâm phục e quá