Thảo luận về ưu điểm, hạn chế của quy trình tín dụng ở các ngân hàng

  • Bắt đầu Bắt đầu canary
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

canary

Thành viên
Mình đang tìm hiểu về quy trình cho vay của các Ngân hàng. Nhận thấy mặc dù trên nền tảng là các bước như mình học nhưng ở mỗi ngân hàng thì lại mang bản sắc khác nhau.
Ví dụ:
Hôm nay mình có tìm hiểu về MB thì thấy khá là đặc trưng.
- Quan hệ khách hàng chủ yếu lằ người tìm và gặp gỡ, trao đổi với khách hàng.
- Còn thẩm định thì có thẩm định tín dụng.
- Một bên chuyên giải quyết hồ sơ, thủ tục, giám sát khách hàng là hỗ trợ quan hệ khách hàng.
Trách nhiệm về khoản vay thì QHKH chịu khá lớn nhưng QHKH chỉ đánh giá KH ban đầu và lập báo cáo đánh giá KH, phần lớn thông tin về khoản vay và KH sau này lại do bên thẩm định và hỗ trợ tìm hiểu và thông tin lai cho QHKH. Mình nghĩ quy trình này đúng là mang tính chuyên môn hóa nhưng không bít trong thực tế thì QHKH và TĐTD, HTQHKH có gặp vấn đề gì không? QHKH quản lý món vay nhưng lại không trực tiếp tìm hiểu thông tin mà nhận qua đồng nghiệp của mình. Sự chuyên môn hóa này có thực sự hiệu quả. Các anh/ chị và các bạn có nhiều kinh nghiệm thực tế thì chia sẻ giúp mình biết với. Cảm ơn mọi người nhiều nhiều^^
 
chào bạn, trước đây mình cũng có băn khoăn câu hỏi khi muốn làm ở ngân hàng bên mảng tín dụng, nhưng thấy có quá nhiều phòng ban @.@nên mình có hỏi về cái này một lần rồi .
mình nói nôm na như thế này nhé :
QHKH : là tìm khách hàng về cho ngân hàng, khi tìm về thì phải giới thiệu khách hàng đó ntn để ngân hàng biết ( biết = thông qua các giấy tờ, thủ tục ban đầu)
TDTD : ngân hàng biết nhưng không biết thực hư anh khách hàng này làm ăn ntn ==> thẩm định==> đánh giá khách quan nhất và báo cho anh QHKH để anh ý quyết vay/k vay .
HTTD : mang đúng tên của nó , hỗ trợ cho phòng tín dụng như là giải ngân , thu hồi nợ ...làm những việc hỗ trợ cho phòng tín dụng.

trong thực tế thì ba cái anh này gắn bó với nhau, và đi song song với nhau và có hiệu quả.
vì : một anh không thể ôm đồm hết tất cả mọi việc được. Nhìn trên lý thuyết thì quy trinh tương đối đơn giản nhưng thực tế rất phức tạp và mất thời gian ( đặc biệt với khâu thẩm định )==> chuyên môn hóa để nâng cao năng suất, QHKH cứ tìm nhiều mối làm ăn cho ngân hàng, còn lại thì có anh TDTD lo thẩm định.
thứ hai : đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong nghiệp vụ .Nếu cùng một anh làm thì không khách quan cho lắm .do đó, đó là lý do mà "QHKH quản lý món vay nhưng lại không trực tiếp tìm hiểu thông tin mà nhận qua đồng nghiệp của mình " ==> cái này là đưa cho người khác tìm hiểu vì TDTD chuyên môn hơn QHKH, nhưng khi nhận lại hồ sơ thì QHKH cũng phải đủ năng lực để hiểu những gì người ta cung câp ==> cho vay/k cho vay.

tuy nhiên, cũng có phần hạn chế , đó là đôi khi làm mất khách hàng mà mặc dù QHKH biết chắc rằng khách hàng này tiềm năng+ có khả năng trả nợ ==> cho vay được. Nhưng do phòng thẩm định "lề mề" ( do yêu cầu của quy trình thẩm định và nặng về giấy tờ ) ==> mất tính kịp thời .

đây là ý kiến của mình.
chúc bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
p/s : MB không có phòng tái thẩm định àh bạn vì mình thấy bạn không có nêu phòng tái thẩm định . Phòng này cũng quan trọng lắm ^^
 
Tại mình băn khoăn là khi thẩm định khách hàng thì việc đánh giá khách hàng qua tiếp xúc, để có những cái đánh giá trực quan về khách hàng cũng rất quan trọng. Nhưng nếu theo mình được biết thì TĐTD không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Liệu kết quả thẩm định có thực sự sát thực tế? Hoặc nếu TĐTD phát hiện ra vấn đề thì QHKH cũng là người nhận thông tin từ TĐ, không phải người thẩm định trực tiếp. Mình chưa có kinh nghiệm thực tế nên đây chỉ là băn khoăn của bản thân thui. Nếu bạn có kinh nghiệm thực tế ở một NH khác thì có thể chia sẻ cho mình được không?
 
chào bạn ^^
mình thấy bạn khá mơ hồ về ranh giới chức năng giữa các phòng ban ^^ nếu như bảo bạn xem lại chức năng thì có lẽ càng mơ hồ hơn (vì lý thuyết rất nhiều )
Khi vào trong thực tế thì "khi thẩm định khách hàng thì việc đánh giá khách hàng qua tiếp xúc" ==> đúng nhưng chưa đủ , tiếp xúc với ai mới quan trọng ^^
không phải là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng .
khi khách hàng tới ngân hàng mình vay vốn thì khách hàng là người cần vốn , và muốn vay với mức cao nhất .
Thẩm định độc lập với khách hàng bởi không sẽ bị các yếu tố tác động ( đút lót, xin xỏ nâng giá trị tài sản đảm bảo, nâng chất lượng thẩm định lên để khách hàng có điểm đánh giá cao => hạn mức cho vay sẽ nâng lên )
mình nói ví dụ cho dễ hiểu , bạn không hiểu nữa thì bạn đi thực tập nhớ quan sát kĩ mấy anh chị ý làm mà ngộ đạo, chứ mình chịu :((
Giả sử bạn là anh thẩm định nhé , bạn làm ở ngân hàng ABC, mình là khách hàng .
mình tới ABC gặp QHKH xin vay vốn :D mình kể lể này nọ,abc..xyz mọi cách để có thể xin vay , anh QHKH bảo : ok về làm mấy giấy tờ này để làm hồ sơ vay vốn.
Bây giờ , QHKH chuyển hồ sơ sang cho bạn, bảo bạn đi thẩm định mình, xem mình thực hư ntn , để mà cho vay.
Nếu, bạn đi thẩm định mà ra tiếp xúc với mình, hỏi mình : mày làm ăn thế nào ? thì tất nhiên mình sẽ nói " em làm tốt lắm "/ tài sản đảm bảo của mày chỉ được 8 tỷ thôi, mình xin xỏ, bảo " anh nâng cho em..." blabla ... đại loại kiểu đó .
bạn Thẩm định thông qua những cái gián tiếp nhưng liên quan trực tiếp tới mình, tức bên thứ 3 độc lập ( công ty kiểm toán đã kiểm toán cho mình, tài sản đảm bảo thì phải xem giấy tờ nhà đất ở sở nhà đất, ...) kiểu như vậy, như kiểu hỏi hàng xóm láng giềng về mình ý. Chứ bản thân mình tất nhiên sẽ nói tốt cho mình .
Nên như bạn nói "TĐTD không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Liệu kết quả thẩm định có thực sự sát thực tế" thì là hoàn toàn sát thực tế , nó dựa trên thực tế của người thẩm định, mang tính chất khách quan, chứ không chủ quan đi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng .
nói thế , nếu TDTD mà tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì anh QHKH còn hiểu rõ Khách hàng hơn , việc gì phải nhờ TDTD tiếp xúc hộ cho mất thời gian và tiền bạc.
Hầu hết các ngân hàng hiện giờ đều có mô hình như bạn nói, đôi khi có thêm phòng tái thẩm đinh. Bạn đã nghe " thẩm định trước và sau cho vay" chưa thì phòng tái thẩm định làm cái vế sau " thẩm định sau cho vay " để kiếm soát chặt chẽ hơn thôi , tình hình kinh tế bất ổn hoặc cho vay dài hạn hoặc do ảnh hưởng CNTT thì cần đánh giá lại khoản vay ý mà.
chúc bạn vui ^^
 
3 bộ phận QHKH,TĐTD,HTTD đều được phân quyền hoạt động với quy trình,nguyên tắc,trách nhiệm khác nhau được mỗi ngân hàng xây dựng có thể khác nhau dựa trên mức quản tri rủi ro trong cho vay của từng ngân hàng đề ra,nhưng giữa chúng luôn có quan hê liên kết hữu cơ với nhau.Tuy nhiên khái niệm QHKH là 1 khái niệm mới trong quan trị ngân hàng hiện đại chúng ta được biết đến trong quá trình học hỏi và chuyển giao các mô hình quản lý và kinh doanh ngân hàng trên thế giới mà NH chúng ta đang tiếp nhận .
QHKH với nhiệm vụ chính là thực hiện tiếp xúc KH đc coi là KH tiềm năng,ta có thể hiểu nôm na là bộ phận bán hàng nhưng được chuyên môn hóa chuyên môn hóa đặc biệt bởi nghành nghề kinh doanh đặc biệt
 
Các ngân hàng Việt Nam đang có xu thế chơi theo kiểu nước ngoài đặc trưng như ACB, MSB, Techcombank, . . . nhưng có điều áp dụng cứng ngắc, nên đôi khi không phù hợp với người Việt cho lắm.
Nhưng nói đúng ra là đang trên quá trình hoàn thiện phù hợp tập quán của người Việt, đem mô hình đó về vùng sâu vùng xa là bà con thấy ngân hàng hổng ai dám vô luôn! (có nhiều ý)
 
Quy trình ngân hàng bây giờ tách bạch nghe có vẻ khác xưa, chứ thực ra xét về con người thì vẫn như cũ hết.
QHKH, đi đầu, đòi hỏi trình độ tương đương thẩm định nhưng năng động, uyển chuyển và sở hữu kỹ năng sale tốt hơn thẩm định. Thẩm định là nghiệp vụ giỏi nhưng không hợp với kinh doanh nên lui về tuyến giữa. Còn sau cùng là anh hỗ trợ lo đủ giấy tờ định kỳ cho đẹp sổ sách :))
 
Mình cũng mới đi làm thui, nhưng theo bạn bè mình kể thì Thẩm định sau khi nhận hồ sơ thì vẫn đi trực tiếp gặp KH (nếu họ thấy cần và thường QHKH cũng đi cùng). Sau một thời gian làm việc, QHKH cũng biết " gu" của bên thẩm định, và bản thân QHKH cũng có kiến thức chuyên môn tốt --> nhận định đc KH --> Khả năng hồ sơ đem về đc chấp nhận nhiều hơn, hứa hẹn với KH cũng có cơ sở hơn
 
Nói chung thằng QHKH khi nhận hồ sơ khách hàng cũng phải liếc sơ qua trước coi đẹp, xấu thế nào...chỉ có điều nó không phải làm tờ trình dài mười mấy trang, mà chỉ làm vài trang đề xuất rồi chuyển sang thẩm định...rồi nó lại đi kiếm khách hàng...giống như công ty sản xuất, đứa sản xuất ra hàng, và đứa đi bán hàng...
 
Back
Bên trên