Có một câu nói vui rằng: “Ông trời tạo ra con người với hai tai và một miệng, để họ nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn”. Vờ như đó chỉ là một câu đùa.
Tuy nhiên những người giao tiếp thông minh hiểu rằng, việc lắng nghe là điều cốt lõi trong giao tiếp thường nhật. Và việc vận dụng thành thục kĩ năng này trong công sở sẽ đem lại cho bạn nhiều những thiện cảm hay thậm chí là cơ hội trước sếp và đồng nghiệp.
Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng
Lắng nghe là một kỹ năng đặc biệt quan trọng trong giao tiếp. Nếu việc nói giúp bạn dễ dàng nổi bật giữa đám đông, thì nghe lại khiến bạn tạo được niềm tin và trở thành nơi tâm sự cho người khác. Người biết lắng nghe càng lúc càng hiếm khi mà xã hội hiện nay luôn đòi hỏi bạn cần nổi bật trước nhà tuyển dụng để có một công việc hợp ý.
Đặc biệt trong công sở, môi trường làm việc với cơm, áo, gạo, tiền đầy phức tạp. Việc là “người lắng nghe” sẽ cho bạn nhiều lợi thế hơn việc hoạt ngôn.
Vừa là người lắng nghe, vừa là một nhân viên có thực lực và chăm chỉ. Bạn dễ dàng nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người (những ông sếp khó tính nhất hay những cô cậu đồng nghiệp khó nhằn).
Đừng trật đường ray giữa người biết lắng nghe và người trầm tính
Việc trở thành một người lắng nghe vô cùng khó. Và trên con đường đó, việc vô tình trở thành người trầm tính vô vị là điều dễ dàng xảy ra. Bạn lắng nghe không đồng nghĩa là bạn chỉ im lặng, vô hình và đáp lại người nói bằng vài ba cử chỉ hay thậm chí là không đáp lại.
Hay bạn trầm lặng đến mức, bạn chỉ đến công ty để hoàn thành công việc của mình, khép kín trong các mối quan hệ. Trong các buổi trò chuyện bạn không lên tiếng cũng không bao giờ đồng nghĩa với việc là bạn đang lắng nghe. Điều đó chỉ đang tố giác bạn sự thiếu quan tâm và ân cần trong cách giao tiếp. Nó không những không gây được thiện cảm cho người đối diện mà còn làm bạn mất điểm hoàn toàn.
Cách lắng nghe mà ai cũng hiểu sai
Mọi người thường cho rằng, hành động lắng nghe được thiết lập đồng thời với “miệng ngậm, đầu gật, đùi rung và vài ba âm thanh “ừm, ờm,…” xác nhận sự nghe của bạn”. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn không hiệu quả để bạn có thể lấy được sự tín nhiệm từ người khác. Hãy thức tỉnh vì phương pháp của bạn đang sai.
Vận dụng các giác quan của bạn
Ngôn ngữ hình thể là một phương pháp tuyệt vời trong giao tiếp và nó bao gồm mọi giác quan của bạn. Lắng nghe không chỉ là câu chuyện của đôi tai và sự hoạt động riêng rẻ đơn độc của nó. Mà là khi bạn nghe bằng tất cả những gì bạn có. Trong đó đặc trưng nhất là nghe bằng “tai”, “mắt”, “miệng” và “hướng của cơ thể”.
Tai
Đúng như chức năng của nó. Hãy chắc rằng bạn không bỏ qua các phần quan trọng của câu chuyện. Việc lắng nghe người khác cẩn thận thể hiện bạn đang tôn trọng người nói. Khi chú ý lắng nghe cẩn thận bạn sẽ cảm thấy sự đồng cảm và giúp bạn dành được lòng tin của người khác. Và bằng cách này, bạn có thể cùng họ giải quyết được vấn đề. Hãy nghĩ rằng câu chuyện mà bạn đang được người khác chia sẻ nó vô cùng quan trọng với bản thân mình, nếu để lọt bất kỳ một chi tiết nào cũng có thể khiến bạn thấy hối tiếc. Như vậy chắc chắn bạn sẽ lắng nghe câu chuyện một cách cẩn thận hơn.
Mắt
Mắt là cửa sổ tâm hồn. Vì thế, việc sử dụng đôi mắt để “nghe” là phương cách tuyệt vời để truyền đạt cảm xúc và sự quan tâm của bạn cho người nói. Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của người nói như: nét mặt, tình trạng đổ mồ hôi, tốc độ thở, cử chỉ, dáng điệu,… Và nhấn nhá câu chuyện bằng việc “chạm mắt nhau” thay vì lảng tránh ánh mắt của người nói.
Miệng
Người nghe tốt không phải là người chỉ biết im lặng mà là khi bạn biết đặt những câu hỏi đúng và có khả năng thúc đẩy, phát triển câu chuyện, tạo hứng khởi cho đối phương. Lưu ý rằng, hãy đặt những câu hỏi mang tính xây dựng và tránh việc đưa ra những thắc mắc “vô duyên”. Tạo ra cuộc đối thoại hai chiều sẽ khiến cuộc nói chuyện trở nên sinh động hơn.
Những hành động trên giúp người nói cảm thấy tốt hơn do nhận được những hỗ trợ tích cực sau khi trao đổi. Điều đó giúp người nói cảm thấy mình được phát triển hơn, thích thú hơn.
Hướng của cơ thể
Hướng của cơ thể cũng là điều bạn cần lưu ý. Hãy chắc rằng bạn đang hướng về người nói với vòng tay rộng mở đại diện cho sự đón nhận thông tin. Một cái đầu đúng hướng cũng đảm bảo tốt chất lượng nghe hay vận dụng mắt hoàn hảo. Ngoài ra nó còn thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho người nói.
Không làm lạc đề
Như đã đề cập ở trên, người nghe khôn ngoan sẽ đặt những câu hỏi “đúng chủ đề” nhằm xây dựng câu chuyện. Tuy nhiên, họ cần bày tỏ ý tưởng của mình liên quan mật thiết với nội dung câu chuyện. Không bao giờ để những suy nghĩ, các vấn đề của bản thân trở thành chủ đề chính của buổi nói chuyện, và cướp mất diễn đàn của người nói.
Tạo không gian thoải mái
Dẹp bỏ mọi thứ gây phiền nhiễu như điện thoại, laptop để tập trung chú ý vào người khác và thiết lập giao tiếp bằng mắt. Ngoài ra bạn cần tạo ra một môi trường an toàn, điều này sẽ giúp người nói tự do để bày tỏ một cách cởi mở. Lại một lần nữa nếu không vận dụng tốt những câu hỏi và phản hồi bản thân, bạn sẽ tạo nên sự phòng thủ của đối phương đối với những quan điểm khác biệt từ bạn, một không khí cạnh tranh sẽ làm bạn thất bại hoàn toàn.
Kiên nhẫn
Kiên nhẫn dường như là yếu tố tiên quyết trong mọi vấn đề chứ không chỉ là giao tiếp hay sự lắng nghe. Người nóng vội, thiếu kiên nhẫn sẽ không thể giằn được sự vội vã của mình là lắng nghe người khác.
Nếu đó là chủ đề bạn không quan tâm thì cũng hãy cư xử lịch sự bằng những cái gật đầu hoặc nói: “Tôi hiểu những gì bạn đang suy nghĩ” hoặc “bạn hãy chia sẻ với tôi tất cả những gì bạn đang băn khoăn, tôi sẵn sàng lắng nghe bạn”
…
Hãy đảm bảo yếu tố bí mật
Các câu chuyện, sự chia sẻ từ một người có thể có hoặc không bắt buộc yếu tố bí mật. Tuy nhiên hãy chắc rằng bạn có thể giữ được nội dung câu chuyện kể cả khi người nói không yêu cầu. Nếu câu chuyện bí tiết lộ, ít nhiều người nói cũng sẽ không hài lòng về bạn, và vì vậy họ sẽ không bao giờ tin tưởng để chia sẻ với bạn thêm lần nào nữa. Đồng nghĩa, bạn fail.
Vận dụng trong công sở
Trong công sở, lắng nghe giúp bạn chiếm được lòng tin từ đồng nghiệp hay thậm chí là sếp, và như vậy, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ cho bạn những thứ xung quanh công việc và cuộc sống. Không ít thì nhiều những câu chuyện đó cho bạn cái nhìn thực tế hơn hay những bài học tuyệt vời của kinh nghiệm.
“Hóng” những tin tức nóng hổi khiến bạn không chậm lại so với nhịp đập chung.
Hãy nhớ rằng, lắng nghe là kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống, nó giúp bạn học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích và trở thành nơi đáng tin cậy để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình. Cùng ghi điểm bằng phương pháp nào!
Tuy nhiên những người giao tiếp thông minh hiểu rằng, việc lắng nghe là điều cốt lõi trong giao tiếp thường nhật. Và việc vận dụng thành thục kĩ năng này trong công sở sẽ đem lại cho bạn nhiều những thiện cảm hay thậm chí là cơ hội trước sếp và đồng nghiệp.
Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng
Lắng nghe là một kỹ năng đặc biệt quan trọng trong giao tiếp. Nếu việc nói giúp bạn dễ dàng nổi bật giữa đám đông, thì nghe lại khiến bạn tạo được niềm tin và trở thành nơi tâm sự cho người khác. Người biết lắng nghe càng lúc càng hiếm khi mà xã hội hiện nay luôn đòi hỏi bạn cần nổi bật trước nhà tuyển dụng để có một công việc hợp ý.
Đặc biệt trong công sở, môi trường làm việc với cơm, áo, gạo, tiền đầy phức tạp. Việc là “người lắng nghe” sẽ cho bạn nhiều lợi thế hơn việc hoạt ngôn.
Vừa là người lắng nghe, vừa là một nhân viên có thực lực và chăm chỉ. Bạn dễ dàng nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người (những ông sếp khó tính nhất hay những cô cậu đồng nghiệp khó nhằn).
Đừng trật đường ray giữa người biết lắng nghe và người trầm tính
Việc trở thành một người lắng nghe vô cùng khó. Và trên con đường đó, việc vô tình trở thành người trầm tính vô vị là điều dễ dàng xảy ra. Bạn lắng nghe không đồng nghĩa là bạn chỉ im lặng, vô hình và đáp lại người nói bằng vài ba cử chỉ hay thậm chí là không đáp lại.
Hay bạn trầm lặng đến mức, bạn chỉ đến công ty để hoàn thành công việc của mình, khép kín trong các mối quan hệ. Trong các buổi trò chuyện bạn không lên tiếng cũng không bao giờ đồng nghĩa với việc là bạn đang lắng nghe. Điều đó chỉ đang tố giác bạn sự thiếu quan tâm và ân cần trong cách giao tiếp. Nó không những không gây được thiện cảm cho người đối diện mà còn làm bạn mất điểm hoàn toàn.
Cách lắng nghe mà ai cũng hiểu sai
Mọi người thường cho rằng, hành động lắng nghe được thiết lập đồng thời với “miệng ngậm, đầu gật, đùi rung và vài ba âm thanh “ừm, ờm,…” xác nhận sự nghe của bạn”. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn không hiệu quả để bạn có thể lấy được sự tín nhiệm từ người khác. Hãy thức tỉnh vì phương pháp của bạn đang sai.
Vận dụng các giác quan của bạn
Ngôn ngữ hình thể là một phương pháp tuyệt vời trong giao tiếp và nó bao gồm mọi giác quan của bạn. Lắng nghe không chỉ là câu chuyện của đôi tai và sự hoạt động riêng rẻ đơn độc của nó. Mà là khi bạn nghe bằng tất cả những gì bạn có. Trong đó đặc trưng nhất là nghe bằng “tai”, “mắt”, “miệng” và “hướng của cơ thể”.
Tai
Đúng như chức năng của nó. Hãy chắc rằng bạn không bỏ qua các phần quan trọng của câu chuyện. Việc lắng nghe người khác cẩn thận thể hiện bạn đang tôn trọng người nói. Khi chú ý lắng nghe cẩn thận bạn sẽ cảm thấy sự đồng cảm và giúp bạn dành được lòng tin của người khác. Và bằng cách này, bạn có thể cùng họ giải quyết được vấn đề. Hãy nghĩ rằng câu chuyện mà bạn đang được người khác chia sẻ nó vô cùng quan trọng với bản thân mình, nếu để lọt bất kỳ một chi tiết nào cũng có thể khiến bạn thấy hối tiếc. Như vậy chắc chắn bạn sẽ lắng nghe câu chuyện một cách cẩn thận hơn.
Mắt
Mắt là cửa sổ tâm hồn. Vì thế, việc sử dụng đôi mắt để “nghe” là phương cách tuyệt vời để truyền đạt cảm xúc và sự quan tâm của bạn cho người nói. Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của người nói như: nét mặt, tình trạng đổ mồ hôi, tốc độ thở, cử chỉ, dáng điệu,… Và nhấn nhá câu chuyện bằng việc “chạm mắt nhau” thay vì lảng tránh ánh mắt của người nói.
Miệng
Người nghe tốt không phải là người chỉ biết im lặng mà là khi bạn biết đặt những câu hỏi đúng và có khả năng thúc đẩy, phát triển câu chuyện, tạo hứng khởi cho đối phương. Lưu ý rằng, hãy đặt những câu hỏi mang tính xây dựng và tránh việc đưa ra những thắc mắc “vô duyên”. Tạo ra cuộc đối thoại hai chiều sẽ khiến cuộc nói chuyện trở nên sinh động hơn.
Những hành động trên giúp người nói cảm thấy tốt hơn do nhận được những hỗ trợ tích cực sau khi trao đổi. Điều đó giúp người nói cảm thấy mình được phát triển hơn, thích thú hơn.
Hướng của cơ thể
Hướng của cơ thể cũng là điều bạn cần lưu ý. Hãy chắc rằng bạn đang hướng về người nói với vòng tay rộng mở đại diện cho sự đón nhận thông tin. Một cái đầu đúng hướng cũng đảm bảo tốt chất lượng nghe hay vận dụng mắt hoàn hảo. Ngoài ra nó còn thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho người nói.
Không làm lạc đề
Như đã đề cập ở trên, người nghe khôn ngoan sẽ đặt những câu hỏi “đúng chủ đề” nhằm xây dựng câu chuyện. Tuy nhiên, họ cần bày tỏ ý tưởng của mình liên quan mật thiết với nội dung câu chuyện. Không bao giờ để những suy nghĩ, các vấn đề của bản thân trở thành chủ đề chính của buổi nói chuyện, và cướp mất diễn đàn của người nói.
Tạo không gian thoải mái
Dẹp bỏ mọi thứ gây phiền nhiễu như điện thoại, laptop để tập trung chú ý vào người khác và thiết lập giao tiếp bằng mắt. Ngoài ra bạn cần tạo ra một môi trường an toàn, điều này sẽ giúp người nói tự do để bày tỏ một cách cởi mở. Lại một lần nữa nếu không vận dụng tốt những câu hỏi và phản hồi bản thân, bạn sẽ tạo nên sự phòng thủ của đối phương đối với những quan điểm khác biệt từ bạn, một không khí cạnh tranh sẽ làm bạn thất bại hoàn toàn.
Kiên nhẫn
Kiên nhẫn dường như là yếu tố tiên quyết trong mọi vấn đề chứ không chỉ là giao tiếp hay sự lắng nghe. Người nóng vội, thiếu kiên nhẫn sẽ không thể giằn được sự vội vã của mình là lắng nghe người khác.
Nếu đó là chủ đề bạn không quan tâm thì cũng hãy cư xử lịch sự bằng những cái gật đầu hoặc nói: “Tôi hiểu những gì bạn đang suy nghĩ” hoặc “bạn hãy chia sẻ với tôi tất cả những gì bạn đang băn khoăn, tôi sẵn sàng lắng nghe bạn”
…
Hãy đảm bảo yếu tố bí mật
Các câu chuyện, sự chia sẻ từ một người có thể có hoặc không bắt buộc yếu tố bí mật. Tuy nhiên hãy chắc rằng bạn có thể giữ được nội dung câu chuyện kể cả khi người nói không yêu cầu. Nếu câu chuyện bí tiết lộ, ít nhiều người nói cũng sẽ không hài lòng về bạn, và vì vậy họ sẽ không bao giờ tin tưởng để chia sẻ với bạn thêm lần nào nữa. Đồng nghĩa, bạn fail.
Vận dụng trong công sở
Trong công sở, lắng nghe giúp bạn chiếm được lòng tin từ đồng nghiệp hay thậm chí là sếp, và như vậy, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ cho bạn những thứ xung quanh công việc và cuộc sống. Không ít thì nhiều những câu chuyện đó cho bạn cái nhìn thực tế hơn hay những bài học tuyệt vời của kinh nghiệm.
“Hóng” những tin tức nóng hổi khiến bạn không chậm lại so với nhịp đập chung.
Hãy nhớ rằng, lắng nghe là kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống, nó giúp bạn học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích và trở thành nơi đáng tin cậy để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình. Cùng ghi điểm bằng phương pháp nào!