Vướng mắc trong việc phân tích HTK của các Công ty TM Dược Phẩm

vohoangchuong2006

Verified Banker
Các anh chị ơi, giúp em cái này với:

Hiện tại em đang làm tờ trình cho một Công ty TM Dược Phẩm. Mọi thứ sẽ suôn sẻ nếu như HTK của Công ty này không có quá nhiều mặt hàng, hàng trăm hàng nghìn mặt hàng về thuốc. Trong tờ trình của NH em lại yêu cầu phải liệt kê các loại hàng hóa tồn kho, Đầu kỳ, Xuất nhập trong kỳ, cuối kỳ và Giá HTK bình quân.

Trong trường hợp này em chỉ có thể đánh giá chung chung HTK qua các chỉ số Vòng quay, HTK/TTS, HTK/Giá vốn.... Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì sẽ không thấy được biến động HTK của Công ty, các mặt hàng thay đổi thế nào, mặt hàng nào bán chậm, mặt hàng nào bán nhanh....

Các anh chị chỉ giúp em các giải quyết vấn đề này nhé. Phân tích theo kiểu nào thì ổn thỏa đây?

Thanks các anh chị.
 
Theo mình việc phân tích HTK của DN dược phẩm như vohoangchuong2006 có hỏi thì việc yêu cầu DN cung cấp khoản mục chi tiết HTK trên BCTC là rất cần thiết. Tuy nhiên khi phân tích bạn cần để ý rằng: Đâu là mặt hàng chiếm tỷ trong DT nhiều nhất trong các mặt hàng KD của DN (thông qua phỏng vấn để mình nắm thị trường tiêu thụ của sản phẩm này, tìm hiểu trên web để biết thêm thông tin của chính sách nhà nước đối với sản phẩm,...). Do DN này kinh doanh nhiều sản phẩm nên nếu không xem xét chi tiết mặt hàng KD chính của DN sẽ dễ bỏ qua yếu tố thời điểm, nhu cầu người sử dụng (ví dụ như thời điểm dịch cúm A bùng phát mạnh - DN nhập về rất nhiều thuốc phòng cúm nhưng sau 3 tháng bị dập tắt - sản phẩm đắp chiếu)
 
Theo mình việc phân tích HTK của DN dược phẩm như vohoangchuong2006 có hỏi thì việc yêu cầu DN cung cấp khoản mục chi tiết HTK trên BCTC là rất cần thiết. Tuy nhiên khi phân tích bạn cần để ý rằng: Đâu là mặt hàng chiếm tỷ trong DT nhiều nhất trong các mặt hàng KD của DN (thông qua phỏng vấn để mình nắm thị trường tiêu thụ của sản phẩm này, tìm hiểu trên web để biết thêm thông tin của chính sách nhà nước đối với sản phẩm,...). Do DN này kinh doanh nhiều sản phẩm nên nếu không xem xét chi tiết mặt hàng KD chính của DN sẽ dễ bỏ qua yếu tố thời điểm, nhu cầu người sử dụng (ví dụ như thời điểm dịch cúm A bùng phát mạnh - DN nhập về rất nhiều thuốc phòng cúm nhưng sau 3 tháng bị dập tắt - sản phẩm đắp chiếu)

Cám ơn bạn ducmsb đã cho ý kiến!

Bạn làm bên MSB ah?

Mình trả lại với vấn đề HTK của Công ty dược phẩm. Thật ra mình cũng hỏi ý kiến từ các anh chị, đa phần đều nói ra sẽ phân tích HTK dựa trên 1 mặt hàng nào đó chíêm tỷ trọng lớn nhất thông qua việc phỏng vấn KH. Tuy nhiên, phỏng vấn KH và số liệu thể hiện trên BC HTK có lẽ sẽ chênh lệch đáng kể (ít nhất là trong trường hợp của mình).

Thế này, Công ty Dươc này có hàng nghìn mặt hàng, trích lọc ra những mặt hàng có DT cao thì cũng lên đến gần trăm mặt hàng có DT cao tương đương nhau. KH thì nói loại này loại nọ là cao nhất nhưng trên BC còn có nhiều cái tương đương như vậy. Mà để hiểu những loại mặt hàng này có đặc thù chữa bênh gì thì ôi thôi pó tay --> làm sao phân tích thời điểm :(

Có thể mọi người chưa có đủ thông tin do mình cung cấp nên chưa đưa ra nhiều cách tham khảo. Công ty này có 1 chuỗi cửa hàng bán lẻ đồng thời là nơi phân phối thuốc cho toàn quốc. Nên cách mình áp dụng là phân tích tồn kho đầu kỳ, xuất nhập trong kỳ và cuối kỳ của từng cửa hàng này. Hix, dĩ nhiên là ko đưa ra cụ thể 1 mặt hàng nào mà chỉ đưa giá trị chung chung thôi. Mình làm theo cách này để thấy được khả năng luân chuyển chung cho tất cả các mặt hàng --> đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Dĩ nhiên là có những hạn chế của nó vì sẽ ko thể thấy mặt hàng nào bán chậm hay nhanh.

Giờ thì đã mang đi trình đợi phòng ban khác cho ý kiến thôi.
 
Sao không thấy ai nhắc đến việc phân tích HTK thời điểm, số liệu cao hay thấp, có bất thường hay không còn phải xét đến yếu tố kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới nhỉ? ( đã trúng thầu cung cấp thuốc cho 1 bệnh viện lớn nào đó nhưng chưa thực hiện nên đã nhập sẵn một lượng hàng khiến hàng tồn tăng đột biến, sau khi kết thúc lại giảm đột biến, một chương trình cấp thuốc cho người dân....). Kênh phân phối của khách hàng là gì? các bệnh viện ( lớn hay nhỏ, trung ương hay địa phương?, việc trúng thầu cung cấp cả năm hay chỉ theo gói), có cung cấp cho hệ thống nhà thuốc không? quy mô các nhà thuốc này, trực tiếp hay gián tiếp?
Ngành y tế rất ít nhưng không thể không nói là không bị ảnh hưởng bởi chính sách đầu tư công ( tăng thì tốt, nhưng giảm thì sẽ ảnh hưởng ít hoặc nhiều) của chính phủ. Một số bệnh viện hiện nay nhà nước giao cho tự thu tự chi, vậy các loại thuốc kinh doanh của doanh nghiệp giá cả như thế nào, chất lượng ra sao. Đánh giá vị thế đó, từ đó đánh giá được tính khả mại của hàng tồn kho là cao hay thấp, như vậy mới đánh giá được với lượng hàng tồn như thế, doanh nghiệp có bị áp lực giải phóng hàng tồn kho hay không? Thời hạn sử dụng bình quân của các mặt hàng này, hệ thống kho của doanh nghiệp có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngành hay không ( GPP....) từ đó đánh giá được khả năng chất lượng hàng tồn kho như thế nào.....và nhiều nhiều nữa.
P/S: mình làm hồ sơ công ty dược không nhiều những theo mình nghĩ là vậy. Mong góp ý.
 
" vòng quay phải trả giảm --> số ngày phải trả tăng --> doanh nghiệp đang được chiếm dụng vốn nhiều hớn là chính xác"

Hi, hi, mình có một quan điểm thế này: việc số ngày phải trả tăng cần phải phân tích kỹ xem nguyên nhân là từ đâu, chứ không phải lúc nào cũng phân tích là doanh nghiệp " được" chiếm dụng vốn ( ví dụ nhé: hàng tồn kho trong kỳ giảm, khoản phải thu của công ty tăng ( do tình hình khó khăn phải đẩy hàng bằng mọi giá) công ty ít nhập hàng hơn trước nhưng khoản phải trả tăng --> áp lực thanh toán cao , nếu nguồn vốn vay ngân hàng bị thắt chặt ( hết hạn mức).....thì do doanh nghiệp "không có khả năng trả" chứ không phải " được" chiếm dụng vốn.
Vài lời chia sẻ.Thân!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,542
Thành viên mới nhất
combat84merch
Back
Bên trên