Bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ cho ngân hàng

  • Bắt đầu Bắt đầu toduyen87
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

toduyen87

Thành viên
Em có vấn đề này đang rất khó hiểu, cả nhà giúp em với. Em không hiểu về quy trình, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp bán tài sản đảm bảo ( bán có thỏa thuận) để thu nợ cho ngân hàng. Trong thông tư 03 của NHNN cũng đã để cập cơ bản về vấn đề này, nhưng đi vào tình huống thực tế thì em thấy khó hiểu quá, em đang rất mông lung. Vấn đề cụ thể thế này ạ:
Công ty A ( công ty CP có 3 thành viên, nhưng thực tế mọi hoạt động, điều hành, vốn là của ông B - giám đốc công ty, những thành viên còn lại chỉ cho mượn tên để thành lập công ty) đã thế chấp tài sản là xe ô tô - tên trên đăng ký xe là tên Công ty A cho ngân hàng. hiện tại do quá hạn nên ngân hàng đề nghị bán tài sản,ông B đồng ý và tìm được người mua, nhưng vì hiện tại công ty A đang bị cơ quan công an thu con dấu đề phục vụ điều tra ( Hiện tại Con dấu bị giữ chứ chưa có bất kỳ phán quyết nào về vi phạm của Ct A), do đó ông B đề nghị Ngân hàng bán và xuất hóa đơn cho người mua để làm thủ tục đăng ký lại. Em không hiểu:
- Ngân hàng có được quyền bán ( đứng tên là bên " Bán" trên hợp đồng mua bán tài sản) hay không?
- Ai là người có nghĩa vụ xuất hóa đơn cho bên mua?
- Việc thực hiện nghĩa vụ thuế, phí là của ai?
- Công ty A đang bị thu con dấu. Trên biên bản bàn giao và xử lý tài sản ký với Ngân hàng chỉ cho chứ ký của ông B thì có được coi là hợp pháp hay không?
- Quy trình cụ thể từng bước thực hiện là thế nào?
Cả nhà giúp em với, em bị loạn tung lên rồi đây ạ. Thanks cả nhà rất nhiều!@};-
 
Chào bạn
Mình nghĩ bạn phải nên vui mới phải, vì khách hàng đã rất có thiện chí hợp tác.
Điều vướng mắc của bạn chính là: Không có con dấu của khách hàng, cơ quan công an chỉ tạm thu giữ dấu. Trường hợp này, bạn nên liên hệ cơ quan công an để nắm rõ sự việc và đề nghị cơ quan CA giúp đỡ khi khách hàng ký thỏa thuận với ngân hàng đồng ý xử lý tài sản.
Thông tư 03 mà bạn viện dẫn liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo, hiện đã hết hiệu lực pháp luật, do hướng dẫn nghị định cũ. Nghị định 163/2006/NĐ-CP đang có hiệu lực về Giao dịch đảm bảo thì không có văn bản hướng dẫn.
Bản chất người sở hữu tài sản ô tô này là Công ty chứ không phải ngân hàng. Do đó, mọi việc liên quan đến tài sản này, trong thời gian này là do công ty quyết định. Do đó, hợp đồng mua bán, xuất hóa đơn, thanh toán lệ phí ... đều do công ty thực hiện. Ngân hàng chỉ thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Tòa án, trọng tài kinh tế ...) thống nhất giao tài sản cho ngân hàng xử lý hoặc khi ngân hàng nhận gán nợ bằng tài sản là chiếc xe ô tô đó.
Một vài ý kiến gửi bạn tham khảo.
 
Em cảm ơn anh!
Về cơ bản những điều anh nói là đúng với tư duy của trình tự pháp luật. Nhưng đúng là vì bây giờ 03 đã hết hiệu lực, 163 thì chưa có hướng dẫn, nên mỗi bên chỉ đạo một kiểu. Ban đầu em đưa ra phương án xử lý như anh (nhờ phía công an giúp đỡ trong việc xuất hóa đơn và bán tài sản của CT A).Nhưng khi thảm khảo ý kiến của Phòng pháp chế, họ lại nói rẳng Ngân hàng lúc này được quyền bán tài sản.
Em đang thấy các văn bản quy định không thống nhất về quyền và nghĩa vụ của các bên đối với Tài sản đảm bảo:
1) theo luật về giao dịch đảm bảo: khi tài sản được thế chấp, tài sản vẫn thuộc sở hữu của Khách hàng, khi Khách hàng vi phạm nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp thì tài sản này được đưa ra xử lý để hoàn thành nghĩa vụ của Khách hang
2) Nhưng Theo thông tư 03 về trình tự thủ tục xử lý tài sản đảm bảo và thông tư 62/2002/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT đối với hoạt động xử lý tài sản đảm bảo: trong các biện pháp xử lý tài sản, có biên pháp "Ngân hàng bán tài sản" ( không phải là bán khi có quyết định của tòa án mà là tự bán) và khi đó Ngân hàng sẽ xuất hóa đơn.
---> Tại sao lại như vậy? em không hiểu khi tài sản được đưa ra xử lý thì bản chất tài sản đang thuộc quyền sở hữu của ai. Ai là bên cao nhất có quyền định đoạt tài sản?
Em mới bước chân vào lĩnh vực xử lý nợ, kiến thức còn non yếu, mong anh cùng cả nhà giúp đỡ!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Theo như bạn nói thì bạn đã nghiên cứu kỹ vấn đề này rồi. Nghị định 163 cho ngân hàng cái quyền rất lớn, nhưng thực tế quyền của ngân hàng không thực thi được do thiếu thông tư hướng dẫn. Pháp chế ngân hàng bạn cho rằng Ngân hàng được quyền bán tài sản trong trường hợp này là hoàn toàn đúng. Nhưng giữa việc bạn có quyền và có thực thi được hay không mới là vấn đề. Ai là người có thể ngăn cản việc ngân hàng bạn thực hiện quyền đó: Cơ quan công an thực hiện việc chuyển quyền sở hữu xe từ công ty A sang người mà họ sẽ mua chiếc xe đó. Do không có hướng dẫn liên tịch của Bộ công an-Ngân hàng nhà nước-Bộ tài chính nên cơ quan công an họ có quyền không sang tên cho người mua.
Ngân hàng bạn phải làm gì, hoặc nhờ cơ quan điều tra hỗ trợ trong việc cho công ty A sử dụng con dấu để mua bán tài sản này; hoặc tham vấn ý kiến của cơ quan công an (SCGT) về việc ngân hàng tự bán họ có chấp nhận cho sang nhượng hay không.
Việc xuất hóa đơn GTGT chỉ là hình thức thu hộ tiền thuế GTGT cho nhà nước nên người nào đứng bán và thu tiền thì người đó xuất hóa đơn. Phần thuế này phải nộp lại cho nhà nước. Tuy nhiên, nếu ngân hàng xuất hóa đơn thì thuế GTGT trong trường hợp xuất bán tài sản là 0%, do nghị định 163 quy định hoạt động xử lý nợ không phải là hoạt động kinh doanh. Còn nếu Công ty A xuất hóa đơn thì áp dụng đúng khung thuế GTGT do khi mua vào Công ty này đã được khấu trừ thuế đầu vào. Việc này tốt hơn hết hỏi ông Thuế địa phương.
Ở Việt Nam, Luật và lệ là hai cái song hành, lệ ở đây lại không phải là thông lệ mà là cách hiểu của ông địa phương.
 
Oa, đọc xong câu trả lời của anh mà em như kiểu " thoát xác" ý. Thực sự cảm ơn anh rất nhiều! Mong sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của anh trong những tình huống sau này. Chúc anh những điều tốt đẹp trong công việc và cuộc sống ạ!
 
Back
Bên trên