cungvi
Verified Banker
Sau khi tốt nghiệp, bạn nên tự thưởng cho mình bằng 1 chuyến du lịch và dưới đây là 5 lí do để “ngụy biện” cho quyết định “phượt” sau Đại học của bạn.
Sinh viên châu Âu đã quá quen thuộc với những chuyến du hành vòng quanh châu lục của họ, thậm chí là đi xa hơn đến các châu lục khác ngay khi chỉ vừa tốt nghiệp phổ thông. Đây được gọi là năm gap-year, một năm dành cho du lịch và trải nghiệm cuộc sống trước khi vào Đại học. Sau khi tốt nghiệp, họ lại có một kế hoạch xả hơi khác, và dưới đây là 5 lí do họ đã đưa ra để “ngụy biện” cho quyết định “phượt” sau Đại học của mình.
1. Chuyến đi của tự do
Nếu bạn chưa kết hôn, không nợ nần, vừa mới tốt nghiệp và chưa tìm được việc làm (hoặc chưa muốn đi làm) thì đi du lịch chính là điều bạn nên làm ngay bây giờ. Thử tưởng tượng một khi đã đóng bộ đi làm, chắc chắn bạn sẽ không có cả một thời gian dài hàng tháng trời để ngao du đây đó. Khi đó bạn cũng không chắc sẽ được thư thả đầu óc khỏi những vướng mắc công việc.
2. Không còn giảm giá cho những người trên 30
Nhiều chương trình giảm giá du lịch thường chỉ dành cho đối tượng người trẻ từ 12-26 tuổi. Ở Pháp, thẻ 12-25 của Công ty đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) có giá trị giảm giá lên tới 60%, hay các bảo tàng cũng thường có giảm giá cho sinh viên. Nếu là sinh viên du học Anh, thẻ Rail Card dành cho người trẻ dưới 25 tuổi sẽ giúp bạn đi tàu đây đó với chỉ 70% giá vé. Nếu chần chừ đợi đến khi đã là dân công sở mới đi du lịch, bạn sẽ phải đối mặt với thực tế là khi làm bất cứ việc gì cũng phải trả tiền trọn vé.
3. Phát triển bản thân
Nghe khó tin nhưng đa số các nhà tuyển dụng đều ưu tiên cho các ứng viên có nhiều trải nghiệm “du hý” khắp nơi. Đam mê này nói lên rằng bạn là người không ngại “xê dịch” cho công việc, năng động và tự tin với khả năng ngoại ngữ cùng các mối quan hệ xã hội. Trong CV của mình, nên dành hai chữ “Du lịch” vào ô sở thích để gây được thiện cảm của nhà tuyển dụng.
4. Bốn biển là nhà
Những nhà trọ gia đình, nhà trọ cho sinh viên (hostel) và hệ thống các nhà trọ bình dân trên toàn thế giới là dành cho bạn. Tất cả những hostel châu Âu đều được trang bị những chiếc giường tầng cho sinh viên ba lô, từ 4 đến 12, thậm chí 20 giường trong một phòng.
Ở Rotterdam, bạn có thể sẽ được tá túc trong một hostel được trang trí theo phong cách Hà Lan với những đặc trưng riêng: hình cô gái vắt sữa bò hay cối xay gió. Ở trong các khách sạn cao cấp, bạn sẽ không có cơ hội trải nghiệm những điều tương tự như thế, cũng sẽ không được gặp gỡ và “chỉ giáo” bởi các “tay phượt” (backpacker) trên thế giới.
5. Đi để cho bản thân một cơ hội
Ở trường học bạn đã sống trong môi trường quen thuộc cả 3, 4 năm trời. Chính vì thế, đây là thời điểm bạn phải mở rộng mạng lưới bạn bè cho mình bằng hành trình du lịch xuyên biên giới. Du lịch là cầu nối đưa bạn đến thế giới, mở rộng các mối quan hệ và xa hơn là đem lại cho bạn những cơ hội không ai đoán trước được. Anh Thiện Nguyễn (một “chuyên gia” du lịch bụi trên Facebook) chia sẻ: “Nhớ cách đây hơn 10 năm, hồi đó mình có cái đề nghị đi làm cho một văn phòng đại diện thương mại của Singapore ở châu Phi. Hồi đó mình chưa ham đi chơi, nghe đến châu Phi là sợ bệnh tật... rứa là dù lương cao cũng nhất quyết ko đi. Và vậy mà mình đã bỏ qua một trải nghiệm quý giá đến giờ nghĩ lại mới thấy tiếc hùi hụi...”
[TABLE="class: picBox, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: desc"]Ảnh: nguồn Hotcourses.vn[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Còn hàng tá những lý do có thể kể ra để “thúc” bạn lên đường sau khi tốt nghiệp. Nhưng có một lý do mà có lẽ bạn cũng biết đó là “Thế giới không ngừng chuyển động mỗi ngày, không lẽ bạn chịu đứng yên”?
Sinh viên châu Âu đã quá quen thuộc với những chuyến du hành vòng quanh châu lục của họ, thậm chí là đi xa hơn đến các châu lục khác ngay khi chỉ vừa tốt nghiệp phổ thông. Đây được gọi là năm gap-year, một năm dành cho du lịch và trải nghiệm cuộc sống trước khi vào Đại học. Sau khi tốt nghiệp, họ lại có một kế hoạch xả hơi khác, và dưới đây là 5 lí do họ đã đưa ra để “ngụy biện” cho quyết định “phượt” sau Đại học của mình.
1. Chuyến đi của tự do
Nếu bạn chưa kết hôn, không nợ nần, vừa mới tốt nghiệp và chưa tìm được việc làm (hoặc chưa muốn đi làm) thì đi du lịch chính là điều bạn nên làm ngay bây giờ. Thử tưởng tượng một khi đã đóng bộ đi làm, chắc chắn bạn sẽ không có cả một thời gian dài hàng tháng trời để ngao du đây đó. Khi đó bạn cũng không chắc sẽ được thư thả đầu óc khỏi những vướng mắc công việc.
2. Không còn giảm giá cho những người trên 30
Nhiều chương trình giảm giá du lịch thường chỉ dành cho đối tượng người trẻ từ 12-26 tuổi. Ở Pháp, thẻ 12-25 của Công ty đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) có giá trị giảm giá lên tới 60%, hay các bảo tàng cũng thường có giảm giá cho sinh viên. Nếu là sinh viên du học Anh, thẻ Rail Card dành cho người trẻ dưới 25 tuổi sẽ giúp bạn đi tàu đây đó với chỉ 70% giá vé. Nếu chần chừ đợi đến khi đã là dân công sở mới đi du lịch, bạn sẽ phải đối mặt với thực tế là khi làm bất cứ việc gì cũng phải trả tiền trọn vé.
3. Phát triển bản thân
Nghe khó tin nhưng đa số các nhà tuyển dụng đều ưu tiên cho các ứng viên có nhiều trải nghiệm “du hý” khắp nơi. Đam mê này nói lên rằng bạn là người không ngại “xê dịch” cho công việc, năng động và tự tin với khả năng ngoại ngữ cùng các mối quan hệ xã hội. Trong CV của mình, nên dành hai chữ “Du lịch” vào ô sở thích để gây được thiện cảm của nhà tuyển dụng.
4. Bốn biển là nhà
Những nhà trọ gia đình, nhà trọ cho sinh viên (hostel) và hệ thống các nhà trọ bình dân trên toàn thế giới là dành cho bạn. Tất cả những hostel châu Âu đều được trang bị những chiếc giường tầng cho sinh viên ba lô, từ 4 đến 12, thậm chí 20 giường trong một phòng.
Ở Rotterdam, bạn có thể sẽ được tá túc trong một hostel được trang trí theo phong cách Hà Lan với những đặc trưng riêng: hình cô gái vắt sữa bò hay cối xay gió. Ở trong các khách sạn cao cấp, bạn sẽ không có cơ hội trải nghiệm những điều tương tự như thế, cũng sẽ không được gặp gỡ và “chỉ giáo” bởi các “tay phượt” (backpacker) trên thế giới.
5. Đi để cho bản thân một cơ hội
Ở trường học bạn đã sống trong môi trường quen thuộc cả 3, 4 năm trời. Chính vì thế, đây là thời điểm bạn phải mở rộng mạng lưới bạn bè cho mình bằng hành trình du lịch xuyên biên giới. Du lịch là cầu nối đưa bạn đến thế giới, mở rộng các mối quan hệ và xa hơn là đem lại cho bạn những cơ hội không ai đoán trước được. Anh Thiện Nguyễn (một “chuyên gia” du lịch bụi trên Facebook) chia sẻ: “Nhớ cách đây hơn 10 năm, hồi đó mình có cái đề nghị đi làm cho một văn phòng đại diện thương mại của Singapore ở châu Phi. Hồi đó mình chưa ham đi chơi, nghe đến châu Phi là sợ bệnh tật... rứa là dù lương cao cũng nhất quyết ko đi. Và vậy mà mình đã bỏ qua một trải nghiệm quý giá đến giờ nghĩ lại mới thấy tiếc hùi hụi...”
[TABLE="class: picBox, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: desc"]Ảnh: nguồn Hotcourses.vn[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Còn hàng tá những lý do có thể kể ra để “thúc” bạn lên đường sau khi tốt nghiệp. Nhưng có một lý do mà có lẽ bạn cũng biết đó là “Thế giới không ngừng chuyển động mỗi ngày, không lẽ bạn chịu đứng yên”?
(Nguồn: giaoduc.net.vn )