Hạch toán lãi khi khách hàng rút trước hoặc sau hạn

các anh chị cho e hỏi chút ạ!
khi khách hàng gửi tiết kiệm có kì hạn, lãi trả hàng tháng, nhưng lại rút trước hạn thanh toán thì hạch toán ntn ạ? (trường hợp ngân hàng có tính dự lãi phải chi)
và trường hợp rút sau khi đáo hạn nữa ạ!
e sắp thi mà vấn đề này lan man quá…

nếu dự chi ( dự chi cuối mỗi ngày) thì tiền lãi đã dự chi sẽ được hoàn nhập còn lãi khách hàng thực nhận sẽ tính theo ls ko kỳ hạn( do rút trước hạn) và chênh lệch giữa tiền lãi khách hàng thực nhận và đã nhận sẽ được ngân hàng thu lại khi tất toán cho kh
Khi đáo hạn nếu kh chưa đến tất toánt thì tiền gốc và lãi sẽ được ngân hàng tự chuyển sang kỳ hạn mới cho khách hàng đến khi kh tất toán thì căn cứ vào số ngày từ khi chuyển sang kỳ hạn mới đến khi tất toán mà tính lãi nếu tất toán đúng vào ngày đáo hạn kỳ hạn mới thì được hưởng lãi theo kỳ hạn còn trước hạn thì như trên và lãi dự chi vẫn được ngân hàng tính mỗi ngày

khi khách hàng gửi tiết kiệm có kì hạn, lãi trả hàng tháng, nhưng lại rút trước hạn thanh toán thì hạch toán ntn ạ? (trường hợp ngân hàng có tính dự lãi phải chi)
và trường hợp rút sau khi đáo hạn nữa ạ!

TH1: rút trước hạn, trả lãi trước:
tính số lãi đã phân bổ hàng tháng( vì khi trả lãi trước NH đã hạch toán vào 388 rùi)
sau đó thoái chi phần lãi đã phân bổ: nợ 388 có 801( số lãi đã phân bổ)
tính số lãi thực nhân của khách hàng: (gốc- lãi đã trả) nhân số ngày thực gửi* lãi suất Ko kì hạn
hạch toán: nợ 801 có 1011 hoặc gì đó
tất toán gốc
TH2: rút trước hạn, lãi trả sau,
làm tương tự
nhưng thay 388 thành 491(lãi dự trả)

trường hợp dửi tiết kiệm có kì hạn trả lãi sau mà rút trước hạn
thì
trả gốc
n 4231
c 1011 số tiền gửi
trả lãi ki kì hạn từ ngày gửi đến ngày rút
n 801
c 1011 ( st* số ngày gửi * lái kkk)/360
thoái chi
n 491
c 801( số tháng đã hacjk toán dự trả*i theo kì hạn gửi)
th 2 gửi tiết kiệm có kì hạn trả lãi trước mà rút trước hạn
trả tiền gửi
n 4231
c1011 ( số tieenf thực tế gửi )
tính lãi không kì hạn từ ngày gửi đến ngày rút)
n 801
c1011 ( số tiền thực tế gửi * số ngày * i kkh)/360
thoái chi theo so thang du tra so tien theo so du c 4231 luc gui
n 388
c801
trar laij phan maf da hach toan vao chi phi tra truoc
n 4231
c 388

TH1: lãi trả trước
Nợ TK TGTK: Nợ gốc
Có 1011: số tiền KH nhận về
Có 7900: lãi thoái chi(=lãi trả trc đã phân bổ vào CP-lãi KH đc hưởng)
Có 3880: lãi trả trc chưa phân bổ(=lãi đã trả trc-lãi đã phân bổ vào chi phí)
TH2: lãi trả sau
Nợ TK TGTK: Nợ gốc
Nơ tk 4913: lãi dự trả
Có 7900: lãi thoái chi(= lãi dự trả-lãi thực KH đc hưởng)
Có 1011: nợ gốc+lãi được hưởng
TH3: khi đáo hạn, KH ko đến rút sẽ được đổi sổ( lãi nhập gốc), kỳ hạn tương đương kỳ hạn mới, lãi suất áp dụng tại thời điểm đổi sổ. khi khách hàng đến rút thì hạch toán bình thường như một sổ mới thôi

Nếu làm như bạn luongtich thì phạm nguyên tắc không ghi nhiều nợ, nhiều có.
Một số bài tập mình đọc lại định khoản:
Nợ 4232 - Gốc
Có 388 - Lãi trả trước - Lãi thực tế (thoái chi)
Có 801 - Lãi đã phân bổ - Lãi thực tế
Có 1011 - thanh toán cho khách hàng

Định khoản cho vậy có đúng ko?

các bạn cho mình hỏi mình hay bị lẫn lộn khi tất toán trả lãi cho khách hàng có bài tập mình thấy định khoản là N491/C1011 hoặc là N801/C 1011. bạn nào nói rõ hơn cho ,mình dc ko. Cụ thê ví dụ luôn nhé
Ví dụ; Ngày 1/5/200X, khách hàng A gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, số tiền 50 triệu, lãi suất 0.9%/tháng. Lãi suất không kỳ hạn: 0.3%/tháng. (Trả lãi sau,Chạy lãi cuối kỳ). Hạc toán:
1, Ngày 1/8/200x tới rút tiền
2, Ngày 16/7/200X: Khách hàng đến rút tiền trước hạn
3, Nếu trả lãi trước thi 2 NV trên như thế nào

N491/C1011: sử dụng trong trường hợp trả lãi sau.
trước đó hàng tháng kế toán đã dự trả lãi Nợ 801/ có 491
khi đến hạn thanh toán với số lãi phải trả, kế toán ghi N491/C1011:(tổng lãi)(rút tiền đúng hạn nha)
nếu kh rút trước hạn:
nợ 423:(gốc)
nợ 491:(tổng lãi đã dự trả)
có 801: chênh lệch lãi thực tế và lãi đã dự trả
có 1011: gốc+lãi thực tế
N801/C 1011: sử dụng trong trường hợp trả lãi định kỳ hàng tháng. khách hàng sẽ đến NH lĩnh lãi trực tiêp bằng tiền mặt or qua 4211 (ko phải qua tk 491)

mình nghĩ, giả sử ngân hàng dự chi trả lãi vào ngày cuối tháng

  1. ngày 1/8
    Nợ 4232 : 50 tr
    Có 1011: 50 tr
    Nợ 801 : 50*0.9%*3
    Có 1011: 1.35tr
  2. ngày 16/7
    Nợ 4232 : 50tr
    Có 1011: 50tr
    số lãi dự chi từ 1/5 - 30/6: có 60 ngày
    Lãi dự chi là 50tr0.9%/3060=0.9tr
    KH rút trước thời hạn, nên tính theo lãi k kỳ hạn là 0.3%
    lãi thực trả (tính từ 1/5 - 16/7: 76 ngày)là 50tr0.3%/3076=0.38tr
    thoái chi Nợ 4913: 0.52tr
    Có 801: 0,52tr
  3. lãi trả trước
    tính số tiền thực gửi 50tr/(1+0.9%3)=48.69trr
    vậy lãi nhận trước khi đáo hạn là 1.31tr
    ĐK lúc gửi tiền Nợ 1011: 48.69tr
    Nợ 388 : 1.31tr
    Có 4232.3T : 50tr
    Phân bổ lãi trả trước Nợ 801 :1.31tr/3
    Có 388: 1.31tr/3=0.44
    tính hết tháng 6 đã phân bổ được2 tháng là 2
    0.44tr=0.88tr
    đến ngày 16/7 rút, tính theo lãi không kỳ hạn 0.3%/tháng lãi thực nhận là 48.69tr0.3%/3076=0.37tr
    Định khoản: Nợ 4232.3T: 48.69tr
    Nợ 801 : 0.37tr
    Có 1011: 49.06tr
    Nợ 4232.3T: 1.31tr
    Có 388 : 0.44tr (số chưa pb)
    Có 801 : 0.88tr (phần thoái chi)
    mong các bạn góp ý nhé

Chuc dau nam moi vui ve hanh phuc.
Hay lam viec that hung khoi va hieu qua nhe các ban.
Cung chung tay xay dung dien dan bang nhung bai viet tot hon, sach và phong phu hon.

1. 1/8 Khách hàng tới rút tiền(lãi trả sau):

  • Mở sổ tiết kiệm cho khách hàng:
    NO 1011 50(tr)
    CO 4232/3T/A 50(tr)
    -Cuối tháng kết chuyển tiền lãi vào chi phí(tháng thứ nhất):
    NO 801 (50trx0.9%)=0.45(tr)
    CO 4913 (50trx0.9%)=0.45(tr)
    -Cuối kỳ đáo hạn
    NO 4232/3T/A 50(tr)
    NO 4913 0.45x3=1,35(tr)
    CO 1011 51,35(tr)
    2. 16/7 K.H đến rút tiền trước hạn( Lãi trả trước):
    -Mở sổ TK cho k.h:
    NO 1011 50(tr)
    NO 388 (50trx0.9%)x3=1,35(tr)
    CO 4232/3T/A 51,35(tr)
    -Trả lãi trước cho K.h:
    NO 4232/3T/A (50trx0.9%)x3=1,35(tr)
    CO 1011 (50trx0.9%)x3=1,35(tr)
    -Phân bổ lãi vào chi phí(tháng thứ nhất):
    NO 801 (50trx0.9%)=0,45(tr)
    CO 388 (50trx0.9%)=0,45(tr)
    -K.H rút trước kỳ hạn nên tiền lãi thực tế( ko kỳ hạn 0,3%)là 2 tháng 15 ngày:
    (50-1,35)x0,3%x2+[(50-1,35)x0,3%]/30x15=0,364.875
    -Thoái chi:
    NO 388 0,45(tr)
    CO 801 0,45(tr)
    -Tất toán:
    NO 4232/3T/A 50(tr)
    NO 801 0,364.875(tr)
    CO 388 1,35 (tr)
    CO 1011 49,015(tr)
    Mọi ngườ góp ý thêm nhé :slight_smile:
    Lê An Nhi

Mình muốn hỏi, nếu trả lãi định kỳ thì thế nào: KH gửi TK 12th, trả lãi hàng tháng. KH đã nhận lãi 3 tháng rồi nhưng muốn tất toán trc hạn thì hạch toán ntn.
theo mình biết khi Kh gửi Tk thì hạch toán : No TK TM/ Có TK 4232
hàng ngày dự thu lãi: nợ TK 8010/ có TK 4913
KH rút lãi háng tháng: Nợ TK 4913/ Có TK TM
nhưng khi KH rút trước hạn thì hạch toán sao đây?

Giải nè:
Nhận định đây là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn loại trả lãi định kỳ. Hạch toán theo chương trình đào tạo của Học viện tài chính:

  • Khi khách hàng gửi tiền, sau khi kiểm đếm…, kế toán hạch toán:
    Nợ TK4232 (4242)/KH:
    Có TK1011 (1031): st khách hàng gửi.
  • Cuối mỗi ngày, hạch toán lãi dồn tích dự chi:
    Nợ TK8010
    Có TK4913 (4914)
  • Định kỳ khách hàng đến rút lãi, hạch toán:
    Nợ TK4913 (4914)
    Có TK1011 (1031…):
  • khách hàng rút trước hạn ----> tính lãi theo lãi suất không kỳ hạn, dư nợ tại cuối tháng gồm gốc cũ nhập lãi. So sánh st lãi đã hạch toán dự chi với st lãi thực tế lúc này, thực hiện bút toán thoái chi phần chênh lệch:
    Nợ TK4913 (4914)
    Có TK7900: st chênh lệch trên
    …> Nhưng định kỳ khách hàng đã rút lại nên có thể số tiền lãi khách hàng đã nhận lớn hoặc nhỏ hơn st lãi thực tế khi khách hàng rút trước hạn.
    @ Nếu st lãi khách hàng đã nhận > st lãi thực tế thì lúc tất toán, ngân hàng trích lại st trả dư trước này từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng:
    Nợ TK4232 (4242)/KH: st gốc
    Có TK7900: st ngân hàng trả lãi dư trước đó
    Có TK1011 (1031…): st khách hàng đc thanh toán
    @ Nếu st lãi khách hàng đã nhận vẫn còn ít hơn st lãi thực tế, hạch toán:
    Nợ TK4232 (4242)/KH: st gốc
    Nợ TK4913 (4914): st lãi ngân hàng còn thiếu
    Có TK1011 (1031, 4211,4221,..): gốc + lãi còn thiếu.
  • Khi đáo hạn mà khách hàng ko đến rút tiền gửi thì đổi sổ tiết kiệm mới cho khách hàng với kỳ hạn bằng kỳ hạn cũ, st gốc bằng gốc cũ + st lãi khách hàng chưa nhận bằng bút toán:
    Nợ TK4232 (4242)/KH: gốc cũ
    Nợ TK4913 (4914): st lãi còn lại
    Có TK4232 (4242)/KH: gốc cũ + st lãi còn lại
    Suy ra, khách hàng rút tiền sau khi đáo hạn lại xảy ra 3 trường hợp: rút trước hạn, đúng hạn, và sau hạn nữa. Chỉ khác là số tiền gốc mới.
    @ Rút trước hạn hạch toán giống trên.
    @ Rút đúng hạn thì ht:
    Nợ TK4232 (4242)/KH: st gốc mới
    Nợ TK4913 (4914): st lãi
    Có TK (1011…):
    @ Rút sau hạn lại tiếp tục mở sổ tiết kiệm mới với kỳ hạn bằng kỳ hạn cũ, gốc lại tiếp tục thay bằng gốc sổ trước + lãi còn lại.

Cho em hỏi câu này với ạ. Nếu khách hàng tới nộp Séc lĩnh tiền mặt xin rút 10.000.0000 nhưng trong tài khoản chỉ còn 9500.000 thì hạch toán thế nào ạ.
Em giờ mới học kế toán ngân hàng nên chưa hiểu lắm ạ