Em chào các anh chị ạ! Em đang là sinh viên năm 3, gần đây em có kiến tập ở phòng TTQT của 1 ngân hàng. Em có 1 thắc mắc giữa việc doanh nghiệp yêu cầu mở L/C bằng cách sử dụng hạn mức miễn kí quỹ để mở L/C miễn kí quý và sử dụng hạn mức tín dụng vay để kí quý! rất mong được các anh chị giải đáp giúp em, em cảm ơn ạ!
mình cũng đang thắc mắc như bạn nè
Thông thường ngân hàng trước khi mở LC muốn ràng buộc trách nhiệm của người xin mở bằng cách để người mở ký quỹ khi mở LC (thông thường là 10% trị giá LC).
Nhưng có một số khách hàng được bên tín dụng cấp một hạn mức (ví dụ: 6 tỷ) thì bộ LC dưới giá trị đấy hoặc tương đương sẽ được miễn ký quỹ (ký quỹ 0%)
Khi đến hạn thanh toán thì tín dụng sẽ giải ngân số tiền tương đương với giá trị LC nhân theo tỷ giá quy đổi.
Trong trường hợp đến hạn thanh toán, khách hàng không mua ngoại tệ kỳ hạn, mà đợt đó tỷ giá lại biến động mạnh khiến cho số tiền VNĐ tương ứng vượt qua con số được phép cấp hạn mức. Thì số tiền đấy sẽ được trích từ tài khỏan khách hàng. Ngân hàng chỉ cam kết giải ngân đủ số tiêng theo hạn mức mà thôi
Elevate your dating game with the top site for hassle-free connections.
Legitimate Girls
Supreme casual Dating
Chào bạn! Câu hỏi của bạn rất thực tế và thường gặp trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.
Về cơ bản, mở L/C (thư tín dụng) có thể thực hiện theo hai cách như bạn nêu:
- Sử dụng hạn mức miễn ký quỹ để mở L/C miễn ký quỹ: đây là trường hợp ngân hàng cấp hạn mức tín dụng riêng cho việc phát hành L/C mà không yêu cầu khách hàng phải nộp tiền ký quỹ trước. Điều này thường áp dụng với các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt và uy tín cao.
- Sử dụng hạn mức tín dụng vay để ký quỹ mở L/C: đây là hình thức ngân hàng cấp hạn mức vay vốn, và doanh nghiệp sử dụng khoản vay đó để ký quỹ khi mở L/C. Tức là doanh nghiệp vẫn phải nộp ký quỹ, nhưng là bằng tiền vay từ ngân hàng.
Sự khác biệt chính nằm ở chỗ: một bên không cần ký quỹ ngay, còn một bên cần ký quỹ nhưng có thể dùng vốn vay để làm điều đó. Về bản chất, cả hai đều là hình thức tài trợ của ngân hàng, nhưng cách thức phân bổ hạn mức và rủi ro khác nhau.
Nếu sau này bạn quan tâm đến các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng, bảo lãnh ngân hàng hay hợp đồng thương mại quốc tế, bạn có thể tìm hiểu thêm hoặc nhận tư vấn từ Công ty Luật Dương Trí – đơn vị chuyên tư vấn pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp.
https://luatduongtri.vn |
024 85828686