Bầu Đức: 'Đừng ngộ nhận về bằng đại học'

  • Bắt đầu Bắt đầu cungvi
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

cungvi

Verified Banker
Thi trượt đại học 3 lần nhưng Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức chia sẻ: "Đừng bao giờ ngộ nhận học đại học là có tất cả!"

Ông Đoàn Nguyên Đức nói: “Ở Việt Nam, không chỉ có 3 người quản lý công ty lên sàn chứng khoán không có bằng đại học mà tôi tin có không dưới 100 người thành đạt khác cũng như vậy”. Người có biệt danh thân mật bầu Đức lý giải: “Tôi không có bằng đại học là đúng nhưng người ta tưởng tôi không học là hiểu lầm. Ở trường đại học, các bạn chỉ có 5 năm còn tụi tôi học trường đời tới 35 năm rồi”. Theo ông, dù là kiến thức trong trường hay kiến thức ngoài đời, nếu không tận dụng, không tận thu thì “cũng vứt đi hết”.
[TABLE="width: 200, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bầu Đức cho rằng đại học chỉ là kiến thức nền, kiến thức cơ bản có ý nghĩa với thầy giáo, giáo sư, nhà khoa học, bác sĩ... còn trong kinh doanh hoàn toàn không lệ thuộc.[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Ông khẳng định: “Đại học không phải là tất cả, không phải có bằng đại học mới làm được việc lớn. Đại học chỉ là kiến thức nền, kiến thức cơ bản, nó có ý nghĩa với thầy giáo, giáo sư, nhà khoa học, bác sĩ… còn trong kinh doanh thì hoàn toàn không lệ thuộc".

Người giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2 năm liên tiếp (2008-2009) chia sẻ trong tay ông hiện tại không dưới 6.000 nhân viên có bằng đại học, thậm chí trong tương lai, con số này lên tới 10.000 người (đã tốt nghiệp nông lâm, tài chính, vi sinh,…) nhưng trong số đó có rất nhiều người không làm được việc, không phải ai cũng thành đạt. Bên cạnh đó, có những người không bằng đại học vẫn giữ những vị trí rất quan trọng, chủ chốt trong tập đoàn.

'Tôi cũng thi đại học 3 lần'

Là chủ tịch của tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực với hơn 20.000 cán bộ công nhân viên, khi tuyển dụng, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức luôn đánh giá cao bằng đại học nhưng ông cũng luôn tâm niệm: Đại học không phải là tất cả. “Ngày xưa, tôi cũng thi đại học 3 lần, da diết muốn thi nhưng không bao giờ nặng nề điều đó”, ông Đức thừa nhận.

Mặc dù không có bằng đại học, nhưng bầu Đức cho biết, ông không bao giờ tự ti về điều này. “Bạn bè tôi rất đông, hồi lớp 12 ra trường 40-50 người, trong đó đỗ đại học hơn 30 người, sau 20 năm gặp nhau, tất cả đều như nhau, không ai hơn ai. Mỗi người mỗi việc, ai cũng đều có quyền thành đạt ở lĩnh vực chuyên môn của mình, đừng bao giờ nghĩ không học là không thành đạt”, ông Đoàn Nguyên Đứcnhấn mạnh.

“Hiện nay, tôi biết có nhiều bạn trẻ sở hữu tấm bằng đại học nghĩ mình hơn người khác nhưng điều đó là sai lầm lớn. Bởi ra đời còn nhiều yếu tố, học đại học chưa phải là làm ngay được”, ông Đức nhận xét. Ông cũng nói thêm, không phải học cao cấp mới đi tới thành công và khuyên các bạn trẻ đừng bao giờ ngộ nhận điều này.

Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức khởi nghiệp bằng một phân xưởng nhỏ vào năm 1990, có tên Xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh. Sau đó xí nghiệp mở rộng loại hình kinh doanh sang khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc đến bóng đá... để trở thành một tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đa ngành vững mạnh như bây giờ. Gia nhập sàn chứng khoán từ cuối năm 2008 với mã HAG, tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết ban đầu gần 180 triệu đơn vị, đến nay, khối lượng cổ phiếu HAG đang lưu hành đã lên tới hơn 537 triệu, tương đương mức vốn hóa thị trường khoảng 16.067 tỷ đồng.

Nắm trong tay 48,32% cổ phần,tương đương 259,67 triệu cổ phiếu HAG, bầu Đức hiện là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán sau ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup.

Từ những trải nghiệm của mình, bầu Đức nhắn nhủ: "Người ta có quyền coi nặng bằng cấp – kệ họ, mỗi người mỗi quan niệm, suy nghĩ khác nhau, không ai buộc ai chuyện đó". Theo vị chủ tịch này, có nhiều đường đi tới thành công, không nên phân biệt “đại học” hay “không đại học”. Bởi lẽ, “không phải học cao cấp mới đi tới thành công đâu. Tôi khuyên các bạn trẻ đừng bao giờ ngộ nhận điều này”, bầu Đức nhấn mạnh.
Theo Giáo dục Việt Nam
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
ĐH ko dạy trở thành nhà sản xuất, nhà công nghiệp. mà là nhà sản xuất, nhà công nghiệp mới thực thụ là ông chủ nếu muốn đi lên từ 2 bàn tay trắng nếu như bố mẹ bạn ko phải là các ông trùm tài chính hay ông chủ ngân hàng để cho bạn làm chủ ở lĩnh vực đó. Nhưng ai dám đủ niềm tin vào bản thân, dám chấp nhận mạo hiểm đánh cược vào số phận?
Bản thân mình thì ko dám :D
Thực sự như chú Hà Văn Thắm có nói, là chú may mắn đc trưởng thành vào thời điểm kinh tế còn non trẻ và mới mở cửa nên làm ăn cái gì cũng dễ. Bây giờ mọi thứ bão hòa, cái gì cũng có người làm, cái gì cũng có cạnh tranh, làm gì cũng khó thực sự ko có cái bằng ĐH để bấu víu vào thì một thanh niên 2 bàn tay trắng sẽ rất vất vả mà chẳng biết liệu có thành công hay ko, hơn nữa vào ĐH là thể hiện sự nỗ lực của bản thân so với các con người khác cùng trang lứa, thể hiện trách nhiệm của mình với công việc của mình, việc của học sinh là học tốt vậy mà ko thể thi đỗ ĐH thì cũng có nghĩa là anh chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Hơn nữa, được đào tạo trong trường ĐH sẽ dễ dàng hơn trong mọi việc. Có ai dám nói rằng tôi học ĐH thì tôi ko được dạy ở trường đời?
Mình nghĩ một người có năng lực thực sự thì được học ĐH hay ko thì họ cũng vẫn sẽ thành công chỉ là con đường có khác nhau mà thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
ĐH ko dạy trở thành nhà sản xuất, nhà công nghiệp. mà là nhà sản xuất, nhà công nghiệp mới thực thụ là ông chủ nếu muốn đi lên từ 2 bàn tay trắng nếu như bố mẹ bạn ko phải là các ông trùm tài chính hay ông chủ ngân hàng để cho bạn làm chủ ở lĩnh vực đó. Nhưng ai dám đủ niềm tin vào bản thân, dám chấp nhận mạo hiểm đánh cược vào số phận?
Bản thân mình thì ko dám :D
Thực sự như chú Hà Văn Thắm có nói, là chú may mắn đc trưởng thành vào thời điểm kinh tế còn non trẻ và mới mở cửa nên làm ăn cái gì cũng dễ. Bây giờ mọi thứ bão hòa, cái gì cũng có người làm, cái gì cũng có cạnh tranh, làm gì cũng khó thực sự ko có cái bằng ĐH để bấu víu vào thì một thanh niên 2 bàn tay trắng sẽ rất vất vả mà chẳng biết liệu có thành công hay ko, hơn nữa vào ĐH là thể hiện sự nỗ lực của bản thân so với các con người khác cùng trang lứa, thể hiện trách nhiệm của mình với công việc của mình, việc của học sinh là học tốt vậy mà ko thể thi đỗ ĐH thì cũng có nghĩa là anh chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Hơn nữa, được đào tạo trong trường ĐH sẽ dễ dàng hơn trong mọi việc. Có ai dám nói rằng tôi học ĐH thì tôi ko được dạy ở trường đời?

Cám ơn bạn, chia sẽ của bạn hay lắm.. đúng là họ sinh ra đúng thời thật:)
 
Mấy ngày vừa qua có mấy thớt về bằng đại học rồi đấy
Bằng đại học có thể là điều kiện cần nhưng chưa phải điều kiện đủ
 
Mình có quan niệm rằng, bằng đại học của VN thực sự nó như một tấm vé qua cầu để bước vào trường đời vậy. Bạn đưa ra tấm vé đó rồi người ta xé bỏ nó đi mà thôi, nhưng nếu ko có tấm vé đó, bạn cũng ko qua được cầu đúng ko nào?
Triết lý của ông Đoàn Nguyên Đức rất đúng, học mà không mang ra ứng dụng vào thực tiễn cũng chỉ là mớ lý thuyết suông mà thôi.
 
ko có bằng ĐH, mà bằng ko đc đẹp lắm, h bằng khá sòn sòn như lợn con còn chảng xin đc việc đây. Thực ra mình nghĩ rằng cái j cũng có 2 mặt của nó. Trường DH cung cấp các kiến thức căn bản, là tiền đề nền tảng để bạn ra đời. NÓ dạy bạn tư duy logic, cách lên kế hoạch....tất nhiên trên thế giới nhiều nhà bác học vĩ đại hay doanh nhân khẳng định mình khi ko có bằng ĐH, thử hỏi đc bn người?
Chúng ta ở VN, nhập gia tùy tục. Bố mẹ cho đi học thì cứ phải học lấy cái chữ vào thân. Đi thi NV ở ngân hàng, nói thật nếu bạn ko nắm vững kiến thức chuyên ngành ko làm đc bài là chuyện thường:. Và ko phải ai vào ĐH cũng ra đc trg, cũng có bằng đẹp, ít nhiều nó cũng thể hiện sự nỗ lực chăm chỉ của các bạn
Nói chung là, ra trg đc cái bằng đẹp thì càng tốt, trong quá trình học tập rèn luyện thêm tiếng anh, kĩ năng mềm, khả năng ứng xử..... càng nhiều ta càng giàu có:)). Ra trg có quen biết xin việc càng tốt, còn ai muốn tự lực phấn đấu thì đã có hs cũng hơi ổn roài
đấy là quan điểm của cá nhân mềnh :))
 
Back
Bên trên