6 động lực khiến nhân viên…“xả thân” vì công việc

  • Bắt đầu Bắt đầu cocghe266
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

cocghe266

Administrator
Mức lương cao và môi trường làm việc thuận lợi luôn là những động lực chính giúp nhân viên cống hiến hết mình cho công việc.

Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Đôi khi, có những lí do tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến nhân viên phải “xả thân” vì công việc.

1. Ông chủ tốt

Theo kết quả khảo sát của các chuyên gia trong ngành, phần lớn nhân viên có năng lực từ chức xuất phát từ những mâu thuẫn và bất đồng với ông chủ. Ông chủ thường là người có tài năng, uy tín và đóng vai trò kết nối các thành viên của tổ chức với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, một ông chủ tốt và tâm lý sẽ là động lực chính thúc đẩy sự đóng góp, cống hiến của các thành viên trong công ty.

2. Lý tưởng và niềm tin

Mặc dù bị coi là những khái niệm “viển vông” và “không thực tế”, tuy nhiên lý tưởng và niềm tin luôn đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển của mỗi tổ chức, cá nhân.

Lý tưởng giúp con người có định hướng cụ thể và rõ ràng hơn, trong khi đó, niềm tin tạo nên sức mạnh để hoàn thành mọi lý tưởng đặt ra. Đây được coi là 2 “món quà tinh thần” vô giá mà mỗi tổ chức nên tạo được cho nhân viên của mình.



3. Sự đánh giá và công nhận

Trong bất cứ một công ty hay tổ chức nào, nhân viên cũng luôn muốn sự cống hiến của mọi người được đánh giá và công nhận. Không hoàn toàn vì phần thưởng hay lợi ích, đôi khi sự đánh giá và công nhận chỉ là một biểu hiện của sự quan tâm. Tuy nhiên, đối với nhân viên, đó chính là phần thưởng quý giá nhất bởi những nỗ lực mà họ bỏ ra đã đem lại thành công cho công ty và được mọi người ghi nhận.

Thậm chí, một lời cảm ơn từ sếp, một lời khen chân thành trước mặt những nhân viên khác hoặc cấp trên là những phần thưởng còn quý giá hơn bất cứ thứ vật chất nào.

4. Cơ hội phát triển nghề nghiệp

Cũng theo kết quả khảo sát, nguyên nhân thứ 2 khiến nhiều nhân viên rời bỏ vị trí bởi vì công việc của họ quá nhàm chán và không có cơ hội phát triển.

Học hỏi thêm kiến thức và tích lũy kinh nghiệm là những cách nhân viên cố gắng để đạt được sự thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, nếu như công việc luôn trì trệ và không hứa hẹn cơ hội phát triển nghề nghiệp, chắc chắn họ sẽ không còn động lực để tiếp tục cống hiến cho công ty nữa.

5. Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các yếu tố từ bầu không khí, đội ngũ cán bộ công nhân viên đến mạng lưới khách hàng của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp sẽ quyết định đến các ứng xử của nhân viên, cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Không ai khác, chính những người đứng đầu tổ chức phải có trách nhiệm xây dựng và duy trì văn hóa, sứ mệnh, niềm tin cũng như giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

6.Thông tin liên lạc

Một mạng lưới quan hệ xã hội rộng sẽ là yếu tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ mạnh khi nó tạo được cầu nối gắn kết tất cả mọi thành viên, mọi mối quan hệ cả bên trong lẫn bên ngoài.



(Sưu tầm)
 
Back
Bên trên