Vì sao lại không cho ngân hàng thương mại phá sản?

nếu nhà nước không để ngân hàng phá sản thì cần có biện pháp kiểm soát hoạt động sáp nhập của ngân hàng, không thể để ngân hàng tùy ý sáp nhập được việc sáp nhập phải có chọn lọc, tránh trường hợp các ngân hàng yếu kém sáp nhập lại với nhau, cuối cùng lại chẳng cải thiện được chút nào
 
Bài viết rất hay.Nó nói lên cái thực trạng hiện nay của các ngân hàng thương mại Việt Nam.Tại sao trong luật đã quy định như vậy,thì nhiệm vụ là phải thực hiện chứ,đâu thể nào chỉ có mấy chục ngân hàng mà bỏ mấy chục nghìn doanh nghiệp đang điêu đứng,lo cứu ngân hàng,tại sao không cứu doanh nghiệp trước,doanh nghiệp được cứu,kinh doanh có lời thì mới trả tiền cho ngân hàng được chứ,sao đó là vay tiền tiếp mở rộng kinh doanh...cái này ai cũng thừa biết hay là có "Lợi ích nhóm trong ngân hàng"....không ai như Việt Nam cái gì cũng nhà nước,nhà nước.
 
Thanks Thaonh vì câu trả lời rất đúng. Ngoài ra bài báo nói trên không nêu & trả lời được câu hỏi "tại sao phải phá sản, phá sản để làm gì" - Chúng nó làm ăn yếu kém ư? Vẫn còn 1 cách khác là xui mấy chú khỏe mạnh khấm khá đứng ra mua lại theo kiểu "lá lành đùm lá rách". Chừng nào cách đó vô hiệu thì tính sau. Giờ mà phá sản, hậu quả chưa lường được, người bảo nguy hại người lại bảo không sao, còn cãi nhau chán. Hơn nữa cái ngành này trước nay làm ăn được, theo báo chí là các "nhóm lợi ích" tham gia, đã gọi là "nhóm lợi ích" chẳng lẽ họ không đủ khôn ngoan để tìm cách đảm bảo lợi ích của mình? Cứ đợi đấy bao giờ hết lợi ích thì mới phá sản nhá :D
Nếu nền kinh tế đó phát triễn thì nói theo như anh là đúng như sáp nhập các ngân hàng mạnh với các ngân hàng yếu vì nó còn giúp cho các ngân hàng mạnh phát triển mở rộng thêm(nhg nền kinh tế phát triển thì có xuất hiện ngân hàng yếu ko).Nhưng thử hỏi nền kinh tế bây giờ như thế nào nó đang trì trệ vậy rất khó trong việc phát triển có khả năng kéo theo ngần hàng mạnh xấu thêm nửa.
Theo em nghỉ phá sản thì đúng là nó sẻ dây dưa theo nhìu thứ phức tạp.Nhưng cứ bảo kê nó hoài thì mình mạnh củng sẻ thành yếu. chưa kể nó ỷ ỉ ì ạch lại càng thêm ì ạch.Giống như giờ nhà nước nói ko cho ngân hàng nào phá sản thì các ngân hàng yếu kém lấy cái đó làm niềm vui nửa là.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Hi Hoalong8991: bạn nói đúng mà. Bảo kê nhiều thì mạnh sẽ thành yếu, ì ạch càng thêm ì ạch. Nhưng điều đó đâu phải chỉ diễn ra trong ngành ngân hàng? Có những tập đoàn còn to gấp 10 ngân hàng ì ạch mà vẫn được bảo kê đấy thôi? Và sự thực là nền kinh tế đang ốm yếu trong 2 năm nay, cái đó ai cũng nhìn thấy rõ ràng được: nhìn vào đời sống hàng ngày, nhìn vào các trang báo.

Mình nói phía trên ko phải với quan điểm support việc "bảo kê" hay thích thú gì với điều đó. Mình chỉ nêu thực tế đang diễn ra tại VN, với 1 giọng đùa cợt thế thôi :D Còn bản thân các bank trong hoàn cảnh khó khăn này, cũng đang tự vận động để tồn tại, nhất là nhóm cổ phần local - dù biết sẽ ko phá sản (theo kiểu sụp đổ - ko phải bị thôn tính), nhưng cũng có bank nào muốn dẫm chân vào con đường đi tới những kết cục đó đâu?
 
Theo mình nghĩ: Cho phá sản theo bài viết này chắc loạn lâu rồi!? Tại sao phải làm như bài viết này khi còn cách khác ổn hơn!
Những tuyên bố: Không để cho ngân hàng nào phá sản cũng là lời nói trong những hoàn cảnh rất khó khăn! Mang đầy tính thời sự, tuyên truyền củng cố tinh thần cho dân chúng, tổ chức,... là phần nhiều! Tránh tâm lí hoang mang dây chuyền,...nếu xảy ra thì sao đỡ nổi!
(nhưng nếu đến lúc đỡ nổi thì NN cũng cho hà, dù trước đó nói thế nào cũng kệ!)
Mới có vụ của Bầu Kiên thôi mà NHNN đã phải lên tivi nói quá chừng, tivi thì phát đi phát lại với nhiều kênh với ý nghĩa là: không có gì đâu bà con đừng lo mà rút tiền, không để ngân hàng nào phá sản đâu!
Ngân viên ngân hàng thì thuyết phục khô cả cổ, hẹn vài ngày tới mới trả, mời vào những phòng riêng để thuyết phục, sổ mở ở đâu thì về chỗ ấy giao dịch, ngay cả các anh em bảo vệ, chị em phục vụ dọn dẹp, trà nước cũng phải hoạt động hơn hẳn ngày thường, nước thì được phục vụ, mời bằng nhiều chai nhỏ dùng cho tiện ở nhiều PGD, CN (thường thì tới chỗ bình nóng lạnh mới có nước uống và cũng ko mời)...

Dù vậy mà NHNN đã phải dùng xe tải để chuyển tiền mặt trong ngày đầu tiên là 5000 tỷ, tổng cộng NHNN đã phải tiếp 16000 tỷ! HT ATM của ACB bị đứng 1 thời gian không rút tiền được,...

Mà đã cho phá sản rồi chứ sao không bạn!? Thương hiệu Habubank hơn 20 năm tồn tại, nay còn đâu!? :-((
Ngoài ra còn có nh Tín Nghĩa, Đệ Nhất nữa, cũng còn đâu !? :-(
(nghe đâu nh Đệ Nhất đang tính phục hưng ko biết thế nào, vì để xin dc 1 giấy phép nh ko dễ tí nào!)
Có điều nhà nước cho phá sản theo cách sáp nhập thì hay hơn!
À! Mà sao ko cho sáp nhập vào anh mạnh mà cho sáp nhập vào anh yếu nhỉ!? Dễ bị chết chùm lắm!
Còn 3 anh chung nhà mới SCB nghe đâu vì "dính" chéo nhau nhiều quá nên phải về ở chung nhà luôn!

Còn các anh DN của mình thì cũng ko nên hoàn toàn trách ngân hàng được! Trước nên trách các anh thuyền nhỏ mà cứ đòi đánh bắt xa bờ, tiền ít mà cứ đòi hít dầu thơm, tay không đòi bắt giặc, kinh doanh mà toàn nhờ vào vốn ngân hàng,...
Ngân hàng thì có vài chục cái thôi, còn DN thì tới vài chục ngàn cái, vài trăm ngàn cái nên NN chăm chút nh hơn cũng ko có gì là lạ!
Ngoài ra còn 1 số CS, lợi ích nhóm, hiệu quả đầu tư công,...cũng gây khó khăn cho nhiều DN,...

(Lâu lâu vô chém gió chút! kekeke)
Đúng vậy!
 
Nếu cho phá sản thì dễ quá rồi nhưng ảnh hưởng của nó thì đâu lường trước được. Nhưng chắc chắn khi ngân hàng phá sản thì dân chúng gửi tiền sẽ bị mất hết. Tới lúc đó cho dù có đem luật ra nói thì cũng chẳng ai nghe đâu, bị mất tiền thì ai cũng xót hết, mọi người sẽ giảm lòng tin vào Nhà nước. Tình hình kinh tế chẳng tiến triển, còn chính trị có lẽ tệ hơn nữa.
Nhưng giải pháp "sáp nhập" thay thế cho phá sản chỉ là tạm thời mà thôi. Cả 3 ngân hàng đều yếu, sáp nhập lại cũng chỉ là 3 thằng yếu đứng chung xuồng. Do đó cần phải đưa ra những giải pháp khác chứ không phải chỉ dừng lại ở sáp nhập.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên