Bài tập Case study về rủi ro trong ngân hàng thương mại

anjta_haizz

Thành viên
Em đang là sinh viên năm 3 ĐH Ngoại thương HN. hic, vừa zùi cô vừa cho bài tập giữa kì case study về Rủi ro trong ngân hàng thương mại. Em đã nghĩ mãi mấy ngày nay, lên mạng tìm, đọc khóa luận của các anh chị trước. nhưng kết quả là trên mạng ko có thông tin ngân hàng nào về 1 số trường hợp thực tế về rủi ro trong NH, đọc khóa luận thì mọi ng viết trên cơ sở lí thuyết nhiều và có cách viết tổng quan về các loại rủi ro.
Cô em thì yêu cầu cần có 1 rủi ro cụ thể của 1 ngân hàng, đối tương, thời gian xảy ra, nguyên nhân và thiệt hại, biện pháp xử lí của Ngân hàng đó. Em thì ko quen ai trong ngân hàng, hic, sắp đến hạn nộp zùi. Anh chị nào giúp em với ạ. Em thực sự cảm ơn nhiều lắm. Em đang bế tắc quá. YM của em là : vananhsqc

---------- Post added 19-09-2011 at 07:58 PM ----------

cả nhà giúp em với, hu hu
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bạn nói rõ bài tập về như thế nào thì mọi người mới giúp được chứ? Quản trị rủi ro thanh khoản có nhiều phương pháp tiếp cận để giải mà.
 
em cần 1 trường hợp cụ thể, rủi ro xảy ra trong ngân hàng. rủi ro nào cũng được ạ

ANh cỏ rất nhiều ví dụ trong bài viết của mình: Caí nhìn tổng thể về rủi ro (Mục Quản lý rủi ro), file đính kèm là " Tổng quát về quản lý rủi ro trong ngân hàng". Có cả ví dụ về rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động....Em load về xem tham khảo được không?

http://ub.com.vn/threads/1642-Cai-nhin-tong-the-ve-Quan-ly-rui-ro-QLRR-#axzz1YVuUuFn4

Nếu cần rõ hơn, mail cho anh: daibang168@gmail.com

Tại Việt Nam, vụ điển hình nhất là sự cố tại Ngân hàng ACB năm 10/2003, em search ra đầy. Nó có đẩy đủ các yêu cầu như em mô tả. Ví dụ:
http://goldenlink.vn/index/index.php?Pg=con&id=1277
http://www.arti.edu.vn/home/?frame=newsview&id=361
......
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
ANh cỏ rất nhiều ví dụ trong bài viết của mình: Caí nhìn tổng thể về rủi ro (Mục Quản lý rủi ro), file đính kèm là " Tổng quát về quản lý rủi ro trong ngân hàng". Có cả ví dụ về rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động....Em load về xem tham khảo được không?

http://ub.com.vn/threads/1642-Cai-nh...#axzz1YVuUuFn4

Nếu cần rõ hơn, mail cho anh: daibang168@gmail.com

Tại Việt Nam, vụ điển hình nhất là sự cố tại Ngân hàng ACB năm 10/2003, em search ra đầy. Nó có đẩy đủ các yêu cầu như em mô tả. Ví dụ:
http://goldenlink.vn/index/index.php?Pg=con&id=1277
http://www.arti.edu.vn/home/?frame=newsview&id=361
......

Trích dẫn: http://ub.com.vn/threads/3143-Bai-tap-Case-study-ve-rui-ro-trong-ngan-hang-thuong-mai#ixzz1Yfp3rWaE


Em thực sự rất rất cảm ơn anh ạ. Mấy ngày cứ đau đầu vì bế tắc. Sắp đến hạn mà ko có 1 tình huống nào. Cảm ơn anh

---------- Post added 22-09-2011 at 05:01 PM ----------

Em thực sự rất cảm ơn anh ạ. mấy ngày cứ đau đầu vì bế tắc. Sắp đến hạn zùi mà không có ít tài liệu nào. em cảm ơn anh ạ
 
Cứ lấy rủi ro liên quan đến sự cố của ACB là dễ nhất, đầy đủ thông tin cho bạn (nhưng đề tài này chắc sẽ nhiều người làm vì nó khá tiêu biểu, ACB đã phải nhờ NHNN lên tiếng giúp để cứu vãn tình thế, sau vụ này ACB đã biết tận dụng cơ hội để đổi mới, đẩy mạnh hoạt động, đạt được nhiều kết quả bất ngờ)
Còn nếu muốn khác biệt thì có thể nghiên cứu về rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động. Lấy những vụ gần đây báo chí đưa tin là bắt Cán bộ Ngân hàng này, ngân hàng kia về việc cho vay ké, làm giả hồ sơ, lừa đảo... (gõ Google "Bắt cán bộ Ngân hàng" là ra cả loạt, bạn tha hồ chọn). Mấy bài báo đó sẽ cho bạn thông tin về: ngân hàng, đối tượng, thời gian xảy ra, nguyên nhân và thiệt hại. Còn biện pháp xử lí của Ngân hàng thì chỉ cần nêu đơn giản là đã phát hiện là mời cơ quan công an vào điều tra, truy tố, đã đòi lại được bao nhiêu tiền đấy... (phần thông tin còn lại ít khi được công bố, hầu hết vẫn trong giai đoạn điều tra, xét xử.... nên bạn thích nói thế nào cũng được, đây cũng chỉ là bài tập thôi mà).
Vừa rồi có vụ móc nối giữa cán bộ VCB và BIDV hơn 200 tỷ đồng khá đình đám và thông tin khá đủ, bạn có thể tham khảo (rủi ro hoạt động, để các cán bộ lạm dụng chức quyền, làm giả hồ sơ để vay vốn --> rủi ro tín dụng khi không thu hồi được vốn do
không kiểm soát được mục đích sử dụng tiền vay, TSBĐ giả...).
Bạn chủ động nghiên cứu tiếp nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên