Em có 1 bài tập kế toán tài chính về vấn đề nợ vay và dự phòng phải trả, em kính mong các anh chị giúp em giải bài tập này, em muốn tham khảo cách làm của anh chị - những người có chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, em xin cám ơn các anh chị rất nhiều! Mặc dù đề hơi dài nhưng nội dung đơn giản, mong các anh chị hãy đọc qua.
Công ty ABC có kỳ kế toán là năm, không lập BCTC giữa niên độ. Ngày 31/12/N-1 phát hành trái phiếu bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh. Thông tin về trái phiếu: mệnh giá 1.200.000.000đ, lãi suất trái phiếu 10%/năm, giá phát hành 1.100.000.000đ, kỳ hạn 5 năm, trả lãi định kỳ 2 lần/năm vào ngày 1/1 và 1/7, trả lãi kỳ đầu vào ngày 1/1/N. Phân bổ chi phí đi vay theo phương pháp đường thẳng.
Ngày 31/12/N để lập BCTC năm N thì có 4 trường hợp cho sự lựa chọn của kế toán công ty khi tiến hành ghi sổ các bút toán như sau:
Trường hợp 1:
Kế toán ghi nợ TK 635/ Có TK 142: 120.000.000đ
Giải thích:
-Ngày 1/1/N trả lãi kỳ đầu liên quan trả trước 6 tháng, nên kế toán ghi nợ TK 142/Có TK “Tiền” : 60.000.000đ; đồng thời tiến hành phân bổ chiết khấu ghi nợ TK 635/Có TK 343: 10.000.000đ (100 triệu đồng chiết khấu/ 10 kỳ thanh toán lãi).
-Ngày 1/7/N thực trả lãi kỳ thứ hai: ghi tương tự ngày 1/1/N
-Do đó cuối năm 31/12/N phân bổ lãi trả trước vào chi phí tài chính trong năm N như trên
Trường hợp 2:
Kế toàn ghi nợ TK635/Có TK 335: 120.000.000đ
Giải thích:
-Ngay khi phát hành ngày 31/12/N-1 là ngày cuối niên độ nên kế toán cần phản ảnh khoản chi phí lãi vay phải trả trong năm tiếp theo (năm N): Nợ TK 635/Có TK335: 120.000.000đ
-Ngày 1/1/N trả lãi kỳ đầu, do đã trích trước nên kế toán ghi Nợ TK 335/Có TK “Tiền” : 60.000.000đ; đồng thời phân bổ chiết khấu ghi nợ TK 635/Có TK 343: 10.000.000đ (100 triệu đồng chiết khấu/ 10 kỳ thanh toán lãi).
-Ngày 1/7/N thực trả lãi kỳ thứ hai: ghi tương tự ngày 1/1/N.
-Do đó cuối năm 31/12/N phản ảnh khoản chi phí lãi vay phải trả trong năm tiếp theo (năm N+1): Nợ TK 635/Có TK 335: 120.000.000 như trên
Trường hợp 3:
Kế toán không ghi gì cả
Giải thích:
-Ngày 1/1/N thực trả lãi kỳ đầu liên quan 6 tháng trong năm nay (năm N), nên kế toán ghi Nợ TK 635/Có TK “Tiền” 60.000.000đ; đồng thời tiến hành phân bổ chiết khấu ghi Nợ TK 635/Có TK 343: 10.000.000đ (100 triệu đồng chiết khấu/ 10 kỳ thanh toán lãi).
-Ngày 1/7/N thực trả lãi kỳ thứ hai: ghi tương tự ngày 1/1/N.
-Cuối năm 31/12/N không cần ghi gì thêm vì kế toán đã tính đầy đủ chi phí đi vay vào chi phí tài chính trong năm N như trên.
Trường hợp 4:
Kế toán phân bổ chiết khấu cho cả năm N, ghi nợ TK 635/Có TK 343: 20.000.000đ(100 triệu đồng chiết khấu /5 năm)
Giải thích:
-Ngày 1/1/N thực trả lãi kỳ đầu liên quan 6 tháng trong năm nay (năm N), nên kế toán ghi Nợ TK 635/Có TK “Tiền” : 60.000.000đ.
-Ngày 1/7/N thực trả lãi kỳ thứ hai: ghi tương tự ngày 1/1/N
-Cuối năm 31/12/N kế toán cần tính đầy đủ chi phí đi vay vào chi phí tài chính trong năm N nên tiến hành phân bổ chiết khấu cho cả năm như trên.
YÊU CẦU:
Công ty ABC có kỳ kế toán là năm, không lập BCTC giữa niên độ. Ngày 31/12/N-1 phát hành trái phiếu bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh. Thông tin về trái phiếu: mệnh giá 1.200.000.000đ, lãi suất trái phiếu 10%/năm, giá phát hành 1.100.000.000đ, kỳ hạn 5 năm, trả lãi định kỳ 2 lần/năm vào ngày 1/1 và 1/7, trả lãi kỳ đầu vào ngày 1/1/N. Phân bổ chi phí đi vay theo phương pháp đường thẳng.
Ngày 31/12/N để lập BCTC năm N thì có 4 trường hợp cho sự lựa chọn của kế toán công ty khi tiến hành ghi sổ các bút toán như sau:
Trường hợp 1:
Kế toán ghi nợ TK 635/ Có TK 142: 120.000.000đ
Giải thích:
-Ngày 1/1/N trả lãi kỳ đầu liên quan trả trước 6 tháng, nên kế toán ghi nợ TK 142/Có TK “Tiền” : 60.000.000đ; đồng thời tiến hành phân bổ chiết khấu ghi nợ TK 635/Có TK 343: 10.000.000đ (100 triệu đồng chiết khấu/ 10 kỳ thanh toán lãi).
-Ngày 1/7/N thực trả lãi kỳ thứ hai: ghi tương tự ngày 1/1/N
-Do đó cuối năm 31/12/N phân bổ lãi trả trước vào chi phí tài chính trong năm N như trên
Trường hợp 2:
Kế toàn ghi nợ TK635/Có TK 335: 120.000.000đ
Giải thích:
-Ngay khi phát hành ngày 31/12/N-1 là ngày cuối niên độ nên kế toán cần phản ảnh khoản chi phí lãi vay phải trả trong năm tiếp theo (năm N): Nợ TK 635/Có TK335: 120.000.000đ
-Ngày 1/1/N trả lãi kỳ đầu, do đã trích trước nên kế toán ghi Nợ TK 335/Có TK “Tiền” : 60.000.000đ; đồng thời phân bổ chiết khấu ghi nợ TK 635/Có TK 343: 10.000.000đ (100 triệu đồng chiết khấu/ 10 kỳ thanh toán lãi).
-Ngày 1/7/N thực trả lãi kỳ thứ hai: ghi tương tự ngày 1/1/N.
-Do đó cuối năm 31/12/N phản ảnh khoản chi phí lãi vay phải trả trong năm tiếp theo (năm N+1): Nợ TK 635/Có TK 335: 120.000.000 như trên
Trường hợp 3:
Kế toán không ghi gì cả
Giải thích:
-Ngày 1/1/N thực trả lãi kỳ đầu liên quan 6 tháng trong năm nay (năm N), nên kế toán ghi Nợ TK 635/Có TK “Tiền” 60.000.000đ; đồng thời tiến hành phân bổ chiết khấu ghi Nợ TK 635/Có TK 343: 10.000.000đ (100 triệu đồng chiết khấu/ 10 kỳ thanh toán lãi).
-Ngày 1/7/N thực trả lãi kỳ thứ hai: ghi tương tự ngày 1/1/N.
-Cuối năm 31/12/N không cần ghi gì thêm vì kế toán đã tính đầy đủ chi phí đi vay vào chi phí tài chính trong năm N như trên.
Trường hợp 4:
Kế toán phân bổ chiết khấu cho cả năm N, ghi nợ TK 635/Có TK 343: 20.000.000đ(100 triệu đồng chiết khấu /5 năm)
Giải thích:
-Ngày 1/1/N thực trả lãi kỳ đầu liên quan 6 tháng trong năm nay (năm N), nên kế toán ghi Nợ TK 635/Có TK “Tiền” : 60.000.000đ.
-Ngày 1/7/N thực trả lãi kỳ thứ hai: ghi tương tự ngày 1/1/N
-Cuối năm 31/12/N kế toán cần tính đầy đủ chi phí đi vay vào chi phí tài chính trong năm N nên tiến hành phân bổ chiết khấu cho cả năm như trên.
YÊU CẦU:
- Trình bày nhận định của bạn về bút toán ghi sổ trong từng trường hợp, cũng như ảnh hưởng thông tin đến BCTC như thế nào?
- Nêu ý kiến của bạn để xử lý tình huống trên.