May trang
Thành viên tích cực
Chúng ta có xu hướng nghĩ về ngôn ngữ cơ thể như là điều gì đó bộc lộ những trạng thái nội tâm của chúng ta đối với thế giới bên ngoài. Nhưng tư thế của cơ thể chúng ta cũng ảnh hưởng đến tâm trí của chúng ta.
Những nghiên cứu tâm lý học sau đây cho thấy, cách thức chúng ta di chuyển có thể điều khiển những suy nghĩ và cảm xúc và điều này có thể làm tăng năng suất.
1. Tư thế cho sự mạnh mẽ.
Nếu bạn muốn cảm thấy mạnh mẽ hơn, hãy chọn cho mình một tư thế mạnh mẽ. Carney et al. (2010) phát hiện thấy khi mọi người đứng hoặc ngồi trong tư thế mạnh mẽ trong 1 phút - bao gồm việc mở rộng tứ chi và những động tác - họ không chỉ cảm thấy mạnh mẽ hơn mà còn làm tăng mức testosterone. Những tư thế mạnh mẽ chiếm nhiều không gian hơn, vì vậy hãy sải rộng cơ thể của bạn, mở rộng tay, chân. Khi bạn chi phối không gian thì tâm trí bạn nhận được thông điệp này.
2. Căng cơ cho sức mạnh ý chí.
Căng các cơ bắp có thể giúp tăng cường sức mạnh ý chí của bạn. Trong 5 nghiên cứu của Hung và Labroo (2011) : khi mọi người làm căng cứng cơ bắp của họ, họ đã chịu được sự đau đớn tốt hơn, kháng cự được thức ăn ngon, uống được thuốc có vị khó chịu và chú ý đến thông tin đáng lo ngại.
3. Khoanh tay cho sự kiên trì.
Nếu bạn đang mắc kẹt với một vấn đề nào đó cần sự kiên trì , hãy thử khoanh tay của bạn. Friedman và Elliot (2008) yêu cầu những người tham gia làm điều đó và phát hiện thấy họ làm việc được lâu hơn gấp hai lần trong trò đảo chữ cái khó khăn. Sự Kiên trì của họ đã dẫn đến nhiều giải pháp đúng.
4. Nằm xuống để có suy nghĩ sâu sắc ( insight )
Nếu khoanh tay không có hiệu quả, hãy thử nằm xuống. Khi Lipnicki và Byrne (2005) yêu cầu người tham gia trò đảo chữ nằm xuống, họ đã giải quyết vấn đề nhanh hơn. Vì thuật đảo chữ (anagrams) là một kiểu vấn đề đòi hỏi suy nghĩ, nên việc nằm xuống có thể giúp bạn đạt được những giải pháp sáng tạo.
5. Giấc ngủ chợp để hoàn thành nhiệm vụ.
Khi bạn nằm xuống, tại sao không chợp mắt một lát ? Ngủ chợp là một dạng nghệ thuật. Nhưng ngủ quá lâu thì bạn sẽ chịu tính ì của giấc ngủ : cảm giác buồn ngủ trong một khoảng thời gian dài. Ngủ quá ít thì không hiệu quả.
Brooks & Lack (2005) đã so sánh những giấc ngủ chợp khoảng 5,10,20 và 30 phút để tìm độ dài của giấc ngủ tốt nhất. Để tăng cường hoạt động nhận thức, sự mạnh mẽ và sự tỉnh táo, giấc ngủ chợp tốt nhất kéo dài khoảng 10 phút. Những lợi ích được thấy ngay lập tức sau 10 phút chợp mắt , nhưng ngủ quá lâu thì bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để thức dậy. Chợp mắt trong 5 phút thì chỉ đem lại một nửa lợi ích , nhưng nó vẫn tốt hơn so với việc không ngủ.
6. Động tác để thuyết phục
Cái cách mà bàn tay của mọi người chém trong không khí khi họ nói chuyện thật lôi cuốn. Maricchiolo et al. (2008) phát hiện thấy : những động tác của bàn tay giúp gia tăng sức mạnh của một thông điệp thuyết phục so với việc không sử dụng động tác của tay. Hiệu quả nhất là những động tác làm cho những điều bạn đang nói dễ hiểu hơn. Ví dụ, khi đề cập đến quá khứ, hãy chỉ về đằng sau của bạn.
7. Động tác giúp cho sự hiểu biết.
Những động tác không chỉ giúp bạn thuyết phục người khác, chúng còn giúp chúng ta suy nghĩ. Trong một nghiên cứu về trẻ em, Cook et al. (2007) phát hiện thấy những đứa trẻ được khuyến khích dùng động tác trong khi học thì giữ lại được nhiều điều chúng đã học hơn. Di chuyển đôi tay có thể giúp chúng ta học; nhìn chung, chúng ta có vẻ như thực sự suy nghĩ cùng với đôi tay của mình.
8. Nụ cười cho hạnh phúc.
Nụ cười có thể làm bạn cảm thấy hạnh phúc, cho dù nụ cười đó có lý do chính đáng hay không. Strack et al. (1988) yêu cầu những người tham gia giữ bút trong miệng của họ, hoặc để nó kích hoạt những cơ bắp chịu trách nhiệm cho mỉm cười, hoặc không. Những người kích hoạt cơ bắp để mỉm cười thì đánh giá những bộ phim hoạt hình là thú vị hơn những người có cơ bắp ( chịu trách nhiệm cho nụ cười ) không được kích hoạt bởi cây bút trong miệng họ. Vì vậy, ép mình cười thực sự làm chúng ta nhìn thế giới lạc quan hơn.
9. Bắt chước để thấu cảm.
Nếu bạn muốn bước vào thế giới nội tâm của một người, bạn có thể thử bắt chước hành động của họ. Những người giỏi thấu cảm với người khác làm điều này một cách tự động : bắt chước giọng nói, tư thế v.v..Nếu bạn có thể bắt chước nó, bạn sẽ cảm thấy nó ở trong mình và sau đó bạn sẽ nhận được một gợi ý về những gì người khác đang cảm thấy. Đó là điều mà các diễn viên đã biết từ lâu : bắt chước là một cách tuyệt vời để mô phỏng những trạng thái cảm xúc của người khác.
10. Bắt chước để hiểu.
Ý tưởng về sự bắt chước giúp chúng ta hiểu người khác về mặt suy nghĩ cũng như cảm xúc. Trong một thí nghiệm của Adank (2010), những người tham gia thấy dễ dàng hơn trong việc giải mã một giọng nói lạ nếu họ thử bắt chước giọng nói đó. Một số nhà tâm lý họ còn đi xa hơn, khẳng định rằng việc bắt chước người khác giúp chúng ta dự đoán những gì họ sẽ làm (e.g. Pickering & Garrod, 2007).
Biểu hiện của nhận thức ( Embodied cognition )
Rất nhiều những nghiên cứu trong số những nghiên cứu trên ủng hộ cho một lý thuyết về cuộc sống con người ( và quả thật cho tất cả cuộc sống) được gọi là ' biểu hiện của nhận thức '. Đó là quan điểm : chúng ta không chỉ suy nghĩ bằng trí óc mà chúng ta còn suy nghĩ bằng cơ thể của mình. Tâm trí của chúng ta không phải là một bộ não đựng trong một cái bình, mà nó được kết nối với một cơ thể chuyển động trong một môi trường.
Chúng ta cần nhắc nhở mình rằng sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể là hai chiều. Trí thông minh của con người là sự tương tác giữa tâm trí, cơ thể và thế giới xung quanh chúng ta.
Những nghiên cứu tâm lý học sau đây cho thấy, cách thức chúng ta di chuyển có thể điều khiển những suy nghĩ và cảm xúc và điều này có thể làm tăng năng suất.
1. Tư thế cho sự mạnh mẽ.
Nếu bạn muốn cảm thấy mạnh mẽ hơn, hãy chọn cho mình một tư thế mạnh mẽ. Carney et al. (2010) phát hiện thấy khi mọi người đứng hoặc ngồi trong tư thế mạnh mẽ trong 1 phút - bao gồm việc mở rộng tứ chi và những động tác - họ không chỉ cảm thấy mạnh mẽ hơn mà còn làm tăng mức testosterone. Những tư thế mạnh mẽ chiếm nhiều không gian hơn, vì vậy hãy sải rộng cơ thể của bạn, mở rộng tay, chân. Khi bạn chi phối không gian thì tâm trí bạn nhận được thông điệp này.
2. Căng cơ cho sức mạnh ý chí.
Căng các cơ bắp có thể giúp tăng cường sức mạnh ý chí của bạn. Trong 5 nghiên cứu của Hung và Labroo (2011) : khi mọi người làm căng cứng cơ bắp của họ, họ đã chịu được sự đau đớn tốt hơn, kháng cự được thức ăn ngon, uống được thuốc có vị khó chịu và chú ý đến thông tin đáng lo ngại.
3. Khoanh tay cho sự kiên trì.
Nếu bạn đang mắc kẹt với một vấn đề nào đó cần sự kiên trì , hãy thử khoanh tay của bạn. Friedman và Elliot (2008) yêu cầu những người tham gia làm điều đó và phát hiện thấy họ làm việc được lâu hơn gấp hai lần trong trò đảo chữ cái khó khăn. Sự Kiên trì của họ đã dẫn đến nhiều giải pháp đúng.
4. Nằm xuống để có suy nghĩ sâu sắc ( insight )
Nếu khoanh tay không có hiệu quả, hãy thử nằm xuống. Khi Lipnicki và Byrne (2005) yêu cầu người tham gia trò đảo chữ nằm xuống, họ đã giải quyết vấn đề nhanh hơn. Vì thuật đảo chữ (anagrams) là một kiểu vấn đề đòi hỏi suy nghĩ, nên việc nằm xuống có thể giúp bạn đạt được những giải pháp sáng tạo.
5. Giấc ngủ chợp để hoàn thành nhiệm vụ.
Khi bạn nằm xuống, tại sao không chợp mắt một lát ? Ngủ chợp là một dạng nghệ thuật. Nhưng ngủ quá lâu thì bạn sẽ chịu tính ì của giấc ngủ : cảm giác buồn ngủ trong một khoảng thời gian dài. Ngủ quá ít thì không hiệu quả.
Brooks & Lack (2005) đã so sánh những giấc ngủ chợp khoảng 5,10,20 và 30 phút để tìm độ dài của giấc ngủ tốt nhất. Để tăng cường hoạt động nhận thức, sự mạnh mẽ và sự tỉnh táo, giấc ngủ chợp tốt nhất kéo dài khoảng 10 phút. Những lợi ích được thấy ngay lập tức sau 10 phút chợp mắt , nhưng ngủ quá lâu thì bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để thức dậy. Chợp mắt trong 5 phút thì chỉ đem lại một nửa lợi ích , nhưng nó vẫn tốt hơn so với việc không ngủ.
6. Động tác để thuyết phục
Cái cách mà bàn tay của mọi người chém trong không khí khi họ nói chuyện thật lôi cuốn. Maricchiolo et al. (2008) phát hiện thấy : những động tác của bàn tay giúp gia tăng sức mạnh của một thông điệp thuyết phục so với việc không sử dụng động tác của tay. Hiệu quả nhất là những động tác làm cho những điều bạn đang nói dễ hiểu hơn. Ví dụ, khi đề cập đến quá khứ, hãy chỉ về đằng sau của bạn.
7. Động tác giúp cho sự hiểu biết.
Những động tác không chỉ giúp bạn thuyết phục người khác, chúng còn giúp chúng ta suy nghĩ. Trong một nghiên cứu về trẻ em, Cook et al. (2007) phát hiện thấy những đứa trẻ được khuyến khích dùng động tác trong khi học thì giữ lại được nhiều điều chúng đã học hơn. Di chuyển đôi tay có thể giúp chúng ta học; nhìn chung, chúng ta có vẻ như thực sự suy nghĩ cùng với đôi tay của mình.
8. Nụ cười cho hạnh phúc.
Nụ cười có thể làm bạn cảm thấy hạnh phúc, cho dù nụ cười đó có lý do chính đáng hay không. Strack et al. (1988) yêu cầu những người tham gia giữ bút trong miệng của họ, hoặc để nó kích hoạt những cơ bắp chịu trách nhiệm cho mỉm cười, hoặc không. Những người kích hoạt cơ bắp để mỉm cười thì đánh giá những bộ phim hoạt hình là thú vị hơn những người có cơ bắp ( chịu trách nhiệm cho nụ cười ) không được kích hoạt bởi cây bút trong miệng họ. Vì vậy, ép mình cười thực sự làm chúng ta nhìn thế giới lạc quan hơn.
9. Bắt chước để thấu cảm.
Nếu bạn muốn bước vào thế giới nội tâm của một người, bạn có thể thử bắt chước hành động của họ. Những người giỏi thấu cảm với người khác làm điều này một cách tự động : bắt chước giọng nói, tư thế v.v..Nếu bạn có thể bắt chước nó, bạn sẽ cảm thấy nó ở trong mình và sau đó bạn sẽ nhận được một gợi ý về những gì người khác đang cảm thấy. Đó là điều mà các diễn viên đã biết từ lâu : bắt chước là một cách tuyệt vời để mô phỏng những trạng thái cảm xúc của người khác.
10. Bắt chước để hiểu.
Ý tưởng về sự bắt chước giúp chúng ta hiểu người khác về mặt suy nghĩ cũng như cảm xúc. Trong một thí nghiệm của Adank (2010), những người tham gia thấy dễ dàng hơn trong việc giải mã một giọng nói lạ nếu họ thử bắt chước giọng nói đó. Một số nhà tâm lý họ còn đi xa hơn, khẳng định rằng việc bắt chước người khác giúp chúng ta dự đoán những gì họ sẽ làm (e.g. Pickering & Garrod, 2007).
Biểu hiện của nhận thức ( Embodied cognition )
Rất nhiều những nghiên cứu trong số những nghiên cứu trên ủng hộ cho một lý thuyết về cuộc sống con người ( và quả thật cho tất cả cuộc sống) được gọi là ' biểu hiện của nhận thức '. Đó là quan điểm : chúng ta không chỉ suy nghĩ bằng trí óc mà chúng ta còn suy nghĩ bằng cơ thể của mình. Tâm trí của chúng ta không phải là một bộ não đựng trong một cái bình, mà nó được kết nối với một cơ thể chuyển động trong một môi trường.
Chúng ta cần nhắc nhở mình rằng sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể là hai chiều. Trí thông minh của con người là sự tương tác giữa tâm trí, cơ thể và thế giới xung quanh chúng ta.
-ST-
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: