Khi tiền tạm ứng của Chủ đầu tư về TK của KH, Ngân hàng đã phát hành Bảo lãnh Tạm ứng, phong tỏa khoản tiền này lại. Vậy nếu KH chưa dùng đến tiền tạm ứng và muốn chuyển số tiền đó thành Hợp đồng tiền gửi để hưởng lãi suất thì có được không?
Theo mình thì đúng là để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng thì có thể làm như vậy nhưng đứng ở giác độ kinh doanh của ngân hàng, thì việc phong tỏa tiền tạm ứng khi tiền về tài khoản và chỉ thực hiện giải tỏa theo tiến độ thực hiện hợp đồng (có chứng từ chứng minh) là hoàn toàn đúng quy định với mục đích là đảm bảo tiền tạm ứng được sử dụng đúng mục đích và đảm bảo tiền tạm ứng được chuyển hóa thành công trình hoàn thành trên thực tế. Việc khách hàng không sử dụng tiền tạm ứng là không hợp lý vì việc này đồng nghĩa với việc khách hàng không thực hiện thi công công trình theo đúng tiến độ.
Việc KH không sử dụng tiền TƯ không có gì là không hợp lý cả, bởi nghĩa vụ của Chủ ĐT là tạm ứng cho Nhà thầu thi công, còn nhà thầu hoàn toàn có thể tự chủ về nguồn vốn thực hiện mà chưa phải dùng đến tiền TƯ là rất bình thường.
Họ đâu chỉ có mỗi tiền tạm ứng để thực hiện thi công công trình. Nếu họ có tiền riêng thì việc đề nghị làm HĐ tiền gửi từ số tiền tạm ứng nhận được mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình thì chả vấn đề gì. Đi làm ngân hàng mà còn máy móc thế hả bạn?
Đúng là nhà thầu có thể tự cân đối được nguồn vốn để thực hiện nhưng việc ngân hàng thực hiện phong tỏa và kiểm soát tiền tạm ứng là chỉ để đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích - một nguyên tắc quan trọng trong cấp tín dụng. Ngân hàng sẽ kiểm soát tiền tạm ứng nhằm đảm bảo việc sử dụng tiền tạm ứng đúng công trình và thực hiện thanh toán qua ngân hàng phát hành bảo lãnh.
VD: Giả định một KH thực hiện công trình X và có thực hiện phát hành BL tạm ứng tại NH A, KH đồng thời có tài khoản tại NH A và NH B. Sau khi tiền tạm ứng về tài khoản của KH tại NH A, tiền tạm ứng được phong tỏa theo quy định. Do KH có thể tự chủ về nguồn vốn nên chưa có kế hoạch sử dụng tiền tạm ứng để thực hiện công trình X và đề nghị NH chuyển sang HĐTG. Đồng thời trong quá trình làm công trình X, KH thanh toán các khoản chi phí đầu vào để thực hiện công trình X qua tài khoản mở tại NH B mà không qua tài khoản tại NH A (mình nghĩ điều này KH có quyền). Công trình X đã thực hiện xong và KH đề nghị mở phong tỏa tiền tạm ứng. Rõ ràng chứng từ mở phong tỏa tiền tạm ứng sẽ không phù hợp nữa do công trình X đã hoàn thành và KH không phải thanh toán cho chi phí thực hiện công trình X nữa. Tuy nhiên, NH chưa có cơ sở để không mở tiền tạm ứng nếu KH gửi các chứng từ đã chi cho công trình X tại NH B và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình X. Mà nếu đã mở phong tỏa thì chắc chắn số tiền tạm ứng sẽ không thể nào sử dụng để chi cho công trình X được nữa mà chắc chắn sẽ chi cho mục đích khác của KH.
Như vậy, việc kiểm soát tiền tạm ứng bằng cách phong tỏa và giải tỏa dần theo tiến độ hợp đồng của NH đã không còn ý nghĩa nữa (vậy quy định để làm gì). Ngoài ra còn phát sinh rủi ro mất đi phí giao dịch thanh toán của KH tại NH. Và phải trả lãi cho HĐTG tiền tạm ứng cho KH. Đổi lại NH chỉ được số dư huy động thôi.
Đây là tình huống giả định thôi và cũng là những suy nghĩ của cá nhân mình nên các bạn góp ý và gỡ rối cho mình nha!
Mình mới vào nghề thôi bạn nên không tránh khỏi có những thắc mắc, suy diễn quá sâu và chưa phù hợp. Bạn thông cảm! Mình phải hiểu nguyên tắc làm việc trước thì mới có cách không theo nguyên tắc mà vẫn hợp lệ chứ bạn. Hihi
Việc NH phong tỏa số tiền tạm ứng của KH chỉ với mục đích duy nhất là dùng số tiền trên làm TSBĐ cho Bảo lãnh tạm ứng đã phát hành cho KH.
Vì đã đảm bảo 100% bằng tài sản thanh khỏan cao nên việc NH kiểm soát mục đích sử dụng số tiền tạm ứng trên của KH là k có ý nghĩa gì.
Về nguyên tắc thì là được, chuyển sang HĐTG rồi lại nhận lại làm TSBĐ thôi :). Nhưng tùy quy định của từng NH, chủ yếu là họ muốn thu lợi từ khoản tạm ứng này của KH đến đâu thôi
Nếu thế thì mình sẽ tư vấn cho KH là vác chứng từ CM lên để rút tiền TU về, sau đó lại đem tiền ấy đi gửi, chả ai cấm được :))))
Thực ra đối với ngân hàng, việc thực hiện phong tỏa hay chuyển sang HĐTG số tiền này (sau đó lại nhận lại TSBĐ) hầu như chẳng có j khác nhau cả, vì thực chất đều là dùng TS thanh khoản cao để bảo đảm BL cả mà :D.
Hiểu nôm na là như thế này, khi phát hành bảo lãnh, ngân hàng cần có sự đảm bảo, ở đây là tiền ký quỹ. Vậy thì có 2 TH ở đây có thể xảy ra:
Công ty ký quỹ khoản tiền tương đương khoản tiền tạm ứng, sau đó lấy tiền tạm ứng để thực hiện thi công công trình
Công ty ký quỹ luôn khoản tiền tạm ứng
Vậy thì vấn đề ở đây là “đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương”. Chung quy lại thì tiền nào chả là tiền, đâu cần phải phân tách cụ thể thế. Đảm bảo 100% bằng GTCG rồi, gần như phi rủi ro rồi, kiểm soát việc thi công làm gì (sức ấy đi chạy chỉ tiêu khác đê) :))
Còn thường thì phí bảo lãnh mà ký quỹ bằng tiền mặt thì thấp hơn đảm bảo bằng hợp đồng tiền gửi - Đương nhiên rồi - Nhưng KH vẫn có lợi hơn trong vụ bảo đảm bằng hợp đồng tiền gửi mà.
Vậy trường hợp phê duyệt hạn mức bảo lãnh: ký quỹ một phần và phần còn lại không có bảo đảm bằng tài sản (tín chấp) thì sao bạn? Vậy cái khoản đảm bảo 100% bằng tài sản đâu có phù hợp. Thực tế thì bảo lãnh là loại hình cấp tín dụng ít rủi ro nên xu hướng cấp bảo lãnh theo hạn mức đã được duyệt thường chỉ ký quỹ một phần giá trị bảo lãnh thôi và phần còn lại không có bảo đảm bằng tài sản. Như vậy phí bảo lãnh thu được nhiều hơn và ngân hàng buộc phải có biện pháp kiểm soát chặt khoản bảo lãnh đó.
Vấn đề là chứng từ chứng minh ở đâu, có phù hợp không? Trường hợp bạn nói vấn đề chẳng có gì khác nhau chỉ đúng trong trường hợp phát hành BL có bảo đảm bằng tài sản 100% giá trị BL thôi.
Ơ, bạn không nhìn thấy chỗ “(sau đó nhận lại TSBĐ)” à???
Chứng từ chứng minh thì nếu KH đã thực hiện thi công công trình (nhưng k cần dùng đến tiền tạm ứng) thì cung cấp chứng từ không phải là cái gì khó khăn cả.
Tiền tạm ứng là để KH thi công công trình chứ không phải để NH phong tỏa, nên thực tế các NH vẫn cho rút tiền này về và thay bằng TSBĐ khác để bảo đảm cho bảo lãnh. Như vậy thì việc dùng TSBĐ là HĐTG (chính là khoản tiền TU chuyển sang) và TSBĐ là BĐS hoặc 1 loại nào đó có thanh khoản thấp hơn HĐTG, bạn sẽ chọn cái nào?
Phong tỏa tiền tạm ứng, yêu cầu bổ sung TSBĐ trong TH rút tiền tạm ứng về nhằm mục đích gì? chẳng phải là để khi PS nghĩa vụ thực hiện BL thì có cái mà đem đi trả cho đối tác sao? giải tỏa tiền đang phong tỏa và giải chấp HĐTG để thực hiện nghĩa vụ BL là 2 quy trình khác nhau, nhưng bản chất thì nó đều ít rủi ro vì đều có tiền để trả ngay, k lo không xử lý được TS hay xử lý TS thu đc giá trị không đủ…
Kể cả KH ký quỹ 1 phần hay toàn bộ thì việc KH dùng TS là Tiền ký quỹ hay Sổ tiết kiệm đều có giá trị như nhau. Còn khi mà đã vay theo Hạn mức thì phải kiểm soát toàn bộ dòng tiền của Công ty đó chứ không chỉ có mỗi cái bảo lãnh, và việc kiểm soát đó cũng k nhất thiết phải chi li từng tí một, giống như bạn GGSN ở trên đã nó, k cần phân biệt 1 nghìn này mua mắm hay mua tương. Bạn hiểu chứ? Làm NH thì phải linh động chứ đừng máy móc, rập khuôn như vậy.
Còn việc NH phong tỏa Tiền ký quỹ hay là STK thì mục đích chính là để đảm bảo cho khoản bảo lãnh, cho t hỏi bạn là có gì k đúng ở đây? Và trường hợp bạn nêu ra là “không đúng” là trường hợp nào?
Vấn đề đặt là ở đây là: nếu KH dùng chính tiền Tạm ứng làm TSĐB cho Bảo lãnh TỨ đó, không có ý định sử dụng tiền TỨ do tự chủ được nguồn vốn thi công. Tuy nhiên lại muốn dùng tiền Tạm ứng để làm STK mang tên KH để hưởng lãi suất. Vậy theo quy định của Pháp luật, Luật các TCTD thì việc đó có được chấp nhận không?
Việc này hầu như các ngân hàng đều được bạn nhé.. Tuy nhiên tùy theo từng quy chế của từng ngân hàng và cách thức khách hàng đảm bảo cho bảo lãnh mà bạn làm thủ tục thôi bạn.
Thông thường các ngân hàng + khách hàng sẽ thống nhất, TSBĐ cho bảo lãnh chính là toàn bộ số tiền tạm ứng + bảo lãnh chỉ có hiệu lực khi toàn bộ số tiền tạm ứng được ghi Có vào tài khoản của KH. Tùy từng ngân hàng có thể phong tỏa trước hoặc phong tỏa ngay khi tiền về. Sau đó khi tiền về tài khoản, bạn làm thủ tục xin thay đổi TSBĐ của bảo lãnh cho khách hàng, từ ký quỹ tiền tạm ứng sang Hợp đồng tiền gửi có kì hạn của DN hoặc sổ tiết kiệm của cá nhân ( Thực ra ngân hàng lúc đó làm là không đúng quy trình, giải tỏa tiền ký quỹ ra trước để chuyển sang Hợp đồng tiền gửi để cầm cố)