kyonua
Verified Banker
[h=1][/h]
Thế nhưng thật lạ, bài phát biểu của David McCullough Jr, dài khoảng 12 phút, lại gây chấn động trên dư luận báo chí và trên các diễn đàn mạng ở Mỹ, kể cả các báo giấy và báo mạng nổi tiếng.
Bài diễn văn mà tôi sẽ đề cập không phải là diễn văn của một nhà lãnh đạo lớn, hay của nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, cũng không phải của một nhà văn hóa, khoa học, giáo dục có uy tín... mà là một bài phát biểu của một giáo viên tại một trường trung học phổ thông của nước Mỹ. Đó là thầy giáo David McCullough Jr dạy môn tiếng Anh, phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp trung học của các học sinh trường công lập Wellesley, một trường nổi tiếng thuộc bang Massachusetts (Mỹ).
Trước các em học sinh chuẩn bị vào trường đại học hoặc các trường đào tạo ngành nghề đa dạng, trong một buổi lễ tốt nghiệp đánh dấu khởi đầu chặng đường trưởng thành, thầy giáo David McCullough Jr rất kiệm lời khen trò, khen trường, không vẽ vời tương lai, mà trái lại, kéo các em về nhận thức về cuộc đời thực, khả năng thực, và đã phát biểu một câu chấn động: "You are not special, you are not exceptional" (Các em không phải là đặc biệt, các em không phải là xuất chúng). Thế nhưng thật lạ, bài phát biểu của David McCullough Jr, dài khoảng 12 phút, lại gây chấn động trên dư luận báo chí và trên các diễn đàn mạng ở Mỹ, kể cả các báo giấy và báo mạng nổi tiếng.
Không có gì đặc biệt, vậy không lẽ học sinh của trường tiếng tăm như thế chỉ là bình thường? Không lẽ thành tích vẻ vang của trường là chẳng có gì đáng kể? Special (đặc biệt) theo thầy là gì?
Thầy cho rằng, thành tích của các em chủ yếu là do được nhà trường và cha mẹ chăm sóc quá mức: "Các em đã được nâng niu, nuông chiều, bảo hộ, bao bọc kỹ lưỡng. Vâng, người lớn đã ôm, hôn các em, cho ăn, lau miệng, lau mông, uốn nắn, huấn luyện, dạy kèm, lắng nghe các em, khuyên bảo, khuyến khích, an ủi và nâng các em lên. Các em được động viên, tán tỉnh, dỗ dành và nài nỉ. Các em được ăn mừng, được xem như cục cưng. Và chắc chắn, thầy cô giáo phải có mặt trong các sân chơi của các em, trong những buổi hòa nhạc, và những hội chợ khoa học của học sinh. Bây giờ, các em chinh phục trường trung học... và, hiển nhiên, ở đây tất cả chúng tôi đã góp mặt để chung vui vì các em, vì tự hào với cộng đồng tốt đẹp này."
"Nhưng các em đừng giữ lấy ý tưởng các em là đặc biệt, bởi vì các em không là như thế."
Thầy giáo diễn giả khuyên các em đừng biến mình thành nhân vật trung tâm, vì, ngay cả "hành tinh của chúng ta không phải là tâm của thái dương hệ, thái dương hệ không phải là tâm của dải thiên hà, và dải thiên hà không là tâm của vũ trụ; vì thế các em không thể là tâm của cái gì hết [cử tọa vỗ tay]
Ngay cả tỉ phú bậc nhất Donald Trump cũng thế thôi."
Thường thường người nào có đặc biệt là có danh hiệu. Nhưng danh hiệu không phải luôn luôn đi với thành công thực sự. "Các em thấy đấy, nếu mọi người đều đặc biệt, thì không ai là đặc biệt. Nếu mọi người đều có danh hiệu, danh hiệu trở nên vô nghĩa. Người Mỹ chúng ta, thật tệ hại, trở nên thích phong tước hơn là sự thành đạt chân thực. Chúng ta xem danh hiệu như là đích - và vui vẻ thỏa hiệp hạ tiêu chuẩn, hay bỏ qua thực tế, khi chúng ta mong đó là cách nhanh nhất, và chỉ có cách đó, để kiếm chác cái gì hòng bẩy chúng ta lên địa vị tốt trong xã hội".
Danh hiệu chẳng là gì khi so sánh với niềm vui gặt hái thành quả. Thầy Cullough ví von: "Leo lên đỉnh núi không phải là cắm lá cờ của các em, mà là ôm ấp thử thách, vui hưởng khí trời và thỏa thích ngắm cảnh. Leo lên núi để các em thấy được thế giới, chứ không phải để thế giới thấy các em".
Ông không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc: "Hãy đọc... đọc mọi lúc... đọc như là vấn đề có tính nguyên tắc, như là vấn đề của tính tự trọng. Đọc như là nguyên liệu nuôi dưỡng đời sống."
Phần cuối của bài diễn văn là những lời khuyên của một nhà giáo đối với học trò của mình, đó là những ý tưởng cao đẹp và gần gũi mà bất cứ ai làm nghề đi dạy chắc là tâm đắc với vị đồng nghiệp bên trời Mỹ xa xôi: "Trước khi các em tung bay bốn phương trời, tôi mong mỏi các em làm những gì mình thích và đã tin ở tính quan trọng của nó. Không nên buồn phiền với công việc mà bạn tin tưởng. Hãy chống lại sự dễ dãi, sự hào nhoáng của chủ nghĩa vật chất, sự vô cảm làm tê liệt tinh thần của tính tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế của mình".
"Phát triển và bảo vệ sự nhạy bén đạo đức và chứng tỏ nghị lực áp dụng nó. Hãy mơ ước lớn. Làm việc hăng. Suy nghĩ cho chính mình. Yêu những gì mình yêu, yêu những người mình yêu, một cách hết mình. Và làm như thế, không chần chờ, hãy tranh thủ từng giây phút... Đừng chờ đợi cảm hứng hay say mê tìm đến các em. Hãy đứng dậy, đi ra ngoài, khám phá, tự mình tìm cảm hứng, và chộp lấy với hai tay".
[TABLE="class: image center, width: 400, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: image_desc"] Thầy giáo David McCullough Jr
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
"Cuộc sống trọn vẹn, cuộc sống đặc biệt, cuộc sống thích đáng, là một thành tựu, không phải là cái gì sẽ rơi vào trong tay các em như kiểu các em là con người dễ thương hay được mẹ đặt hàng từ nhà cung cấp. Các em cần ghi nhận rằng cha mình cực nhọc để đảm bảo quyền sống chính đáng của các em, tự do và theo đuổi hạnh phúc - "theo đuổi" là một động từ hành động, là từ bỏ thì giờ để nằm xem những thứ con vẹt vớ vẩn trên YouTube".
Kết thúc bài diễn văn, ông trải lòng vì lý tưởng cao đẹp của cuộc sống: "Quyết tâm hành xử tự do và ý nghĩ sáng tạo, độc lập không chỉ vì được thỏa mãn từ những phẩm chất đó, mà bởi vì lợi ích cho người khác, phần còn lại của 6,8 tỉ dân - và những ai theo đuổi những phẩm chất đó. Rồi các em sẽ khám phá sự thật lớn lao và kỳ lạ của kinh nghiệm sống, đó là lòng vị tha là cái gì tốt nhất mà các em làm vì các em. Nỗi niềm hân hoan về cuộc sống chỉ đến với nhận thức rằng các em không là đặc biệt".
* * *
Đây quả thật là bài diễn văn khác thường vì lời lẽ không theo dạng thức của một bài diễn văn ghi nhận thành tích và khích lệ học sinh khi các em vừa tốt nghiệp trung học và khởi đầu chặng đường học tập mới, một dạng thức phổ biến ở mọi nơi.
Ngoài thông điệp: "Các em không là đặc biệt" đã gây chấn động trong dư luận, nhưng đồng thời được phần lớn những bình luận trên mạng tán đồng, thì những lời khuyên thiết tha học sinh làm việc, sáng tạo, dám ước mơ và thực hiện ước mơ, vui vì thành công thực sự chứ không nhằm mục đích đạt danh hiệu, sống vì lợi ích của mọi người, tôi cảm nhận toàn bộ những ý tưởng của người thầy giáo của một trường trung học bên Mỹ thật đẹp và loáng thoáng gì đó của vô ngã vị tha.
Trong thế giới phẳng ngày nay, mọi quan tâm đến cuộc sống đều trở thành đại đồng, huống hồ là những vấn đề về giáo dục và xã hội. Ông thầy Cullough không xa lạ với thầy cô giáo Việt Nam, những học sinh tốt nghiệp trường trung học nổi tiếng Wellesley bên Mỹ vẫn gần gũi với học sinh trường chuyên ở các đô thị lớn của nước ta, và những săn sóc tỉ mỉ chu đáo của những vị cha mẹ dành cho những cậu ấm cô chiêu với ước vọng con mình sau này có chỗ đứng đàng hoàng trong xã hội, thì cũng giống như sự đầu tư tốn kém như thuê thầy, chạy trường, cho con phương tiện đầy đủ của một bộ phận cha mẹ có điều kiện; nhưng nếu thông điệp "Các em không là đặc biệt" phát đi ở Việt Nam thì không gây chấn động như ở Mỹ, vì ... đúng là không có gì đặc biệt!
Thế nhưng, sự đặc biệt ở chỗ khác, mà may mắn thay, xã hội ta vẫn còn phổ biến: Ấy là có những học sinh xuất thân từ con nhà nghèo, biết thân phận mình đặc biệt khó, nên ra sức khắc phục hoàn cảnh, và đã học hành đến nơi đến chốn, trong đó có những em đi học xa, tự kiếm sống hoặc bố mẹ theo con, bỏ quê vào thành phố kiếm tiền nuôi mình ăn học đỗ đạt. Có lẽ thành phần này thấy "thấm thía" bài diễn văn của thầy Cullough, và cũng tâm đắc với bà mẹ Liz Gumbiner với những dòng tâm huyết nêu trên.
Tất nhiên, con cái thành đạt nhờ gốc cha mẹ giàu, thì gia đình và xã hội được nhờ, và không ai nghĩ chỉ có con nhà nghèo thành đạt thì mới giàu ý chí và hoài bão phụng sự cho đời.
Còn chuyện người lớn đuổi theo danh hiệu, mà thầy Cullough cảnh báo học trò mình, thì xem ra quen thuộc với xã hội ta, vì bệnh thành tích phổ biến quá, ở mọi ngành mọi nơi, và các thầy cô giáo và học sinh cũng đã chịu nhiều đau khổ vì bệnh này. Tuy thế xem chừng bệnh này lâu ngày thành quen, ai cũng phải chung sống với nó. Có như thế mới có xấp xỉ 100% tốt nghiệp trung học, lớp nào cũng phần lớn là học sinh giỏi và khá, mới có hiện tượng thầy cô giáo quá ngần ngại khi cho trò dưới điểm trung bình dầu trò không làm bài được chút gì, và bằng cấp đại học thì chẳng có gì khó khăn miễn sao vào được đại học, công lập hay tư thục.
Trong tình hình như vậy, nhiều tiếng nói cũng như hành động từ lương tâm, từ đạo đức trong sáng, từ nghề nhà giáo thanh cao cần phải được thể hiện, sao cho ánh sáng của chính trực soi vào miền tăm tối của hư ảo, giả dối. Những người chính trực vẫn không đơn độc, và vẫn có rất nhiều người giữ được nhân cách để sống và làm việc một cách đàng hoàng. Và nói cho cùng, ai ai cũng phải tự giáo dục và được giáo dục trong một đất nước lấy chính trực làm ngọn cờ.
Cao Huy Hóa
[h=1]Xem You Are Not Special Commencement Speech from Wellesley High School trên YouTube:[/h]
http://www.youtube.com/watch?v=_lfxYhtf8o4
Hay quá!!! ] phải kể cho mọi người nghe chuyện này mới được
Bài diễn văn mà tôi sẽ đề cập không phải là diễn văn của một nhà lãnh đạo lớn, hay của nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, cũng không phải của một nhà văn hóa, khoa học, giáo dục có uy tín... mà là một bài phát biểu của một giáo viên tại một trường trung học phổ thông của nước Mỹ. Đó là thầy giáo David McCullough Jr dạy môn tiếng Anh, phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp trung học của các học sinh trường công lập Wellesley, một trường nổi tiếng thuộc bang Massachusetts (Mỹ).
Trước các em học sinh chuẩn bị vào trường đại học hoặc các trường đào tạo ngành nghề đa dạng, trong một buổi lễ tốt nghiệp đánh dấu khởi đầu chặng đường trưởng thành, thầy giáo David McCullough Jr rất kiệm lời khen trò, khen trường, không vẽ vời tương lai, mà trái lại, kéo các em về nhận thức về cuộc đời thực, khả năng thực, và đã phát biểu một câu chấn động: "You are not special, you are not exceptional" (Các em không phải là đặc biệt, các em không phải là xuất chúng). Thế nhưng thật lạ, bài phát biểu của David McCullough Jr, dài khoảng 12 phút, lại gây chấn động trên dư luận báo chí và trên các diễn đàn mạng ở Mỹ, kể cả các báo giấy và báo mạng nổi tiếng.
Không có gì đặc biệt, vậy không lẽ học sinh của trường tiếng tăm như thế chỉ là bình thường? Không lẽ thành tích vẻ vang của trường là chẳng có gì đáng kể? Special (đặc biệt) theo thầy là gì?
Thầy cho rằng, thành tích của các em chủ yếu là do được nhà trường và cha mẹ chăm sóc quá mức: "Các em đã được nâng niu, nuông chiều, bảo hộ, bao bọc kỹ lưỡng. Vâng, người lớn đã ôm, hôn các em, cho ăn, lau miệng, lau mông, uốn nắn, huấn luyện, dạy kèm, lắng nghe các em, khuyên bảo, khuyến khích, an ủi và nâng các em lên. Các em được động viên, tán tỉnh, dỗ dành và nài nỉ. Các em được ăn mừng, được xem như cục cưng. Và chắc chắn, thầy cô giáo phải có mặt trong các sân chơi của các em, trong những buổi hòa nhạc, và những hội chợ khoa học của học sinh. Bây giờ, các em chinh phục trường trung học... và, hiển nhiên, ở đây tất cả chúng tôi đã góp mặt để chung vui vì các em, vì tự hào với cộng đồng tốt đẹp này."
"Nhưng các em đừng giữ lấy ý tưởng các em là đặc biệt, bởi vì các em không là như thế."
Thầy giáo diễn giả khuyên các em đừng biến mình thành nhân vật trung tâm, vì, ngay cả "hành tinh của chúng ta không phải là tâm của thái dương hệ, thái dương hệ không phải là tâm của dải thiên hà, và dải thiên hà không là tâm của vũ trụ; vì thế các em không thể là tâm của cái gì hết [cử tọa vỗ tay]
Ngay cả tỉ phú bậc nhất Donald Trump cũng thế thôi."
Thường thường người nào có đặc biệt là có danh hiệu. Nhưng danh hiệu không phải luôn luôn đi với thành công thực sự. "Các em thấy đấy, nếu mọi người đều đặc biệt, thì không ai là đặc biệt. Nếu mọi người đều có danh hiệu, danh hiệu trở nên vô nghĩa. Người Mỹ chúng ta, thật tệ hại, trở nên thích phong tước hơn là sự thành đạt chân thực. Chúng ta xem danh hiệu như là đích - và vui vẻ thỏa hiệp hạ tiêu chuẩn, hay bỏ qua thực tế, khi chúng ta mong đó là cách nhanh nhất, và chỉ có cách đó, để kiếm chác cái gì hòng bẩy chúng ta lên địa vị tốt trong xã hội".
Danh hiệu chẳng là gì khi so sánh với niềm vui gặt hái thành quả. Thầy Cullough ví von: "Leo lên đỉnh núi không phải là cắm lá cờ của các em, mà là ôm ấp thử thách, vui hưởng khí trời và thỏa thích ngắm cảnh. Leo lên núi để các em thấy được thế giới, chứ không phải để thế giới thấy các em".
Ông không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc: "Hãy đọc... đọc mọi lúc... đọc như là vấn đề có tính nguyên tắc, như là vấn đề của tính tự trọng. Đọc như là nguyên liệu nuôi dưỡng đời sống."
Phần cuối của bài diễn văn là những lời khuyên của một nhà giáo đối với học trò của mình, đó là những ý tưởng cao đẹp và gần gũi mà bất cứ ai làm nghề đi dạy chắc là tâm đắc với vị đồng nghiệp bên trời Mỹ xa xôi: "Trước khi các em tung bay bốn phương trời, tôi mong mỏi các em làm những gì mình thích và đã tin ở tính quan trọng của nó. Không nên buồn phiền với công việc mà bạn tin tưởng. Hãy chống lại sự dễ dãi, sự hào nhoáng của chủ nghĩa vật chất, sự vô cảm làm tê liệt tinh thần của tính tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế của mình".
"Phát triển và bảo vệ sự nhạy bén đạo đức và chứng tỏ nghị lực áp dụng nó. Hãy mơ ước lớn. Làm việc hăng. Suy nghĩ cho chính mình. Yêu những gì mình yêu, yêu những người mình yêu, một cách hết mình. Và làm như thế, không chần chờ, hãy tranh thủ từng giây phút... Đừng chờ đợi cảm hứng hay say mê tìm đến các em. Hãy đứng dậy, đi ra ngoài, khám phá, tự mình tìm cảm hứng, và chộp lấy với hai tay".
[TABLE="class: image center, width: 400, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: image_desc"] Thầy giáo David McCullough Jr
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
"Cuộc sống trọn vẹn, cuộc sống đặc biệt, cuộc sống thích đáng, là một thành tựu, không phải là cái gì sẽ rơi vào trong tay các em như kiểu các em là con người dễ thương hay được mẹ đặt hàng từ nhà cung cấp. Các em cần ghi nhận rằng cha mình cực nhọc để đảm bảo quyền sống chính đáng của các em, tự do và theo đuổi hạnh phúc - "theo đuổi" là một động từ hành động, là từ bỏ thì giờ để nằm xem những thứ con vẹt vớ vẩn trên YouTube".
Kết thúc bài diễn văn, ông trải lòng vì lý tưởng cao đẹp của cuộc sống: "Quyết tâm hành xử tự do và ý nghĩ sáng tạo, độc lập không chỉ vì được thỏa mãn từ những phẩm chất đó, mà bởi vì lợi ích cho người khác, phần còn lại của 6,8 tỉ dân - và những ai theo đuổi những phẩm chất đó. Rồi các em sẽ khám phá sự thật lớn lao và kỳ lạ của kinh nghiệm sống, đó là lòng vị tha là cái gì tốt nhất mà các em làm vì các em. Nỗi niềm hân hoan về cuộc sống chỉ đến với nhận thức rằng các em không là đặc biệt".
* * *
Đây quả thật là bài diễn văn khác thường vì lời lẽ không theo dạng thức của một bài diễn văn ghi nhận thành tích và khích lệ học sinh khi các em vừa tốt nghiệp trung học và khởi đầu chặng đường học tập mới, một dạng thức phổ biến ở mọi nơi.
Ngoài thông điệp: "Các em không là đặc biệt" đã gây chấn động trong dư luận, nhưng đồng thời được phần lớn những bình luận trên mạng tán đồng, thì những lời khuyên thiết tha học sinh làm việc, sáng tạo, dám ước mơ và thực hiện ước mơ, vui vì thành công thực sự chứ không nhằm mục đích đạt danh hiệu, sống vì lợi ích của mọi người, tôi cảm nhận toàn bộ những ý tưởng của người thầy giáo của một trường trung học bên Mỹ thật đẹp và loáng thoáng gì đó của vô ngã vị tha.
Trong thế giới phẳng ngày nay, mọi quan tâm đến cuộc sống đều trở thành đại đồng, huống hồ là những vấn đề về giáo dục và xã hội. Ông thầy Cullough không xa lạ với thầy cô giáo Việt Nam, những học sinh tốt nghiệp trường trung học nổi tiếng Wellesley bên Mỹ vẫn gần gũi với học sinh trường chuyên ở các đô thị lớn của nước ta, và những săn sóc tỉ mỉ chu đáo của những vị cha mẹ dành cho những cậu ấm cô chiêu với ước vọng con mình sau này có chỗ đứng đàng hoàng trong xã hội, thì cũng giống như sự đầu tư tốn kém như thuê thầy, chạy trường, cho con phương tiện đầy đủ của một bộ phận cha mẹ có điều kiện; nhưng nếu thông điệp "Các em không là đặc biệt" phát đi ở Việt Nam thì không gây chấn động như ở Mỹ, vì ... đúng là không có gì đặc biệt!
Thế nhưng, sự đặc biệt ở chỗ khác, mà may mắn thay, xã hội ta vẫn còn phổ biến: Ấy là có những học sinh xuất thân từ con nhà nghèo, biết thân phận mình đặc biệt khó, nên ra sức khắc phục hoàn cảnh, và đã học hành đến nơi đến chốn, trong đó có những em đi học xa, tự kiếm sống hoặc bố mẹ theo con, bỏ quê vào thành phố kiếm tiền nuôi mình ăn học đỗ đạt. Có lẽ thành phần này thấy "thấm thía" bài diễn văn của thầy Cullough, và cũng tâm đắc với bà mẹ Liz Gumbiner với những dòng tâm huyết nêu trên.
Tất nhiên, con cái thành đạt nhờ gốc cha mẹ giàu, thì gia đình và xã hội được nhờ, và không ai nghĩ chỉ có con nhà nghèo thành đạt thì mới giàu ý chí và hoài bão phụng sự cho đời.
Còn chuyện người lớn đuổi theo danh hiệu, mà thầy Cullough cảnh báo học trò mình, thì xem ra quen thuộc với xã hội ta, vì bệnh thành tích phổ biến quá, ở mọi ngành mọi nơi, và các thầy cô giáo và học sinh cũng đã chịu nhiều đau khổ vì bệnh này. Tuy thế xem chừng bệnh này lâu ngày thành quen, ai cũng phải chung sống với nó. Có như thế mới có xấp xỉ 100% tốt nghiệp trung học, lớp nào cũng phần lớn là học sinh giỏi và khá, mới có hiện tượng thầy cô giáo quá ngần ngại khi cho trò dưới điểm trung bình dầu trò không làm bài được chút gì, và bằng cấp đại học thì chẳng có gì khó khăn miễn sao vào được đại học, công lập hay tư thục.
Trong tình hình như vậy, nhiều tiếng nói cũng như hành động từ lương tâm, từ đạo đức trong sáng, từ nghề nhà giáo thanh cao cần phải được thể hiện, sao cho ánh sáng của chính trực soi vào miền tăm tối của hư ảo, giả dối. Những người chính trực vẫn không đơn độc, và vẫn có rất nhiều người giữ được nhân cách để sống và làm việc một cách đàng hoàng. Và nói cho cùng, ai ai cũng phải tự giáo dục và được giáo dục trong một đất nước lấy chính trực làm ngọn cờ.
Cao Huy Hóa
Theo TuanVietNam.net
[h=1]Xem You Are Not Special Commencement Speech from Wellesley High School trên YouTube:[/h]
http://www.youtube.com/watch?v=_lfxYhtf8o4
Hay quá!!! ] phải kể cho mọi người nghe chuyện này mới được