4 sai lầm lớn nhất các lãnh đạo dễ mắc phải, sai một ly là đi chệch hẳn mục tiêu: Người càng ở vị trí cao càng phải cẩn trọng

  • Bắt đầu Bắt đầu emcocghe
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

emcocghe

Super Moderator
Super Mod
Làm lãnh đạo như chơi một cuộc đua căng não, nếu sai một ly có thể đi cả nghìn dặm khỏi đường đua. Người CEO phải biết tránh vướng vào những lỗi tưởng chừng nhỏ mà thiệt hại thì lớn vô cùng!


4 sai lầm lớn nhất các lãnh đạo dễ mắc phải, sai một ly là đi chệch hẳn mục tiêu: Người càng ở vị trí cao càng phải cẩn trọng

CEO có thể là từ để chỉ những người thành công, nhưng họ cũng là con người và vẫn có thể phạm những sai lầm. Tuy nhiên, sai lầm của họ sẽ mang lại hậu quả lớn hơn nhiều so với những người khác. Họ có thể làm thất bại chiến lược, gây thiệt hại cho công ty, lãng phí tài nguyên hoặc tạo ra các vấn đề mới hay những ý nghĩ tiêu cực một cách không cần thiết.

Làm lãnh đạo như chơi một cuộc đua căng não, nếu sai một ly có thể đi cả nghìn dặm khỏi đường đua. Người CEO phải biết tránh vướng vào những lỗi tưởng chừng nhỏ mà thiệt hại thì lớn vô cùng!

 4 sai lầm lớn nhất các lãnh đạo dễ mắc phải, sai một ly là đi chệch hẳn mục tiêu: Người càng ở vị trí cao càng phải cẩn trọng - Ảnh 1.

1. Mất quá nhiều thời gian để khuyến khích cấp dưới

Nhóm tư vấn lãnh đạo Heidrick & Struggles đã hỏi 60 CEO rằng họ cảm thấy hối tiếc điều gì nhất trong thời gian làm quản lý. Đa số câu trả lời là họ đã không hành động nhanh hơn để gạt bỏ những người không nhiệt tình làm việc.

Một nhóm điều hành gắn kết, hoạt động tốt là rất quan trọng đối với bất kỳ thành công nào của CEO và đó là thành công của công ty. Vì vậy, giữ lại một thành viên không phù hợp trong nhóm sẽ tạo thêm gánh nặng cho tập thể.

Tuy nhiên, một số CEO sẽ đắn đo việc làm những gì họ biết nên làm. Sự dè dặt của họ có thể xuất phát từ cảm giác áy náy vì đã đưa người đó vào hoặc thời gian mà nhân viên đó cống hiến khá dài. Cũng có thể họ lo lắng rằng việc sa thải một nhân viên lâu năm như vậy có thể gây lo ngại cho các nhà đầu tư và nhân viên khác.

Mark Nadler – giám đốc và đồng sáng lập của công ty tư vấn lãnh đạo Nadler Advisory Services chia sẻ: “Các CEO thường tự thuyết phục bản thân - Tôi có thể giúp người này. Nếu tôi có đủ thời gian để làm việc với họ, tôi có thể thay đổi họ". Và điều này đôi khi để lại nhưng hậu quả không nhỏ về hiệu quả công việc.

2. Không trao đổi với các nhân viên chủ chốt

 4 sai lầm lớn nhất các lãnh đạo dễ mắc phải, sai một ly là đi chệch hẳn mục tiêu: Người càng ở vị trí cao càng phải cẩn trọng - Ảnh 2.

Nếu các CEO trở nên xa cách với các nhà quản lý cấp trung và các nhân viên làm việc với khách hàng, họ sẽ không có đủ thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định quan trọng.

Nadler chia sẻ: "Chính họ là người đầu tiên hiểu những gì đang xảy ra trên thị trường, và đó có thể là mối đe dọa đối với bạn".

Thêm vào đó, khi các công ty trở nên phi tập trung hơn, sự đổi mới thường xảy ra trong lĩnh vực này, Steve Morse - một thành viên cấp cao của hội đồng quản trị và cố vấn thực hành tại Russell Reynold Associates chia sẻ

Ông khuyến nghị các CEO dành nhiều thời gian trong lĩnh vực này trong 18 tháng đầu tiên. Hơn nữa, CEO và tất cả quản lý nhóm phải tích cực thúc đẩy một môi trường cởi mở, đón nhận những ý tưởng và lời phê bình từ nhân viên. Và họ nên có một hệ thống - bao gồm các cuộc khảo sát - qua đó thường xuyên thu thập và truyền đạt thông tin đó đến cơ quan chủ chốt.

3. Không phát triển đúng thế mạnh của công ty

CEO có thể tạo ra các kế hoạch, mục đích và mục tiêu tài chính. Nhưng sẽ thất bại nếu họ không đánh giá trung thực những gì cốt lõi của công ty, công ty của họ nên phát triển như thế nào và những gì họ phải làm để đạt được điều đó một cách thực tế.

Ví dụ, khi thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng làm cho các sản phẩm của công ty dường như bán chậm hơn, sự cám dỗ đối với một CEO có thể là nắm bắt những cơ hội trước mắt, như mua lại một công ty với một sản phẩm không phù hợp với hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty mình.

Ron Carucci - đồng sáng lập Navalent cho hay: "Các CEO có thể nói đồng ý với quá nhiều sáng kiến và chấp thuận cho quá nhiều ngân sách và họ làm loãng công ty của họ. Thay vào đó, hãy lùi lại và hỏi khách hàng trung thành của bạn là ai và nhu cầu của họ mà bạn vẫn có thể đáp ứng là gì?”.

4. Không biết về vấn đề của bản thân

Mọi người đều mang theo “một vali cảm xúc” để làm việc: căng thẳng, giận dữ, khinh bỉ, kiêu ngạo,… Nhưng các giám đốc điều hành, những người không biết kiềm chế cảm xúc của họ có thể gây ra nhiều thiệt hại.

Carucci nói: "Là một CEO, bạn có thể làm tổn thương rất nhiều người. Cảm xúc tiêu cực của bạn hầu như sẽ luôn đóng một vai trò trong một quyết định tồi tệ. Nếu bạn buồn lòng khi đứng ở vị trí là người quản lý cấp trung, thì bạn sẽ tạo ra một đám mây khổng lồ bao trùm lên toàn công ty với tư cách là một CEO".

Người điều hành và nhà tâm lý học Cindy Wahler chia sẻ, nếu một giám đốc điều hành là một người khép kín - hoặc đơn giản là luôn nghĩ mình giỏi nhất thì anh ta có tư tưởng xa lánh đội ngũ điều hành của mình.

Vì vậy, cho dù một giám đốc điều hành đang trả lương cho công việc của họ hoặc đơn giản là bỏ qua lời khuyên của họ, nó sẽ tạo ra một vấn đề về tinh thần làm việc và mong muốn đóng góp lâu dài bởi vì các giám đốc bộ phận muốn giúp định hình tương lai của công ty. “Họ ở đó vì chuyên môn của họ. Nếu họ không được phát biểu, họ sẽ không cảm thấy có giá trị", ông nói.

Theo Minh Ngọc

Nhịp sống kinh tế

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc
 
Back
Bên trên