Nguyên tắc Nợ trước,có sau ????

  • Bắt đầu Bắt đầu trethovn
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

trethovn

Thành viên
em chỉ biết ng tắc thu tiền trước,ghi sổ sau và ghi trước,chi tiền sau,
nguyên tắc Nợ trước,có sau cụ thể là thế nào ạ?và tại sao NH phải thực hiện ngtac này?thanks các bác
 
Bạn có thể hình dung như thế này: Ngân hàng là doanh nghiệp, tên là "Ngân hàng". Nên kế toán NH vẫn phải tuân theo nguyên tắc kế toán cơ bản. Tương tự như vậy, đối với nguyên tắc "Nợ trước, có sau " là nguyên tắc áp dụng chung cho kế toán, bất kể kế toán doanh nghiệp hay kế toán ngân hàng - bao giờ cũng ghi Nợ trước, ghi Có sau. Việc này đảm bảo an toàn cho chính kế toán viên hoặc là giao dịch viên tại ngân hàng, bên cạnh đó, Ngân hàng là trung gian thực hiện thanh toán và quản lý hộ tài sản của Khách hàng, NH phải đảm bảo không chỉ cho ngân hàng mà còn đảm bảo an toàn cho Khách hàng của họ.

Nguyên tắc "Nợ trước-có sau " trong NHTM có thể hiểu như sau:
- Đối với giao dịch thu tiền mặt: phải luôn đảm bảo: "thu tiền trước, ghi sổ sau", GDV (hoặc thủ quỹ) sau khi đã thu đủ tiền, ký tên trên chứng từ sổ quỹ, sau đó mới thực hiện ghi sổ kế toán
Nợ TK tiền gửi
Có TK Khách hàng
- Đối với giao dịch chi tiền mặt: "ghi số trước, chi tiền sau": kiểm soát số dư tài khoản của KH có đủ khả năng chi trả không rồi mới ghi sổ và thực hiện chi tiền
Nợ TK Khách hàng
Có TK Tiền gửi
- Đối với giao dịch chuyển khoản: chỉ ghi vào tài khoản bên Có sau khi biết bên Nợ có đủ số dư
Nợ TK đơn vị thanh toán
Có TK liên quan
 
Bạn có thể hình dung như thế này: Ngân hàng là doanh nghiệp, tên là "Ngân hàng". Nên kế toán NH vẫn phải tuân theo nguyên tắc kế toán cơ bản. Tương tự như vậy, đối với nguyên tắc "Nợ trước, có sau " là nguyên tắc áp dụng chung cho kế toán, bất kể kế toán doanh nghiệp hay kế toán ngân hàng - bao giờ cũng ghi Nợ trước, ghi Có sau. Việc này đảm bảo an toàn cho chính kế toán viên hoặc là giao dịch viên tại ngân hàng, bên cạnh đó, Ngân hàng là trung gian thực hiện thanh toán và quản lý hộ tài sản của Khách hàng, NH phải đảm bảo không chỉ cho ngân hàng mà còn đảm bảo an toàn cho Khách hàng của họ.

Nguyên tắc "Nợ trước-có sau " trong NHTM có thể hiểu như sau:
- Đối với giao dịch thu tiền mặt: phải luôn đảm bảo: "thu tiền trước, ghi sổ sau", GDV (hoặc thủ quỹ) sau khi đã thu đủ tiền, ký tên trên chứng từ sổ quỹ, sau đó mới thực hiện ghi sổ kế toán
Nợ TK tiền gửi
Có TK Khách hàng
- Đối với giao dịch chi tiền mặt: "ghi số trước, chi tiền sau": kiểm soát số dư tài khoản của KH có đủ khả năng chi trả không rồi mới ghi sổ và thực hiện chi tiền
Nợ TK Khách hàng
Có TK Tiền gửi
- Đối với giao dịch chuyển khoản: chỉ ghi vào tài khoản bên Có sau khi biết bên Nợ có đủ số dư
Nợ TK đơn vị thanh toán
Có TK liên quan
bác su ơi cho em hỏi dòng nâu nâu ý:em tưởng chi tiền mặt là ngân hàng chi tiền từ TK của NH cho khách chứ đâu phải trích từ TK KH ạ?
 
Làm gì có cái tài khoản của NH tại chính NH đấy hả bạn , nếu chi tiền mặt để trả cho khách hàng , ví dụ như là chi tiền mặt để trả lãi thì là :
Nợ Lãi phải trả
Có Tiền mặt
NH áp dụng Nợ trước Có sau để đảm bảo nguyên tắc thân trọng trong kế toán , liên hệ với cái trả tiền lãi bên trên , so với việc trả tiền trước và chưa được giảm nợ ( lãi phải trả ) thì cái được giảm nợ mà k phải trả tiền lãi nó vẫn an toàn hơn nhiều cho ngân hàng ;))
 
đấy là bạn dùng bảng tài khoản do ngân hàng nhà nước đưa ra , nhưng chủ yếu là các ngân hàng đều có riêng 1 bảng hệ thống tài khoản cho mình , vì vậy tốt nhất là ghi tên tài khoản chứ k phải số :)
 
sao lại thế nhỉ.
tớ nhớ có một lần cô giáo ngân hàng nói rằng: trong kế toán ngân hàng không nhất thiết phải ghi Nợ trước Có sau
Câu này cô giáo nói tớ nhớ mãi mà
 
sao lại thế nhỉ.
tớ nhớ có một lần cô giáo ngân hàng nói rằng: trong kế toán ngân hàng không nhất thiết phải ghi Nợ trước Có sau
Câu này cô giáo nói tớ nhớ mãi mà
Sao lại thế nhỉ? chắc là có nhầm lẫn gì đó chứ nếu không làm thế thì sao lại có hai dòng Nợ-Có đối ứng với nhau được bạn?
 
Back
Bên trên