Vietinbank - Ước mơ và sự thật

Mình mới pass và đi làm tại Vietinbank được vài ngày. Công việc khá vất vả (GDV và TTKQ), lương thấp, về trễ, bên TD còn áp lực hơn. Chả hiểu sao các bạn tranh nhau thi vào, buồn khi rớt và quyết tâm thi lại mùa sau, nhiều bạn còn phải nhờ vả, chạy chọt để vào. Vietinbank thực sự không phải là nơi mơ ước như các bạn nghĩ đâu. Mình thấy hối hận khi đi làm ở đây, giờ mình chưa biết phải đi đâu, nên làm tạm vậy, có cơ hội là mình đi liền, ở đây chả có gì hay ho cả. Về đến nhà chỉ muốn ngủ, không còn sức để ăn nữa. Các bạn nên cân nhắc nhé, mình chia sẻ thật lòng đấy. Giờ mình ước gì được làm chỗ cũ để có thời gian cho gia đình.
 
Mình vừa đi thi vào AMC vietinbank về, mình gặp một chị làm ở Vietinbank. Chị ấy nói lương chị ấy bây giờ không được 5 triệu/tháng. Chị ấy bảo Vietinbank không chú trọng nhân viên lắm. Vậy các bạn cân nhắc khi thi vào Vietinbank nhé
 
mình cũng thấy 1 chị làm vietin kêu lương thấp. mấy tháng đầu đc có 2triệu 80 nghìn. bây giờ đc 3triệu. híc
 
Nằm trong chăn mới biết chăn có rận :)). Tuy khó khăn nhưng phải vượt qua chứ :D

Mình mới tham gia diễn đàn nên không biết là Vietinbank lại hot như thế này. Ngày trước hồi còn trong nước thỉnh thoảng mình cũng nghe bạn bè nhắc đến Vietinbank, nhưng hồi đấy mình làm cho big 4 nên không để ý lắm.

Hiện nay mình đang làm finance cho một ngân hàng lớn ở Mỹ sau khi học xong master. Nếu như VN về lâu dài sau này cũng phát triển theo xu hướng như Mỹ thì mình khuyên các bạn không nên vào làm trong ngân hàng mà nên chọn một lĩnh vực nào đấy để học hỏi các kỹ năng cho phép mình chuyển sang các lĩnh vực khác dễ dàng hơn.

Sở dĩ mình có ý kiến như vậy là vì ngành ngân hàng khi đã phát triển lên mức cao thì ngoài các nhân viên làm việc tại headquarters (mà ở VN gọi là hội sở?) cho các bộ phận mang tính quản lý chiến lược, các vị trí quản lý và salespeople có lượng customers ổn định ra thì tại các branches, các vị trí giao dịch viên hoặc liên quan đến xử lý giao dịch đơn thuần đều trả lương rất thấp và "vòng đời" của nhân viên thường là ngắn. Sở dĩ như vậy là vì:

1) Tần suất xảy ra khủng hoảng trên thế giới là tương đối thường xuyên và ngành ngân hàng luôn bị ảnh hưởng trực tiếp. Khi khủng hoảng xảy ra thì chắc chắn là cắt giảm chi phí xảy ra là cần thiết. Bạn theo dõi tin tức có thể thấy các ngân hàng lớn như Citi, Chase hay Bank of America sa thải một lúc có thể đến hàng chục ngàn nhân viên. VN muốn gia nhập với thị trường quốc tế thì chỉ có thể cùng chịu ảnh hưởng khủng hoảng trong tương lai mà thôi.

2) Kể cả không xảy ra khủng hoảng, nhưng vì tính chất tập trung chuyên môn hóa cao trong ngành ngân hàng, khi lãnh đạo ngân hàng quyết định thay đổi chiến lược thì nhân viên trong line of business nào không còn mang tính chiến lược nữa thì sẽ bị sa thải không thương tiếc. Ví dụ như ngân hàng của mình hiện nay dù đang tăng trưởng rất mạnh, tuy nhiên mảng home equity không còn được chú trọng vì lãnh đạo không muốn phát triển mảng này nữa, thì chỉ trong vòng vài tháng hàng trăm nhân viên làm sales cho products này đã bị thất nghiệp. Mình làm trong finance nên khi đi họp với các sếp luôn được nghe họ nói về việc nếu như doanh thu không được như kì vọng thì sẽ thuê người mới về làm tốt hơn và đuổi hết những người "làm lâu lên lão làng" và không kịp thích ứng với môi trường và kì vọng mới của ngân hàng.

3) Khi ngành ngân hàng đã phát triển đến mức độ nhất định thì một trong những yếu tố được lãnh đạo quan tâm hàng đầu là quản lý chi phí, mà đơn giản nhân là thông qua sử dụng technology và giảm thiểu nhân sự. Hiện này các ngân hàng bên Mỹ đang triển khai mô hình mới gọi là Bank of the Future, trong đấy cả một chi nhánh sẽ chỉ có một vài nhân viên làm việc, hoặc thậm chí không có ai. Toàn bộ các giao dịch mang tính routine với khách hàng đều thông qua ATM, computer, smartphone, call center. Bản thân mình sống ở đây mấy năm rồi nhưng chắc ra ngân hàng đếm trên đầu ngón tay (khi mở, đóng tài khoản). Thử tưởng tượng sau này khi bạn 40-50 tuổi rồi và ngân hàng tại VN bắt đầu triển khai mô hình này và bạn làm trong mảng của ngân hàng thuộc diện có thể giảm thiểu, để máy móc tự động hóa và thay thế được. Lúc đấy với những kỹ năng và kinh nghiệm học được trong nghề thì bạn còn có thể làm gì khác nữa?

4) Tính transferability của các skills mà bạn học được trong ngân hàng là tương đối thấp (có thể hiểu là khả năng nhảy việc?). Vi nhu cầu quản lý rủi ro cao nên các nhân viên trong ngân hàng thường chỉ được tiếp xúc với một loại giao dịch mà thôi. Và các kỹ năng mà bạn học được cũng rất cụ thể với hệ thống và thể loại dịch vụ của ngân hàng. Nếu sau 5-6 năm bạn không thích làm việc đó nữa thì sao? Chuyển sang công ty khác ngoài ngân hàng thì bạn sẽ phải làm lại từ đầu.

Trong dài hạn, mô hình ngân hàng sẽ chuyển từ hướng đơn thuần chỉ làm các dịch vụ đơn giản như thanh toán (quốc tế), cho vay tiền chuyển sang các dịch vụ thị trường vốn (capital markets) phức tạp hơn. Nên nếu như có điều kiện làm trong các mảng về advisory, tiếp xúc với thị trường vốn, mua bán định giá doanh nghiệp thì các bạn nên tham gia. Còn nếu không thì mình không nghĩ là vào làm ngân hàng là một định hướng nghề nghiệp tốt.

Đôi lời chia sẻ với góc nhìn của mình thôi :)
 
Hiện nay mình đang làm finance cho một ngân hàng lớn ở Mỹ sau khi học xong master.

Ngưỡng mộ bạn quá :D

Mình nghĩ những gì bạn nói cũng không sai... nhưng nếu học về kinh tế - tài chính - quản trị kinh doanh thì tại thời điểm này mình thấy có mỗi ngân hàng là tuyển dụng nhiều, có cơ hội cho sinh viên mới ra trường, lương lậu tạm tạm và có sử dụng kiến thức chuyên môn thôi.

Các lĩnh vực như sale, marketing thì rất bấp bênh. Mảng phân tích đầu tư ở các công ty chứng khoán, quản lý quỹ hiện tại thì rất ít vacancy. Mảng dịch vụ ngân hàng đầu tư (hiện tại nằm trong các công ty chứng khoán) thì thực tế cũng rất ít có cơ hội thực hiện nghiệp vụ mua bán định giá, doanh nghiệp... mình cũng thấy ngay các sếp trong lĩnh vực này cũng chẳng giỏi về nghiệp vụ này, chủ yếu là tư vấn niêm yết, phát hành. Chưa kể các lĩnh vực này cần kinh nghiệm nữa. Theo mình biết, hiện tại các bạn có kinh nghiệm làm kiểm toán như big4 chẳng hạn tại thời điểm này muốn sang 1 quỹ đầu tư cũng rất khó.
 
Ngưỡng mộ bạn quá :D

Mình nghĩ những gì bạn nói cũng không sai... nhưng nếu học về kinh tế - tài chính - quản trị kinh doanh thì tại thời điểm này mình thấy có mỗi ngân hàng là tuyển dụng nhiều, có cơ hội cho sinh viên mới ra trường, lương lậu tạm tạm và có sử dụng kiến thức chuyên môn thôi.

Các lĩnh vực như sale, marketing thì rất bấp bênh. Mảng phân tích đầu tư ở các công ty chứng khoán, quản lý quỹ hiện tại thì rất ít vacancy. Mảng dịch vụ ngân hàng đầu tư (hiện tại nằm trong các công ty chứng khoán) thì thực tế cũng rất ít có cơ hội thực hiện nghiệp vụ mua bán định giá, doanh nghiệp... mình cũng thấy ngay các sếp trong lĩnh vực này cũng chẳng giỏi về nghiệp vụ này, chủ yếu là tư vấn niêm yết, phát hành. Chưa kể các lĩnh vực này cần kinh nghiệm nữa. Theo mình biết, hiện tại các bạn có kinh nghiệm làm kiểm toán như big4 chẳng hạn tại thời điểm này muốn sang 1 quỹ đầu tư cũng rất khó.
Bạn nào có khả năng thì mới ra trường đi làm kiểm toán là hay đấy. Sau một vài năm làm kiểm toán có lẽ sự va chạm và kinh nghiệm sẽ nhiều hơn
 
Bạn nào có khả năng thì mới ra trường đi làm kiểm toán là hay đấy. Sau một vài năm làm kiểm toán có lẽ sự va chạm và kinh nghiệm sẽ nhiều hơn

Mình biết nhiều bạn làm kiểm toán vài năm, khi chạm đỉnh rồi thì cũng hoang mang (VD làm big4 sau khi lên senior auditor thì rất khó để lên manager vì trên đó toàn cây đa, cây đề) và chưa tìm được hướng đi khác. Nói chung làm nghề nào, lĩnh vực nào khi muốn một sự thay đổi hay một nấc thang mới thì đều khó cả.
 
Mình mới pass và đi làm tại Vietinbank được vài ngày. Công việc khá vất vả (GDV và TTKQ), lương thấp, về trễ, bên TD còn áp lực hơn. Chả hiểu sao các bạn tranh nhau thi vào, buồn khi rớt và quyết tâm thi lại mùa sau, nhiều bạn còn phải nhờ vả, chạy chọt để vào. Vietinbank thực sự không phải là nơi mơ ước như các bạn nghĩ đâu. Mình thấy hối hận khi đi làm ở đây, giờ mình chưa biết phải đi đâu, nên làm tạm vậy, có cơ hội là mình đi liền, ở đây chả có gì hay ho cả. Về đến nhà chỉ muốn ngủ, không còn sức để ăn nữa. Các bạn nên cân nhắc nhé, mình chia sẻ thật lòng đấy. Giờ mình ước gì được làm chỗ cũ để có thời gian cho gia đình.

Em nghĩ đây là tình trạng chung của nhân viên ngân hàng thôi chị ạ. em chưa đi làm ở ngân hàng nào cả, nhưng theo dõi chia sẻ của các anh chị trên UB thì thấy thế, ngân hàng bh áp lực nhiều, cạnh tranh nhiều nên ở đâu cũng áp lực cả thôi. Có câu nói rất đúng " Ngân hàng như cái toilet. Người ở ngoài muốn vào, người ở trong muốn ra". Có thể chị đỗ rồi cảm thấy quá áp lực nên chán nản. Nhưng như tụi em không đỗ, ko có cơ hội làm việc thì lại mong ước và khao khát đc vào như thế nào. Người đỗ rồi thì thấy thất vọng ko như mình kỳ vọng còn người ko đỗ thì buồn khi rớt cũng phải thôi. Thời buổi kinh tế khó khăn, kiếm đc 1 công việc là khó lắm rồi huống chi kiếm đc công việc như ý của mình thì là điều ko tưởng. Dù sao chị cũng cố gắng lên. Cuộc sống luôn là vậy, hãy nghĩ rằng có rất nhiều người mong muốn được ở vị trí của chị như bây giờ. ^^
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,551
Thành viên mới nhất
clintblackmerch
Back
Bên trên