7 quy tắc tìm việc đã lỗi thời

vinguyen1205

Thành viên gắn bó
Tìm việc trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay không hề đơn giản nhưng nếu chịu khó nghiên cứu, tìm tòi và biết tránh những điều không nên thì cơ hội sẽ cao hơn nhiều lần. Sau đây là 7 quy tắc tìm việc đã lỗi thời nhưng đôi khi các ứng viên vẫn hay mắc phải:

- Chỉ apply khi đáp ứng đủ yêu cầu

Trong yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm nhà tuyển dụng đưa ra, bạn không dám nộp hồ sơ vì không đáp ứng đủ yêu cầu đó. Theo Jean Baur - tư vấn tuyển dụng cấp cao của công ty Lee Hecht Harrison và là tác giả của cuốn "Ứng phó với thất nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng": "Đôi khi mô tả công việc trực tuyến được soạn sẵn và không hoàn toàn chính xác, người phụ trách nhân sự sử dụng bản mô tả cũ để dùng vào vị trí hiện tại. Vì thế, nếu bạn phù hợp với 85% yêu cầu, hãy điền vào đơn xin việc và gửi hồ sơ ngay cho nhà tuyển dụng".Gửi hàng loạt thư để tìm kiếm cơ hội

Nếu ném một loạt mì ống vào tường, nhất định sẽ có một số sợi dính lên tường. Greene cho rằng, lý thuyết đó là sai. Nếu bạn cứ ngồi một chỗ mà gửi hồ sơ thông qua trang web của nhà tuyển dụng thì hãy tìm cách khác sáng tạo hơn bằng cách kết nối với nhà tuyển dụng. Thêm vào đó, bạn cũng nên tìm hiểu nhu cầu của công ty, nghiên cứu môi trường làm việc, yêu cầu công việc... để gửi hồ sơ đến.

- Quá chú trọng bằng cấp

Theo Gary Romano - một chuyên gia trong lĩnh vực lập kế hoạch và tư vấn chiến lược ở công ty tư vấn quản lý Romano Consulting ở Boston, bằng cấp là quan trọng những không phải là yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm ứng viên có kinh nghiệm, kỹ năng - ngay cả khi công việc đó rất bình thường, nhưng những gì nhà tuyển dụng muốn thấy là khả năng đảm nhận công việc của ứng viên. Vì thế, dù có nhiều bằng cấp nhưng nếu CV và đơn xin việc không nêu được những bằng chứng về kinh nghiệm, năng lực, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua bạn để nhìn sang ứng viên khác.

- Không gọi điện cho nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng thường nói rằng họ không muốn ứng viên gọi điện, nhưng Greene cho rằng, chờ đợi phản hồi từ nhà tuyển dụng trong im lặng sẽ không giúp bạn tiến xa hơn. "Đó là một quy tắc tìm việc lỗi thời. Trong khi chờ đợi, nghĩa là bạn không làm việc, quá trình tìm việc vì thế cũng kém hiệu quả. Thay vì chờ đợi, hãy liên hệ với nhà tuyển dụng một vài ngày sau khi phỏng vấn để có sự kết nối, trao đổi thông tin và nắm bắt nhu cầu của họ cũng như kết quả của quá trình tuyển dụng.

- Sử dụng thời gian phỏng vấn để nói về mình

Bạn có thể nghe nói rằng, bạn nên dành thời gian phỏng vấn để nói về kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân chứ không phải trao đổi về khó khăn, thách thức công ty đang gặp phải để tìm giải pháp. Nếu bạn không đặt câu hỏi để hiểu sâu hơn về công ty, có thể bạn sẽ bỏ lỡ những thông tin có giá trị.
Romano cho rằng, bạn nên chuẩn bị một số câu hỏi thăm dò để đảm bảo công việc phù hợp với mình. Đặt những câu hỏi hay cũng khiến cho người tìm việc trở nên giá trị, hấp dẫn hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

- Quá rõ ràng về vấn đề lương

Bạn không nên nhắc đến tiền lương cho công việc mà bạn ứng tuyển một cách cụ thể bởi thông thường mức lương mà bạn yêu cầu sẽ khó được đáp ứng từ đầu. Nhiều nhà tuyển dùng sẽ căn cứ vào năng lực của bạn để trả mức lương phù hợp. Vì thế, nếu bạn thể hiện được khả năng, chuyện lương lậu sẽ không trở thành vấn đề lớn. Baur cho rằng nếu được hỏi bạn cũng nên đưa ra một khoảng dao động cho lương của mình nhưng tốt hơn hết nên tránh nói về vấn đề này cho đến khi đã được nhận vào làm.

- Không liên lạc với công ty khi họ từ chối bạn

Nếu bạn không được chọn có nghĩa là nhà tuyển dụng đã "nhắm" một người nào đó thích hợp hơn vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc cơ hội của bạn đã chấm dứt. Hãy giữ liên lạc với công ty và cho họ biết rằng bạn vẫn rất quan tâm tới công ty, mong muốn được làm việc với họ. Khi lựa chọn đầu tiên không thực sự đáp ứng kì vọng hoặc khi có vị trí phù hợp, nhiều khả năng họ sẽ tìm đến bạn bởi bạn đã tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với họ.
Sưu tầm
 
Back
Bên trên