trantuy_1990
Thành viên gắn bó
Khi gửi hồ sơ trực tuyến thì những yếu tố trong hồ sơ là đặc biệt quan trọng,nhưng bạn cần biết những gì để tạo ra sự quan trong đó? ==>
1. Đúng người, đúng việc” - nguyên tắc số 1 khi nộp hồ sơ
Nên dự tuyển vào những vị trí phù hợp về kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn và kinh nghiệm. Trong trường hợp khác nhà tuyển dụng sẽ không thể chọn bạn dù bạn có nộp 10 hay 100 bộ hồ sơ đi nữa.
2. Xác định công việc phù hợp với bạn
Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin tuyển dụng, đặc biệt là các phần mô tả công việc và yêu cầu tuyển dụng, xem năng lực của bạn có đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó không. Việc này sẽ giúp bạn xác định chính xác công việc nào thật sự phù hợp với mình.
3. Nên trình bày hồ sơ theo thành tích công việc.
Một hồ sơ được trình bày theo thành tích công việc sẽ nhấn mạnh được kinh nghiệm của ứng viên. Thành tích đó cần phù hợp với công việc cụ thể mà bạn đang ứng tuyển. Vì vậy bạn cần nhấn mạnh các phẩm chất hay thành tích để chứng minh bạn phù hợp nhất với vị trí đó. Bạn nên trình bày năng lực theo trình tự yêu cầu nêu trong bảng mô tả công việc. Thông thường, các nhiệm vụ quan trọng nhất của công việc xuất hiện ở phần đầu của bảng mô tả công việc, và các nhiệm vụ ít quan trọng hơn xuất hiện bên dưới.
4. Nên trình bày kỹ năng nghề nghiệp
Điều đó giúp nhấn mạnh các kinh nghiệm cụ thể và phẩm chất đặc biệt của bạn liên quan đến yêu cầu công việc. Đây là một cách hữu hiệu để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tùy thuộc vào loại công việc mà bạn ứng tuyển, các mục này có thể gồm “Có kỹ năng quản lý bán hàng/chăm sóc khách hàng/viết quảng cáo...”
5. Không thổi phồng năng lực của bạn
Nếu chỉ để được gọi phỏng vấn, bạn thổi phồng thành tích và năng lực của mình, thì chắc chắn bạn sẽ bị nhà tuyển dụng phát hiện và từ chối.
6. Không xem nhẹ các kỹ năng giao tiếp cá nhân
Khả năng làm việc hợp tác tốt với người khác, có thái độ tích cực và có thể bảo mật thông tin là những phẩm chất quan trọng được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bạn nên nhấn mạnh các yếu tố này trong cả thư xin việc và hồ sơ.
7. Nên chứng tỏ bạn sẵn sàng và có thể học hỏi các kỹ năng mới
Nếu bạn thiếu một kỹ năng cần thiết, nhưng đáp ứng được các yêu cầu khác, hãy đề cập tới khóa học mà bạn dự định theo đuổi để nâng cao kỹ năng đó.
8. Không giới hạn kinh nghiệm trong những công việc ăn lương
Có rất nhiều kỹ năng được hình thành qua các công việc tình nguyện hay các hoạt động cộng đồng. Hãy nhớ cho nhà tuyển dụng biết về các kỹ năng có được từ cuộc sống của bạn. Ví dụ, nếu việc tuyển dụng yêu cầu kỹ năng quản lý ngân sách, hãy cho họ biết bạn từng làm thủ quỹ ở trường trung học và nhờ vậy bạn đã học hỏi những kinh nghiệm quý báu về cách quản lý ngân sách và làm báo cáo thu chi như thế nào.
1. Đúng người, đúng việc” - nguyên tắc số 1 khi nộp hồ sơ
Nên dự tuyển vào những vị trí phù hợp về kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn và kinh nghiệm. Trong trường hợp khác nhà tuyển dụng sẽ không thể chọn bạn dù bạn có nộp 10 hay 100 bộ hồ sơ đi nữa.
2. Xác định công việc phù hợp với bạn
Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin tuyển dụng, đặc biệt là các phần mô tả công việc và yêu cầu tuyển dụng, xem năng lực của bạn có đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó không. Việc này sẽ giúp bạn xác định chính xác công việc nào thật sự phù hợp với mình.
3. Nên trình bày hồ sơ theo thành tích công việc.
Một hồ sơ được trình bày theo thành tích công việc sẽ nhấn mạnh được kinh nghiệm của ứng viên. Thành tích đó cần phù hợp với công việc cụ thể mà bạn đang ứng tuyển. Vì vậy bạn cần nhấn mạnh các phẩm chất hay thành tích để chứng minh bạn phù hợp nhất với vị trí đó. Bạn nên trình bày năng lực theo trình tự yêu cầu nêu trong bảng mô tả công việc. Thông thường, các nhiệm vụ quan trọng nhất của công việc xuất hiện ở phần đầu của bảng mô tả công việc, và các nhiệm vụ ít quan trọng hơn xuất hiện bên dưới.
4. Nên trình bày kỹ năng nghề nghiệp
Điều đó giúp nhấn mạnh các kinh nghiệm cụ thể và phẩm chất đặc biệt của bạn liên quan đến yêu cầu công việc. Đây là một cách hữu hiệu để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tùy thuộc vào loại công việc mà bạn ứng tuyển, các mục này có thể gồm “Có kỹ năng quản lý bán hàng/chăm sóc khách hàng/viết quảng cáo...”
5. Không thổi phồng năng lực của bạn
Nếu chỉ để được gọi phỏng vấn, bạn thổi phồng thành tích và năng lực của mình, thì chắc chắn bạn sẽ bị nhà tuyển dụng phát hiện và từ chối.
6. Không xem nhẹ các kỹ năng giao tiếp cá nhân
Khả năng làm việc hợp tác tốt với người khác, có thái độ tích cực và có thể bảo mật thông tin là những phẩm chất quan trọng được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bạn nên nhấn mạnh các yếu tố này trong cả thư xin việc và hồ sơ.
7. Nên chứng tỏ bạn sẵn sàng và có thể học hỏi các kỹ năng mới
Nếu bạn thiếu một kỹ năng cần thiết, nhưng đáp ứng được các yêu cầu khác, hãy đề cập tới khóa học mà bạn dự định theo đuổi để nâng cao kỹ năng đó.
8. Không giới hạn kinh nghiệm trong những công việc ăn lương
Có rất nhiều kỹ năng được hình thành qua các công việc tình nguyện hay các hoạt động cộng đồng. Hãy nhớ cho nhà tuyển dụng biết về các kỹ năng có được từ cuộc sống của bạn. Ví dụ, nếu việc tuyển dụng yêu cầu kỹ năng quản lý ngân sách, hãy cho họ biết bạn từng làm thủ quỹ ở trường trung học và nhờ vậy bạn đã học hỏi những kinh nghiệm quý báu về cách quản lý ngân sách và làm báo cáo thu chi như thế nào.
sưu tầm