Xử lý nợ - Xử lý TSBĐ

Uber

Verified Banker
Hiện nay đây là chủ đề nóng nhất. Nóng hơn cả huy động và cho vay...
Các bạn nào có kinh nghiệm về mảng này không?

Trên lý thuyết thì KH vi phạm HDTD, chậm trả gốc hay lãi 1 thời gian , NH nhắc nhở nhưng ko thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì chúng ta bắt đầu thủ tục xử lý TSBD.

Bên mình thì thực hiện các bước
- Gửi thông báo xử lý TS đến KH, chủ TS, phường xã, VP đăng ký đất và nhà
- Làm việc với phường xã bàn giao TS và xác định mốc giới
- Bán tài sản ..

Nhưng thủ tục mình thấy khá mất thời gian. Hiệu quả xử lý ko cao
Không biết bên các bạn xử lý 1 TS có nhanh ko?
Có bên nào có chủ trương biến tài sản thành vốn góp ko ^^
 
Bên mình có nhân viên xử lý nợ riêng và AMC riêng, nên chả biết nó làm gì với đống nợ đó, mình chỉ làm Sale nên nghiệp vụ liên quan xử lý nợ mình củ chuối lắm. cần các bác vào chỉ giáo ạ!
PS: tốt nhất là thực tế đã xảy ra khi xử lý tsđb
 
Khách hàng hợp tác --> Để khách hàng tự bán --> Không bán được, lập biên bản bàn giao tài sản --> Đưa ra trung tâm đấu giá --> Thông báo về địa phương, công khai trên báo --> Tổ chức đấu giá.

Khách hàng không hợp tác --> Lập thông báo về khách hàng, thông báo về địa phương --> Tiếp tục không hợp tác --> Khởi kiện ra tòa --> Hên xui.
 
Về chủ trương biến tài sản thành vốn góp, tức là ý bạn biến thành vốn góp của Ngân hàng? Theo tớ thì khó và hiện nay theo như tớ được biết thì chưa có qui định nào cho phép làm như vậy. Theo qui định hiện hành, NGân hàng có thể sang tên tài sản đấy để thành tài sản của Ngân hàng thay cho nghĩa vụ trả nợ bằng thỏa thuận giữa bên chủ sở hữu tài sản và Ngân hàng. Thực tế đã có nhiều Ngân hàng làm như thế, nhưng đa phần tài sản trong trường hợp này phải là QSD đất ở vị trí đẹp phù hợp với Ngân hàng nhận để làm trụ sở.
 
Về chủ trương biến tài sản thành vốn góp, tức là ý bạn biến thành vốn góp của Ngân hàng? Theo tớ thì khó và hiện nay theo như tớ được biết thì chưa có qui định nào cho phép làm như vậy. Theo qui định hiện hành, NGân hàng có thể sang tên tài sản đấy để thành tài sản của Ngân hàng thay cho nghĩa vụ trả nợ bằng thỏa thuận giữa bên chủ sở hữu tài sản và Ngân hàng. Thực tế đã có nhiều Ngân hàng làm như thế, nhưng đa phần tài sản trong trường hợp này phải là QSD đất ở vị trí đẹp phù hợp với Ngân hàng nhận để làm trụ sở.

theo mình nhớ không lầm thì ngân hàng có thể trở thành cổ đông của doanh nghiệp, tuy nhiên các ngân hàng không được góp quá 11% (số này mình ko nhớ chính xác lắm) vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận góp vốn (điều 129 Luật các tổ chức tín dụng). Hơn nữa việc ngân hàng góp vốn vào doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cũng không cao vì 1 là với 11% cổ phần, Ngân hàng khó có thể đề cử người vào HDQT và 2 là ngân hàng cũng khó có kinh nghiệm trong việc quản lí các doanh nghiệp khác ngành, chưa kể đến việc NH cũng bị hạn chế quyền hạn bởi luật các tổ chức tín dụng 2010.
Đó là chưa kể đến việc nợ của DN nhiều hơn vốn điều lệ thì NH dính vào thì ... :(
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên