Ông cụ đi chân đất thồ hai sọt chuối mà không có một nải nào còn nguyên, hầu hết đều bầm đen, dập nát, gãy rời...
Sáng chủ nhật vừa rồi tôi đi chợ muộn hơn thường lệ. Khi qua ngã tư Cầu Trắng, Hà Đông, Hà Nội thì tình cờ bắt gặp hình ảnh một cụ già trong bộ đồ nâu cũ kỹ đang dong xe thồ hai sọt chuối với những bước chân chậm chạp.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: Image, align: center"]Ông già bán chuối trong bộ đồ nâu đã cũ, khắc khổ.[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Theo quán tính tôi đi xe qua, 10m, 20m, 50m...100m và xa hơn nữa. Nhưng trong đầu tôi bị ám ảnh bởi dáng lưng còng, chiếc xe thồ cũ nát, cái nón tơi và cả bộ đồ nâu nhầu nhĩ...Tôi dừng xe quay đầu trở lại.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Ông cụ bắt đầu lên xe đạp đi, tôi gọi với: "Ông ơi bán cho cháu nải chuối". Ông loạng choạng dừng xe lại. Lúc này tôi mới nhìn kỹ ông: nét khắc khổ hằn rõ qua những nếp nhăn trên khuôn mặt phúc hậu với chỏm râu trắng bạc phơ. Đôi chân ông không đi dép, đầy vết nứt nẻ, khoác trên tấm lưng còng là bộ đồ nâu bạc màu phủ đầy mồ hôi và bụi đường.
Nhưng khi tôi nhìn ông, đôi mắt ông vẫn sáng như chứa đầy niềm yêu đời và lạc quan về cuộc sống.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Ông cười hồn hậu và tìm cho tôi nải chuối đẹp nhất, ngon nhất mà ông có. Tôi nhìn cả hai sọt chuối mà ái ngại thay, không có một nải nào gọi là nguyên nải cả, hầu hết đều bầm đen, dập nát, gãy rời.
Tôi chọn một nải xanh hơn và hỏi giá tiền. Tôi đưa nhiều hơn số tiền mà ông nói và bảo ông không phải trả lại chỗ tiền thừa. Nhưng ông một mực tìm tiền để thối lại, ông nhất định không lấy phần tiền thừa mà tôi đã trả cho nải chuối của mình. Ông tìm cách dúi tiền vào túi của tôi, tự nhiên tôi hơi xấu hổ về hành động của mình.
Ông bảo với tôi: "Ông vẫn còn sức khỏe, có khỏe thì ông mới đi bán hàng như vậy được, cháu đừng nghĩ ông già yếu rồi mà thương ông như vậy". Ông bảo năm nay ông 84 tuổi rồi, cụ bà đã mất, ông ở với con trai. Ông không muốn dựa dẫm vào con khi còn có sức khỏe. Nhà ông ở một huyện thuộc Hà Tây cũ cách chỗ tôi khá xa...
Tôi xin phép chụp mấy bức ảnh về ông. Tôi yêu quý và trân trọng hình ảnh đẹp ấy, ông cười móm mém rồi chậm rãi lên xe đi tiếp. Tôi dõi theo hình ảnh khắc khổ ấy, mà lòng ngổn ngang bao suy nghĩ...
Sáng chủ nhật vừa rồi tôi đi chợ muộn hơn thường lệ. Khi qua ngã tư Cầu Trắng, Hà Đông, Hà Nội thì tình cờ bắt gặp hình ảnh một cụ già trong bộ đồ nâu cũ kỹ đang dong xe thồ hai sọt chuối với những bước chân chậm chạp.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: Image, align: center"]Ông già bán chuối trong bộ đồ nâu đã cũ, khắc khổ.[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Theo quán tính tôi đi xe qua, 10m, 20m, 50m...100m và xa hơn nữa. Nhưng trong đầu tôi bị ám ảnh bởi dáng lưng còng, chiếc xe thồ cũ nát, cái nón tơi và cả bộ đồ nâu nhầu nhĩ...Tôi dừng xe quay đầu trở lại.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Ông cụ bắt đầu lên xe đạp đi, tôi gọi với: "Ông ơi bán cho cháu nải chuối". Ông loạng choạng dừng xe lại. Lúc này tôi mới nhìn kỹ ông: nét khắc khổ hằn rõ qua những nếp nhăn trên khuôn mặt phúc hậu với chỏm râu trắng bạc phơ. Đôi chân ông không đi dép, đầy vết nứt nẻ, khoác trên tấm lưng còng là bộ đồ nâu bạc màu phủ đầy mồ hôi và bụi đường.
Nhưng khi tôi nhìn ông, đôi mắt ông vẫn sáng như chứa đầy niềm yêu đời và lạc quan về cuộc sống.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Ông cười hồn hậu và tìm cho tôi nải chuối đẹp nhất, ngon nhất mà ông có. Tôi nhìn cả hai sọt chuối mà ái ngại thay, không có một nải nào gọi là nguyên nải cả, hầu hết đều bầm đen, dập nát, gãy rời.
Tôi chọn một nải xanh hơn và hỏi giá tiền. Tôi đưa nhiều hơn số tiền mà ông nói và bảo ông không phải trả lại chỗ tiền thừa. Nhưng ông một mực tìm tiền để thối lại, ông nhất định không lấy phần tiền thừa mà tôi đã trả cho nải chuối của mình. Ông tìm cách dúi tiền vào túi của tôi, tự nhiên tôi hơi xấu hổ về hành động của mình.
Ông bảo với tôi: "Ông vẫn còn sức khỏe, có khỏe thì ông mới đi bán hàng như vậy được, cháu đừng nghĩ ông già yếu rồi mà thương ông như vậy". Ông bảo năm nay ông 84 tuổi rồi, cụ bà đã mất, ông ở với con trai. Ông không muốn dựa dẫm vào con khi còn có sức khỏe. Nhà ông ở một huyện thuộc Hà Tây cũ cách chỗ tôi khá xa...
Tôi xin phép chụp mấy bức ảnh về ông. Tôi yêu quý và trân trọng hình ảnh đẹp ấy, ông cười móm mém rồi chậm rãi lên xe đi tiếp. Tôi dõi theo hình ảnh khắc khổ ấy, mà lòng ngổn ngang bao suy nghĩ...
Nguyễn Thị Xuân Hương
VnExpress
VnExpress