Bàn về văn hóa "Cảm Ơn" và "Xin Lỗi" của người Việt

  • Bắt đầu Bắt đầu cocghe266
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
trình độ và văn hóa nc ta còn thua các nc phát triển nhiều lắm . chưa theo kịp đc
 
tôi lại thấy bạn bè, người thân xung quanh mình vẫn duy trì thói quen cám ơn và xin lỗi, hay có thể với mọi người như thế vẫn còn ít. Vào cửa hàng, được nhân viên đóng gói, đưa hàng cho bạn tôi, bạn ấy nói "em xin", được trả lại tiền thừa, bạn ấy cũng nói "em xin", "em xin" hay "cảm ơn" như nhau cả. Tôi gặp người hỏi đường, khi đi người ta cũng không quên cảm ơn, tôi nhường chỗ cho người già, bác nói "quý hóa quá", ai đó nhắn tin cho tôi nhờ giúp việc gì đó, chưa cần biết tôi có giúp hay không, họ vẫn cảm ơn phía cuối tin nhắn... ngồi kể ra thì nhiều lắm, có khi còn chẳng kịp nghe họ nói cám ơn đã đi rồi, vi tôi biết chắc họ sẽ cám ơn tôi, đương nhiên phải là vì tôi biết chắc người Việt Nam ta không thuộc tuýp phụ bạc. Tất nhiên đâu đó vẫn có một số người quên không cảm ơn, mà quên không cảm ơn là chuyện nhỏ, quên cả biết ơn nữa cơ, nhưng đó không phải là những người tôi đã gặp, và vì vậy đừng lôi kéo cả dân tộc Việt Nam vào cái bè lũ vô tâm vô ý đó. Nếu bạn lên mạng, bạn có thấy rất nhiều lời cảm ơn không? Bạn có thấy vô số người bấm nút thanks không?
Bài viết này chủ top sưu tầm thôi bạn ạ. Cũng k phải "lôi kéo" gì như bạn nói. Mình thấy cần có những bài viết thế này để những ai bấy lâu quên đi những điều tưởng chừng như đơn giản là nói lời cảm ơn & xin lỗi nhưng lại rất khó khi ngại dùng. Bạn kể về rất nhiều người xung quanh bạn, vậy bạn có nói những câu này thường xuyên, đúng lúc, đúng chỗ k? Đôi khi lời cảm ơn và xin lỗi k chỉ là lời nói, có thể là 1 ánh mắt, 1 tràng vỗ tay, một lời khen, một hành động...

Bạn hỏi "Nếu bạn lên mạng, bạn có thấy rất nhiều lời cảm ơn không? Bạn có thấy vô số người bấm nút thanks không?", vậy bạn đã làm chưa mà hỏi người khác như thế? Ngay cả một topic nói thẳng văn hóa cảm ơn và xin lỗi, tưởng như đọc xong bạn sẽ "thực hành" luôn để bắt đầu thay đổi thói quen ngại nói lời cảm ơn&xin lỗi, thì hóa ra bạn vẫn làm ngơ. Đúng là nhiều người nói cảm ơn, nhưng k đến mức "vô số" như bạn nói đâu. Bạn không nằm trong số "nhiều người" đó. Và kể cả trong 4r này vẫn có rất nhiều người ngại làm những việc đơn giản như cảm ơn, ấn thanks.

Tại sao khi mình học tiếng Anh, khi người ta hỏi "How are you today"... thì câu đầu tiên bao giờ cũng là "I'm...Thank you". Khi bạn muốn hỏi người ta cái gì, bao giờ câu đầu tiên cũng là: "Excuse me"...? Vậy sao khi người Việt mình nói chuyện với nhau, hỏi nhau về sức khỏe, cuộc sống, chúng ta lại vô tư kể ngay, nói ngay mà quên mất câu cảm ơn? Cái tâm lý người khác k nói cảm ơn, xin lỗi, mình nói thì sợ bị bảo "thằng này, đứa này có vấn đề" ngày càng khiến những giá trị cơ bản mất đi.

Bạn đọc được 1 bài viết có sự tác động nhất định đến suy nghĩ, quan điểm của bạn, có thể sẽ khiến nhiều bạn giật mình, rằng lâu nay mình đã lười nói những lời này, bằng lời, bằng hành động... Bạn nhận được cũng k nhỏ pk? Vậy mà bạn k làm được 1 việc đơn giản là cảm ơn và ấn thanks. Bạn còn nói như đúng rồi. Đến nản.

Bạn, nếu có quay lại topic này, hãy đọc #2, comment của bạn Crab... nhé, để thấy được cái "tâm" của bạn đấy. Mình thực sự rất ấn tượng.
VN một thời gian dài chỉ chăm chăm phát triển kinh tế mà k quan tâm đúng mức đến giáo dục, văn hóa..., để bây giờ k có 1 nền văn hóa rõ ràng. Những giá trị cốt lõi ngày càng mai một. Đủ các thứ trào lưu được hình thành. Xính hàng ngoại, mê phim Hàn, ăn mặc như Hàn, cuồng ca sỹ Hàn, rồi ra đường thấy nói tục, chửi bậy, đánh nhau nhiều hơn việc giúp đỡ người khác. Kể ra thì nhiều lắm. Tất nhiên vẫn còn rất nhiều người giữ được những giá trị cơ bản. Nhưng xung quanh k ai sử dụng, thì biết đâu một ngày nào đó những người đấy cũng sẽ "chán"...
Nói ra thì hơi buồn, nhưng đúng là người Việt Nam, có một số, quá kiệm lời cảm ơn và xin lỗi, dù nó khá đơn giản. Mình xem một chương trình TH nói về văn hóa này của người Anh, câu mà họ nói nhiều nhất đó chính là Xin lỗi, bạn giẫm lên chân họ, họ cũng Xin lỗi bạn, bạn vô tình va vào họ, họ cũng xin lỗi bạn...
Chúng ta nói ra câu cảm ơn và xin lỗi, ko đơn thuần như ý nghĩa của những lời nói đó, mà chỉ là cách thể hiện thái độ lịch sự. Vậy sao lại khó đến thế?
Sao bạn k thực hành luôn bằng những việc đơn giản, ở ngay tại 4r này:). Không vượt qua được cái trở ngại ban đầu thì càng ngày càng khó bạn ak.
trình độ và văn hóa nc ta còn thua các nc phát triển nhiều lắm . chưa theo kịp đc
Bạn này nữa, chỉ cmt được thế này ak? Nói thế này thì khác nào chấp nhận sự thật phũ phàng!!!
 
Tiện đây thấy các bạn bàn bạc nhau về chuyện "cảm ơn" và "xin lỗi" của người Việt thì mình cũng có chia sẻ đôi chút.

Có một sáng chủ nhật mình bắt xe bus đi chơi, hôm ý xe rất đông và mình đang phải đứng khổ sở vì sự chen chúc ấy, và mình nhìn thấy một bạn gái ngaọi quốc bước lên xe, vì xe quá đông bạn ý phải đứng ở dứoi bục. Và mình bị bạn ý thu hút ngay từ phút đầu, có thể vì mình rất thích nói chuyện với người nước ngoài. Dường như để ý thấy ánh mắt của mình, cô bạn ý đã nhìn mình và nở 1 nụ cừoi rất tươi, mình cũng đáp lại như 1 lời chào ngày mới.
Khi cô ấy chuẩn bị xuống xe thì cô ấy phải lách người qua đám đông từ đầu xe để tới cửa xuống, mình theo dõi cô ấy từ đầu tới cuối, đi qua ai mình cũng thấy cô ấy nói " sorry! sorry". Tự nhiên mình chột dạ, không biết bao lần mình đi xe bus bị người ta chèn mà chả ai thèm xin lỗi, trong khi cái lực lượng chủ yếu đi xe bus ấy lại là sinh viên- những con người của tương lai đát nước. Vậy thử hỏi rằng chính những người chủ ấy còn không tiếp thu thì sao đất nước tiến bộ được...

Nhưng có phải khi nào nói "xin lỗi" thì người nghe cũng thấy chấp nhận được không??? Mình thấy không phải người Việt ít nói xin lỗi mà có người nói nhiều mà không chân thành thôi. Ví thử như câu chuyện của 1 cô gái sau: Cô gái ấy có người yêu, và vào 1 ngày trời run rủi thế nào mà cô ấy phát hiện ra anh chàng đang hứa hẹn với cô ấy vừa qua mặt cô ấy để quan hệ với bạn cô ta. Cô ấy không trách mắng gì mà chỉ mỉm cười bỏ đi khi đã để lại cho chàng trai câu nói: " hai người nợ em lời xin lỗi"
Rồi 1 ngày không lâu sau cô gái gặp chàng trai,cô hỏi chàng trai " anh có nợ em gì không nhỉ?"
"Anh xin lỗi" chàng trai đáp.
Và tối đó tôi thấy cô gái treo 1 cái status " Xin lỗi làm gì trong khi nhìn vào mắt nhau tôi chả thấy tí ân hận nào"
Vâng, đôi khi không phải văn hóa " xin lỗi" là nói ra được từ đó mà quan trọng là cái từ nói ra đó nó phải xuất phát từ đâu mà thôi....
 
Tiện đây thấy các bạn bàn bạc nhau về chuyện "cảm ơn" và "xin lỗi" của người Việt thì mình cũng có chia sẻ đôi chút.

Có một sáng chủ nhật mình bắt xe bus đi chơi, hôm ý xe rất đông và mình đang phải đứng khổ sở vì sự chen chúc ấy, và mình nhìn thấy một bạn gái ngaọi quốc bước lên xe, vì xe quá đông bạn ý phải đứng ở dứoi bục. Và mình bị bạn ý thu hút ngay từ phút đầu, có thể vì mình rất thích nói chuyện với người nước ngoài. Dường như để ý thấy ánh mắt của mình, cô bạn ý đã nhìn mình và nở 1 nụ cừoi rất tươi, mình cũng đáp lại như 1 lời chào ngày mới.
Khi cô ấy chuẩn bị xuống xe thì cô ấy phải lách người qua đám đông từ đầu xe để tới cửa xuống, mình theo dõi cô ấy từ đầu tới cuối, đi qua ai mình cũng thấy cô ấy nói " sorry! sorry". Tự nhiên mình chột dạ, không biết bao lần mình đi xe bus bị người ta chèn mà chả ai thèm xin lỗi, trong khi cái lực lượng chủ yếu đi xe bus ấy lại là sinh viên- những con người của tương lai đát nước. Vậy thử hỏi rằng chính những người chủ ấy còn không tiếp thu thì sao đất nước tiến bộ được...

Nhưng có phải khi nào nói "xin lỗi" thì người nghe cũng thấy chấp nhận được không??? Mình thấy không phải người Việt ít nói xin lỗi mà có người nói nhiều mà không chân thành thôi. Ví thử như câu chuyện của 1 cô gái sau: Cô gái ấy có người yêu, và vào 1 ngày trời run rủi thế nào mà cô ấy phát hiện ra anh chàng đang hứa hẹn với cô ấy vừa qua mặt cô ấy để quan hệ với bạn cô ta. Cô ấy không trách mắng gì mà chỉ mỉm cười bỏ đi khi đã để lại cho chàng trai câu nói: " hai người nợ em lời xin lỗi"
Rồi 1 ngày không lâu sau cô gái gặp chàng trai,cô hỏi chàng trai " anh có nợ em gì không nhỉ?"
"Anh xin lỗi" chàng trai đáp.
Và tối đó tôi thấy cô gái treo 1 cái status " Xin lỗi làm gì trong khi nhìn vào mắt nhau tôi chả thấy tí ân hận nào"
Vâng, đôi khi không phải văn hóa " xin lỗi" là nói ra được từ đó mà quan trọng là cái từ nói ra đó nó phải xuất phát từ đâu mà thôi....
Với những người càng quan trọng với mình thì lời "xin lỗi" rất dễ bị lạm dụng và trở nên mất ý nghĩa. Đừng để nó mất ý nghĩa& nói ra dễ dàng nhưng k xuất phát từ tận đáy lòng.
Còn văn hóa cảm ơn&xin lỗi ở đây theo mình hiểu là cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Cảm ơn để mang lại niềm vui, ghi nhận sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Xin lỗi khi có lỗi, khi phiền ai đó làm gì để người khác thấy nhẹ nhàng, thấy mình là người có văn hóa và sống có trách nhiệm.
"Sống tử tế với nhau cũng có nghĩa là ghi nhận sự đóng góp và giúp đỡ của người khác. Cám ơn chẳng những tỏ lòng tri ân người mình thọ ơn mà còn là một cách tôn trọng nhân phẩm của người đó."
 
Bài viết này chủ top sưu tầm thôi bạn ạ. Cũng k phải "lôi kéo" gì như bạn nói. Mình thấy cần có những bài viết thế này để những ai bấy lâu quên đi những điều tưởng chừng như đơn giản là nói lời cảm ơn & xin lỗi nhưng lại rất khó khi ngại dùng. Bạn kể về rất nhiều người xung quanh bạn, vậy bạn có nói những câu này thường xuyên, đúng lúc, đúng chỗ k? Đôi khi lời cảm ơn và xin lỗi k chỉ là lời nói, có thể là 1 ánh mắt, 1 tràng vỗ tay, một lời khen, một hành động...

Bạn hỏi "Nếu bạn lên mạng, bạn có thấy rất nhiều lời cảm ơn không? Bạn có thấy vô số người bấm nút thanks không?", vậy bạn đã làm chưa mà hỏi người khác như thế? Ngay cả một topic nói thẳng văn hóa cảm ơn và xin lỗi, tưởng như đọc xong bạn sẽ "thực hành" luôn để bắt đầu thay đổi thói quen ngại nói lời cảm ơn&xin lỗi, thì hóa ra bạn vẫn làm ngơ. Đúng là nhiều người nói cảm ơn, nhưng k đến mức "vô số" như bạn nói đâu. Bạn không nằm trong số "nhiều người" đó. Và kể cả trong 4r này vẫn có rất nhiều người ngại làm những việc đơn giản như cảm ơn, ấn thanks.

Tại sao khi mình học tiếng Anh, khi người ta hỏi "How are you today"... thì câu đầu tiên bao giờ cũng là "I'm...Thank you". Khi bạn muốn hỏi người ta cái gì, bao giờ câu đầu tiên cũng là: "Excuse me"...? Vậy sao khi người Việt mình nói chuyện với nhau, hỏi nhau về sức khỏe, cuộc sống, chúng ta lại vô tư kể ngay, nói ngay mà quên mất câu cảm ơn? Cái tâm lý người khác k nói cảm ơn, xin lỗi, mình nói thì sợ bị bảo "thằng này, đứa này có vấn đề" ngày càng khiến những giá trị cơ bản mất đi.

Bạn đọc được 1 bài viết có sự tác động nhất định đến suy nghĩ, quan điểm của bạn, có thể sẽ khiến nhiều bạn giật mình, rằng lâu nay mình đã lười nói những lời này, bằng lời, bằng hành động... Bạn nhận được cũng k nhỏ pk? Vậy mà bạn k làm được 1 việc đơn giản là cảm ơn và ấn thanks. Bạn còn nói như đúng rồi. Đến nản.

Bạn, nếu có quay lại topic này, hãy đọc #2, comment của bạn Crab... nhé, để thấy được cái "tâm" của bạn đấy. Mình thực sự rất ấn tượng.
VN một thời gian dài chỉ chăm chăm phát triển kinh tế mà k quan tâm đúng mức đến giáo dục, văn hóa..., để bây giờ k có 1 nền văn hóa rõ ràng. Những giá trị cốt lõi ngày càng mai một. Đủ các thứ trào lưu được hình thành. Xính hàng ngoại, mê phim Hàn, ăn mặc như Hàn, cuồng ca sỹ Hàn, rồi ra đường thấy nói tục, chửi bậy, đánh nhau nhiều hơn việc giúp đỡ người khác. Kể ra thì nhiều lắm. Tất nhiên vẫn còn rất nhiều người giữ được những giá trị cơ bản. Nhưng xung quanh k ai sử dụng, thì biết đâu một ngày nào đó những người đấy cũng sẽ "chán"...

Sao bạn k thực hành luôn bằng những việc đơn giản, ở ngay tại 4r này:). Không vượt qua được cái trở ngại ban đầu thì càng ngày càng khó bạn ak.

Bạn này nữa, chỉ cmt được thế này ak? Nói thế này thì khác nào chấp nhận sự thật phũ phàng!!!
Đấy là sự thật ko thể phủ nhận, nền văn hóa của nc ta và Phương Tây là một khoảng cách khá lớn. Nói ra thế để chúng ta biết mà cố gắng chứ chẳng phải là an phận như bạn nói đâu nhé
 
Lòng biết ơn!

Khi nói lời cám ơn, trước hết chúng ta mang đến cho mình cảm giác hạnh phúc. Bởi không phải lúc đón nhận, mà là lúc trao đi ta mới cảm nếm được vị ngọt hạnh phúc trọn vẹn hơn.
Những khi đi gửi xe, mỗi lần được dắt xe ra trao tận tay mình, tôi luôn nhìn vào gương mặt người giữ xe, nhoẻn miệng cười và bày tỏ lòng biết ơn chân thành “Cảm ơn anh”. Mỗi lần như vậy, tôi cảm thấy rất vui vì mình vừa làm được một điều tốt đẹp cho người khác – đem đến niềm vui cho họ. Cảm giác vui còn nhân lên gấp bội khi tôi nhìn thấy gương mặt người giữ xe dãn ra, tươi lên, mặc cho mồ hôi và đôi phần nhọc nhằn trong công việc. Đó là thứ cảm xúc diệu kỳ khi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn.

Nếu bạn cảm thấy đời mình buồn chán, chẳng có gì để phải biết ơn cuộc sống, để cám ơn mọi người xung quanh, bạn hãy bình tâm để nhìn lại một cách khách quan về những điều bạn đã từng có và đang có trong đời. Bởi đâu bạn được sinh ra trong cuộc đời này? Ai đã nhọc nhằn tháng năm để nuôi bạn lớn khôn? Ai đã bên cạnh bạn để chia sẻ và đỡ nâng những lúc bạn thất bại, quị ngã? Hay sau một đêm ngon giấc, bạn mở mắt chào đón một ban mai tinh lành – chưa đủ để bạn biết ơn cuộc sống?

Bày tỏ lòng biết ơn là một thói quen, nếu mỗi chúng ta được nuôi dưỡng trong mình lòng biết ơn từ bé, nó sẽ trở thành một giá trị mang lại hạnh phúc trong suốt hành trình cuộc sống. Ngay từ trong mỗi gia đình, chúng ta hãy rèn luyện thói quen cám ơn từ những điều quen thuộc nhất: cám ơn vì thức ăn ta có mỗi ngày, không khí ta thở, cuộc sống còn phía trước, những người mang đến niềm vui cho ta từ những việc nhỏ nhặt nhất - như giúp ta lấy xe, nhường đường cho ta…

Mọi tình huống tự thân nó không tạo nên cảm giác biết ơn hay sự bực dọc. Chính cách suy nghĩ của chúng ta gán ý nghĩa cho sự việc. Trong lúc chúng ta phàn nàn về một bữa cơm không có cơm lành canh ngọt như thường ngày, thì đâu đó không ít những gia đình lại biết ơn vì đã lâu lắm rồi họ mới có một bữa ăn có thêm món dưa cà.

Lòng biết ơn cần thiết cho tình yêu, cho cảm nhận hạnh phúc và cho cuộc sống như con người cần hơi thở vậy.


(ST)
 
Giá trị của lời xin lỗi

Xin lỗi không phải là một nét tế nhị có tính xã hội. Nó là một lễ nghi quan trọng, một cách chứng tỏ lòng kính trọng và thiện cảm đối với người bị hàm oan. Nó cũng là cách thừa nhận một hành vi mà nếu bỏ qua, có thể làm hại đến mối liên hệ nào đó.

Xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn các hiểu lầm có thể có trong tương lai. Trong lúc xin lỗi không thể xóa bỏ nỗi đau có thực đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nếu nó được nói ra một cách chân thành và có hiệu quả thì nó có thể hóa giải các mặt tiêu cực của các hành động gây lỗi.

Tác dụng hàn gắn của việc xin lỗi

Người có cảm giác bị xúc phạm trước đó có cảm giác như được "hàn gắn vết thương" khi người gây ra lỗi nhận ra lỗi của mình. Khi chúng ta nhận một lời xin lỗi, chúng ta sẽ không còn cảm thấy người kia như là một hăm dọa cho cá nhân mình nữa. Xin lỗi sẽ làm chúng ta quên cơn giận của mình, có thể giúp ta không "nhảy bổ" vào sự giận dữ một cách dễ dàng đối với người đó trong tương lai. Xin lỗi mở cánh cửa của sự tha thứ, giúp chúng ta cảm thông với người gây ra lỗi.

Những lợi ích cho cả đôi bên

Khi chúng ta lỡ xúc phạm đến người nào, đặc biệt nếu người đó là cha mẹ ruột, thì sự hối hận và xấu hổ khiến chúng ta khó chịu bần thần. Khi xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình, chúng ta có thể gột bỏ được mặc cảm tự trách móc và có tội. Xin lỗi có khả năng làm "dịu" đi những bản tính xấc xược nhất. Khi chúng ta có can đảm nhìn nhận là chúng ta sai và vượt qua cái "vướng vướng" ngang tàng khi muốn xin lỗi, chúng ta đã phát triển được tính tự trọng.

Xin lỗi làm chúng ta hòa hợp trở lại trên bình diện cảm xúc với bạn bè và người thân. Khi gây ra lỗi ta có thể thấy giữa mình và nạn nhân của ta có một khoảng cách. Nhưng khi xin lỗi xong, chúng ta cảm thấy thanh thản hơn và lại thân thiện với nạn nhân như xưa.

Và xin lỗi có tác dụng như "vũ khí phòng ngừa từ xa", vì xin lỗi khiến ta cảm thấy khiêm tốn hơn, nên nó có thể nhắc nhở chúng ta đừng có tái phạm lỗi khiến ta... có thể lại phải đi xin lỗi nữa.

Ý định và thái độ khi xin lỗi

Ý định và thái độ của người xin lỗi rất quan trọng. Chúng được người kia cảm nhận không thông qua lời nói. Nếu lời xin lỗi không chân thành, người kia sẽ thấy... xin lỗi cũng như không.

Ý định xin lỗi, vì thế có vai trò to lớn. Bạn không nên xin lỗi nếu có ai đó bảo đây là việc đúng phải làm, hay vì người kia đang mong bạn xin lỗi... cho hả giận hay tại vì bạn có một ý rất "gian tà" là sẽ được hưởng cái gì đó cho lời xin lỗi hôm nay. Xin lỗi đi từ trái tim đến trái tim, thẳng băng và không đóng kịch. Nếu không, xin lỗi sẽ rỗng tuếch và vô nghĩa.

Một lời xin lỗi chân thành có khi mạnh như bom nguyên tử, có khả năng biến đổi đời người, cho cả người xin lỗi và kẻ nhận lời xin lỗi.

Xin lỗi như thế nào?

Nếu bạn là người rất khó xin lỗi ai, thì những gợi ý sau đây có thể giúp bạn: một lời xin lỗi có ý nghĩa bao giờ cũng có dấu ấn của ba chữ r: regret (hối tiếc), responsability (trách nhiệm), remedy (chữa trị).

Hối tiếc là bạn muốn cho người đó biết thật ra trong thâm tâm, bạn đâu có muốn xúc phạm người đó. Cần cho người đó biết sự hối tiếc này, vì nó chứng tỏ bạn thừa nhận là mình đã sai. Trách nhiệm là bạn ngầm bảo chỉ có bạn chịu lỗi, không đổ lên đầu ai khác. Một thái độ rất can đảm. Chữa trị là thái độ chân thành muốn sửa sai, vì thế bạn thấy con cái (còn nhỏ) xin lỗi cha mẹ bao giờ cũng lí nhí kèm theo câu: "Con không dám tái phạm nữa".

Nếu ba yếu tố quan trọng đó mà không có trong lời nói và thái độ xin lỗi của bạn thì người kia sẽ thấy có "cái gì đó" trống rỗng trong lời xin lỗi của bạn.

Chúc bạn luôn sống thanh thản và lần sau sẽ không tiếp tục mắc lỗi.
-ST-
 
cách cảm ơn đơn giản nhất là nhấn nút thanks cho những bài mình đã đọc...=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
 
Ừm, đôi khi chính những người bên cạnh mình lại là người mình khó nói lời cảm ơn khi họ làm gì tốt cho mình. Cũng không ít người chẳng nói nổi lời cảm ơn tới bố mẹ đã sinh ra mình trên đời, đã chăm sóc cho mình, và luôn bên mình dù khó khăn ra sao...
Lúc mà mình làm mẹ phải trừn trọc trong đêm, mẹ phải rơi nước mắt vì mình mà mình vẫn không đủ dũng cảm nói " con xin lỗi" - đó là điều không hiếm...
Có thể làm được những điều đó thì mình đã sẵn sàng làm mọi thứ với cuộc sống rồi...
 
Ừm, đôi khi chính những người bên cạnh mình lại là người mình khó nói lời cảm ơn khi họ làm gì tốt cho mình. Cũng không ít người chẳng nói nổi lời cảm ơn tới bố mẹ đã sinh ra mình trên đời, đã chăm sóc cho mình, và luôn bên mình dù khó khăn ra sao...
Lúc mà mình làm mẹ phải trừn trọc trong đêm, mẹ phải rơi nước mắt vì mình mà mình vẫn không đủ dũng cảm nói " con xin lỗi" - đó là điều không hiếm...
Có thể làm được những điều đó thì mình đã sẵn sàng làm mọi thứ với cuộc sống rồi...
Có những lúc k ngoan, làm bố mẹ buồn, thực sự muốn nói lời xin lỗi bố mẹ nhưng mà khó mở lời thật. Lâu dần, nhiều dần những lần như thế khiến câu "con xin lỗi bố mẹ" càng khó nói trực tiếp...
 
Back
Bên trên