sushior
Thành viên chăm chỉ
Trong khi các bạn tôi thường chọn những công việc như phát tờ rơi, tiếp thị, bán hàng đa cấp..., thì tôi chạy khắp nơi để rồi xin thực tập không lương tại một công ty phần mềm.
Tôi là một 9x "đời đầu", dù tháng mười năm nay mới tốt nghiệp nhưng tôi đã đi làm chính thức được một năm rồi (bởi vì trường tôi học theo tín chỉ nên tôi đã hoàn thành chương trình sớm hơn 1 năm).
Rất nhiều bạn thường nói, khi vào đại học sẽ tìm việc làm thêm để lấy kinh nghiệm và thêm một chút kinh tế cho bản thân. Điều này quả thực là rất tốt. Tuy nhiên các bạn tôi thường chọn những công việc như phát tờ rơi, tiếp thị, bán hàng đa cấp... còn tôi thì chạy khắp nơi để xin thực tập không lương tại một công ty phần mềm.
Rất nhiều bạn hỏi sao tôi lại chọn chỗ không lương vất vả xin xỏ như vậy? Nhưng đối với tôi, tôi cần một chỗ để học tập hơn là một công việc thực sự vào lúc đó. Có một cô giáo thường nói với tôi “sướng trước thì khổ sau” mà “khổ trước thì sướng sau”
Tôi chọn khổ trước. Khổ vì tôi đi làm không lương. Khổ vì tôi đi làm mà còn tốn cơm tốn gạo của bố mẹ hơn. Nhưng tôi học được một công việc thực sự. Tôi biết đánh văn bản sao cho có qui chuẩn, chỉnh các file excel in ấn, sử dụng thành thạo các phương tiện văn phòng. Đôi khi tôi được tham gia đi giới thiệu sản phẩm tại các trường phổ thông, được bán hàng trực tiếp.
Được khoảng bốn tháng thì sếp cũng quyết định cho tôi một khoản phụ cấp ăn trưa và xăng xe. Tôi còn đi dạy thêm tiếng Anh vào cuối tuần nên cũng đỡ hơn khá nhiều. Sau một năm, tôi được tin tưởng hơn, được giao thêm việc thuyết trình và giới thiệu khách hàng.
Đến giữa năm ba thì việc học quá nặng nên tôi đành xin nghỉ tại đó. Tôi tập trung học trên lớp trong khoảng ba tháng, rồi nộp đơn xin vào một tổ chức phi chính phủ. Nhờ kinh nghiệm tích lũy từ trước, tôi được nhận vào vị trí nhân sự và hành chính. Trợ cấp chỉ 50 USD một tháng nhưng tôi rất vui vẻ, lại có cơ hội nói tiếng Anh với các bạn nước ngoài.
Hết kì thực tập sáu tháng, tôi chuyển sang làm tại một công ty về tài chính. Lúc này, lịch học của tôi đã gần xong, chỉ còn một môn thi trên mạng nên tôi có thời gian học khá nhiều về kỹ năng phân tích tài chính. Tám tháng sau đó, khi tôi đã đủ "chín", tôi suy nghĩ thật kỹ và quyết định theo marketing bán hàng vì trong số các công việc mà tôi thử qua thì marketing là lĩnh vực mà tôi cảm thấy có động lực làm việc nhất.
Tôi đã nộp đơn vào những tổ chức quốc tế, đi thi, đi phỏng vấn và cuối cùng, tết vừa rồi tôi được nhận vào một công ty. Thế nhưng những kinh nghiệm từ trước đến nay của tôi đều như không có ý nghĩa gì khi vào làm việc tại tổ chức quốc tế này. Tôi làm hùng hục 12 tiếng từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối vẫn không giải quyết được hết công việc mà các chị khác làm trong 1 giờ đồng hồ. Thế nhưng tôi không bỏ cuộc.
Tôi tiếp tục làm việc. Có hôm về mẹ tôi hỏi: “Lương thì thấp làm bạc mặt chi con?”, nhưng vẫn như câu nói cũ tôi thích khổ trước. Tôi lao đầu vào làm. Một tháng sau, công việc tôi xử lý trong 12 giờ chỉ còn 4 giờ. Một tháng sau đó nữa công việc đó còn 2 giờ. Lại thêm một tháng nữa, đúng là công việc chỉ còn một tiếng.
Làm càng tốt thì càng nhiều việc. Việc cứ tràn ra như núi vậy. Tôi bắt đầu nản vì lương thấp, việc nhiều. Vậy là tôi tìm việc tại một chỗ khác. Ba tháng sau, tôi tìm được một chỗ làm lương khá cao. Tuy nhiên tôi không quyết định ra đi ngay.
Ngược lại, tôi nói chuyện với sếp chỗ tôi đang làm: “Em muốn có tròn một năm kinh nghiệm, cũng rất thích công việc ở đây nhưng giờ em đã ra trường rồi, vấn đề kinh tế cũng rất quan trọng với em. Em muốn biết nếu như các anh chị thấy em phù hợp và xứng đáng thì em thực sự muốn ở lại”.
Tôi đã nhận được đề nghị ở lại với mức lương hơn gấp đôi khi trước. Những cố gắng, nỗ lực bao tháng, bao năm như vỡ òa. Cả tôi và gia đình đều rất hài lòng. Tôi nói với mẹ rằng, nếu con không cắn răng qua được cái khổ thì có lẽ con đã không như bây giờ.
Bây giờ, tôi có một công việc lương cao, ổn định, mặc dù đôi lúc cũng phải thú thật là hơi … chán. Nhưng tôi tin rằng nếu các bạn đi đúng đường và quyết tâm thì không gì là không thể.
Điều quan trọng nhất là không ngừng học hỏi và vươn lên.
Tôi là một 9x "đời đầu", dù tháng mười năm nay mới tốt nghiệp nhưng tôi đã đi làm chính thức được một năm rồi (bởi vì trường tôi học theo tín chỉ nên tôi đã hoàn thành chương trình sớm hơn 1 năm).
Rất nhiều bạn thường nói, khi vào đại học sẽ tìm việc làm thêm để lấy kinh nghiệm và thêm một chút kinh tế cho bản thân. Điều này quả thực là rất tốt. Tuy nhiên các bạn tôi thường chọn những công việc như phát tờ rơi, tiếp thị, bán hàng đa cấp... còn tôi thì chạy khắp nơi để xin thực tập không lương tại một công ty phần mềm.
Rất nhiều bạn hỏi sao tôi lại chọn chỗ không lương vất vả xin xỏ như vậy? Nhưng đối với tôi, tôi cần một chỗ để học tập hơn là một công việc thực sự vào lúc đó. Có một cô giáo thường nói với tôi “sướng trước thì khổ sau” mà “khổ trước thì sướng sau”
Tôi chọn khổ trước. Khổ vì tôi đi làm không lương. Khổ vì tôi đi làm mà còn tốn cơm tốn gạo của bố mẹ hơn. Nhưng tôi học được một công việc thực sự. Tôi biết đánh văn bản sao cho có qui chuẩn, chỉnh các file excel in ấn, sử dụng thành thạo các phương tiện văn phòng. Đôi khi tôi được tham gia đi giới thiệu sản phẩm tại các trường phổ thông, được bán hàng trực tiếp.
Được khoảng bốn tháng thì sếp cũng quyết định cho tôi một khoản phụ cấp ăn trưa và xăng xe. Tôi còn đi dạy thêm tiếng Anh vào cuối tuần nên cũng đỡ hơn khá nhiều. Sau một năm, tôi được tin tưởng hơn, được giao thêm việc thuyết trình và giới thiệu khách hàng.
Đến giữa năm ba thì việc học quá nặng nên tôi đành xin nghỉ tại đó. Tôi tập trung học trên lớp trong khoảng ba tháng, rồi nộp đơn xin vào một tổ chức phi chính phủ. Nhờ kinh nghiệm tích lũy từ trước, tôi được nhận vào vị trí nhân sự và hành chính. Trợ cấp chỉ 50 USD một tháng nhưng tôi rất vui vẻ, lại có cơ hội nói tiếng Anh với các bạn nước ngoài.
Hết kì thực tập sáu tháng, tôi chuyển sang làm tại một công ty về tài chính. Lúc này, lịch học của tôi đã gần xong, chỉ còn một môn thi trên mạng nên tôi có thời gian học khá nhiều về kỹ năng phân tích tài chính. Tám tháng sau đó, khi tôi đã đủ "chín", tôi suy nghĩ thật kỹ và quyết định theo marketing bán hàng vì trong số các công việc mà tôi thử qua thì marketing là lĩnh vực mà tôi cảm thấy có động lực làm việc nhất.
Tôi đã nộp đơn vào những tổ chức quốc tế, đi thi, đi phỏng vấn và cuối cùng, tết vừa rồi tôi được nhận vào một công ty. Thế nhưng những kinh nghiệm từ trước đến nay của tôi đều như không có ý nghĩa gì khi vào làm việc tại tổ chức quốc tế này. Tôi làm hùng hục 12 tiếng từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối vẫn không giải quyết được hết công việc mà các chị khác làm trong 1 giờ đồng hồ. Thế nhưng tôi không bỏ cuộc.
Tôi tiếp tục làm việc. Có hôm về mẹ tôi hỏi: “Lương thì thấp làm bạc mặt chi con?”, nhưng vẫn như câu nói cũ tôi thích khổ trước. Tôi lao đầu vào làm. Một tháng sau, công việc tôi xử lý trong 12 giờ chỉ còn 4 giờ. Một tháng sau đó nữa công việc đó còn 2 giờ. Lại thêm một tháng nữa, đúng là công việc chỉ còn một tiếng.
Làm càng tốt thì càng nhiều việc. Việc cứ tràn ra như núi vậy. Tôi bắt đầu nản vì lương thấp, việc nhiều. Vậy là tôi tìm việc tại một chỗ khác. Ba tháng sau, tôi tìm được một chỗ làm lương khá cao. Tuy nhiên tôi không quyết định ra đi ngay.
Ngược lại, tôi nói chuyện với sếp chỗ tôi đang làm: “Em muốn có tròn một năm kinh nghiệm, cũng rất thích công việc ở đây nhưng giờ em đã ra trường rồi, vấn đề kinh tế cũng rất quan trọng với em. Em muốn biết nếu như các anh chị thấy em phù hợp và xứng đáng thì em thực sự muốn ở lại”.
Tôi đã nhận được đề nghị ở lại với mức lương hơn gấp đôi khi trước. Những cố gắng, nỗ lực bao tháng, bao năm như vỡ òa. Cả tôi và gia đình đều rất hài lòng. Tôi nói với mẹ rằng, nếu con không cắn răng qua được cái khổ thì có lẽ con đã không như bây giờ.
Bây giờ, tôi có một công việc lương cao, ổn định, mặc dù đôi lúc cũng phải thú thật là hơi … chán. Nhưng tôi tin rằng nếu các bạn đi đúng đường và quyết tâm thì không gì là không thể.
Điều quan trọng nhất là không ngừng học hỏi và vươn lên.
Minh Anh
Độc giả của VnExpress
Nhiều bạn mình cũng xin làm cộng tác viên phát hành thẻ cho NH dù lương rất rất thấp, coi như là lấy kinh nghiệm nhỉĐộc giả của VnExpress
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: