Nghiên cứu về FTP của EximBank, BIDV

Các anh chị em cùng nhau trao đổi và góp ý

FTP - EximBank.part3.rar (484 KB)

FTP - EximBank.part2.rar (500 KB)

FTP - EximBank.part1.rar (500 KB)

FTP - BIDV.part2.rar (255 KB)

FTP - BIDV.part1.rar (500 KB)

tài liệu này hay nè, về ngẫm nghĩ

Mình thấy có một số vấn đề sau, chưa biết khớp hay không, xin được nghe ý kiến:

  1. Ở CN/PGD có nhân viên điều vốn không? Theo hai luận văn này thì có nhưng theo mình hiểu về an toàn vốn, cuối này cash đã được chuyển về hội sở or Tk Nostro ở NHNN địa phương (hội sở sẽ quản lý được tài khoản này). thực tế là vai trò điều vốn là do Kế toán của CN/PGD thực hiện luôn rồi. Vậy thì đâu có gọi là lãng phí?
  2. Cuối ngày hội sở quản lý trên tài khoản Nostro và cash + thông tin số dư từng chi nhánh, thì sẽ điều hòa vốn được, sao lại gọi là khó khăn khi không tận dụng được vốn nội bộ?
  3. CN chỉ có nguồn từ huy động và hội sở, làm gì có nguồn khác mà huy động nhỉ?

Mìnnh cũng đang nghiên cứu về mô hình này đây. Nhưng có 1 chút ý kiến sau:

  1. CN/PGD ko có nhân viên điều vốn. Vì làm như vậy đâu khác gì mô hình phấn tán trước đây (theo 2 bài viết trên). Cuối ngày các CN hay PGD chỉ giữ lại 1 ít tiền để đảm bảo thanh toán đầu ngày hôm sau (hạn mức tồn quỹ)
  2. CN giờ đây ko được phép mở các tài khoản Nostro tại các NH khác nữa. Để 1 anh quản lý, dễ theo dõi
  3. Hiện tại các CN cò thể hiểu là các ngân hàng độc lập, các CN có thể phát hành chứng chỉ có giá riêng, kỳ phiếu ngắn hạn riêng cho CN mình.
    Kiến thức về mảng này mình còn hạn chế, anh em nào trong bộ phận nghiệp vụ có thể mở rộng thông tin cho em được ko

các chi nhánh làm gì được phát hành chứng chỉ có giá riêng. Cái riêng theo bạn nói mình hiểu, nghĩa là trong một giai đoạn nào đó, ví dụ như BIDV cần huy động thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi, thì cái việc đó sẽ được phổ bíên trên toàn hệ thống và các chi nhánh/pgd sẽ phát hành cho người có nhu cầu mua. Chứng chỉ tiền gửi đó sẽ được đóng dấu mộc của chi nhánh/pgd đó → cái riêng là ở đây. Mọi nghiệp vụ của chi nhánh đều phải thông qua hội sở, không được tự ý hoạt động như ngân hàng độc lập

Mình vẫn thấy hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp vẫn phát hành riêng từng chương trình huy động (độc lập so với các CN khác cùng hệ thống).
Có lẽ do mô hình khác nhau, quản lý khác nhau, cơ chế khác nhau

cái đó là do chi nhánh xin phép hội sở, và hội sở đồng ý, chứ không có chuyện tự muốn làm gì thì làm…và phát hành thì chỉ có con dấu của Agribank trên chứng chỉ đó thôi. Mô hình khác nhau giữa các ngân hàng nhưng có điểm chung là hội sở quản lý

Về kết quả kinh doanh thì cả BIDV và Exim đều thuộc loại tốt, nhưng có thực sự impact từ việc thay đổi mô hình quản lý vốn không? Các anh thấy thế nào?

Cái này cũng khó nhận xét, nhưng chắc 1 điều là tốt hơn nên xu hướng ngân hàng sẽ theo cách này.
Còn hiệu quả thế nào chỉ có các sếp hoặc phòng nguồn vốn HO mới đo lường,ước lượng được thôi.

Chắc là tốt hơn hồi trước nên mấy ngân hàng đều đang làm cái này. Còn tốt hơn như thế nào thì giống bạn ở trên nhận xét…không làm nguồn vốn nên không biết

ah, chỉ riêng NH NNo là không theo cơ chế vốn tập trung thôi. Còn NH nào có cơ chế vốn tập trung thì CN không được tự phát hành chứng chỉ có giá riêng, kỳ phiếu ngắn hạn riêng đâu. Cái này nếu có thì phải là HSC triển khai các chương trình huy động thông qua phát hành kỳ phiếu …, sau đó triển khai xuống các CN. Nếu CN huy động được thì nguồn vốn sẽ được bán vốn về HSC theo giá FTP do HSC công bố. CN ở đây có thể được coi như “cánh tay nối dài” của HSC ấy.

ưu điểm của FTP:

  • CN không cần phải quan tâm đến kinh doanh chênh lệch kỳ hạn nữa mà chỉ tập trung vào chuyên môn là huy động và cho vay đối với cá nhân và TCKT. Mỗi khi huy động được, CN lại bán vốn kỳ hạn và khối lượng tương ứng về HSC với lãi suất FTP và ngược lại đối với tín dụng. ==> không cần hoạt động cân đối nguồn tại CN nữa, giảm nhân lực tại CN. Toàn bộ hoạt động kinh doanh chênh lệch kỳ hạn sẽ chuyển về HSC. ==> hiệu quả hơn do HSC có KN, được đào tạo chuyên sâu về quản lý ALM.