[Thảo luận] Một số tình huống thực tế về TÀI SẢN ĐẢM BẢO

  • Bắt đầu Bắt đầu cocghe266
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

cocghe266

Administrator
Câu 1: Ông Lê Hùng sở hữu một ngôi nhà 5 tầng tại quận Ba Đình- Hà nội, có giá trị khoảng 7 tỷ đồng. Ông sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay 1,7 tỷ đồng tại NHNNo&PTNT Việt Nam và 1,5 tỷ đồng tại Techcombank. Khoản vay 1,7 tỷ tại NHNNo&PTNT Việt Nam đến hạn vào ngày 30/11/2010. Đến ngày 30/11/2010 ông Hùng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ với NHNNo&PTNT Việt Nam, còn khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank sẽ đến hạn vào ngày 30/04/2011. Vậy khi NHNNo&PTNT Việt Nam xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank có được coi là đến hạn không và Techcombank có được tham gia xử lý tài sản thế chấp đó không?
Câu 2: Ông A được phép xd nhà ở 4 tầng, nhưng xây đến tầng thứ 2 đã làm cho nhà ông B bên cạnh bị lún, nứt. Ông B yêu cầu ông A khắc phục và ngừng ngay việc thi công tiếp vì có nguy cơ tiếp tục gây ra thiệt hại cho mình. Ông A cho rằng ông được cấp phép xây dựng nhà ở 4 tầng nên ông có quyền xây dựng và tiếp tục xây. Sau khi xây xong, ông A sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay vốn tại Ngân hàng thương mại X. Sau khi xem xét đề nghị của ông A, NHTM X chấp nhận ngôi nhà đó làm tài sản thế chấp cho khoản vay của ông A tại ngân hàng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc nhận ngôi nhà của ông A như trên đảm bảo đảm cho khoản vay của NHTM X có đúng không?
Câu 3: Ông A cầm cố tài sản đi vay tại NHTM B mà đến hạn ông A không thực hiện được nghĩa vụ và trong hợp đồng bảo đảm không có thỏa thuận về cách thức xử lý tài sản cầm cố. NHTM B cho rằng tài sản cầm cố đó đương nhiên thuộc về mình, NHTM B có toàn quyền trong việc xử lý tài sản cầm cố đó. Quan điểm đó của NHTM B có đúng với quy định hiện hành không?
Câu 4: Ông B có nhu cầu vay vốn tại NHTM X, tài sản thế chấp là ngôi nhà ở đang cho thuê thuộc sở hữu của ông. Vậy hàng tháng NHTM có được thu tiền thuê nhà không?
Câu 5: Ông Nguyễn văn A thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại NHTM X để vay 100 triệu đồng. Đến hạn ông A không trả nợ cho NHTM X và bị ngân hàng phát mại tài sản bằng cách mang bán đấu giá để thu hồi nợ. Trên mảnh đất đó lại có ngôi nhà mái bằng, 1 tầng, không ghi là tài sản thế chấp. NHTM X cho rằng khi thế chấp quyền sử dụng đất không cần phải thỏa thuận thế chấp về nhà vì nhà phải theo đất. Vậy quan điểm của NHTM X trong trường hợp trên là đúng hay sai?
Câu 6: Ông Thắng và ông Hoàng cùng bảo lãnh cho ông Tâm vay 300 triệu đồng tại ngân hàng ABC. Ông Thắng và ông Hoàng không có thỏa thuận về các phần bảo lãnh độc lập. Đến hạn trả nợ cho NH ABC, ông Tâm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, NH ABC yêu cầu ông Hoàng trả nợ toàn bộ số tiền gốc và lãi. Ngân hàng ABC thực hiện như vậy có đúng không?
Câu 7: Ông Trần Đức đề nghị sử dụng căn hộ chung cư làm tài sản thế chấp để vay tiền tại ngân hàng Techcombank để mua sắm đồ dùng gia đình. Căn hộ được ngân hàng định giá là 3 tỷ. Ông Đức đề nghị sử dụng căn hộ trên đề vay tại Techcombank 0,8 tỷ đồng. Sau đó, do có nhu cầu mua xe ôtô, ông Đức tiếp tục dùng căn hộ trên để vay Vietcombank 0,5 tỷ đồng.
Yêu cầu trên của ông Đức có thể được Techcombank và Vietcombank đáp ứng không? Theo luật pháp Việt Nam hiện nay, các ngân hàng có thể gặp rủi ro pháp lý gì khi khách hàng dùng một tài sản để bảo đảm để thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng?

Các bạn tích cực cho ý kiến nhé:)
 
Câu 1: Ông Lê Hùng sở hữu một ngôi nhà 5 tầng tại quận Ba Đình- Hà nội, có giá trị khoảng 7 tỷ đồng. Ông sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay 1,7 tỷ đồng tại NHNNo&PTNT Việt Nam và 1,5 tỷ đồng tại Techcombank. Khoản vay 1,7 tỷ tại NHNNo&PTNT Việt Nam đến hạn vào ngày 30/11/2010. Đến ngày 30/11/2010 ông Hùng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ với NHNNo&PTNT Việt Nam, còn khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank sẽ đến hạn vào ngày 30/04/2011. Vậy khi NHNNo&PTNT Việt Nam xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank có được coi là đến hạn không và Techcombank có được tham gia xử lý tài sản thế chấp đó không?

Trích dẫn: http://ub.com.vn/threads/9338-Thảo-luận-Một-số-tình-huống-thực-tế-về-TÀI-SẢN-ĐẢM-BẢO-Thao-luan-Mot-so-tinh-huong-thuc-te-ve-TAI-SAN-DAM-BAO#ixzz1nxol7k15

Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác.
Trong trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thoả thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

Mình làm tạm câu này đã nhé
 
Câu 1: Ông Lê Hùng sở hữu một ngôi nhà 5 tầng tại quận Ba Đình- Hà nội, có giá trị khoảng 7 tỷ đồng. Ông sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay 1,7 tỷ đồng tại NHNNo&PTNT Việt Nam và 1,5 tỷ đồng tại Techcombank. Khoản vay 1,7 tỷ tại NHNNo&PTNT Việt Nam đến hạn vào ngày 30/11/2010. Đến ngày 30/11/2010 ông Hùng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ với NHNNo&PTNT Việt Nam, còn khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank sẽ đến hạn vào ngày 30/04/2011. Vậy khi NHNNo&PTNT Việt Nam xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank có được coi là đến hạn không và Techcombank có được tham gia xử lý tài sản thế chấp đó không?
Câu 2: Ông A được phép xd nhà ở 4 tầng, nhưng xây đến tầng thứ 2 đã làm cho nhà ông B bên cạnh bị lún, nứt. Ông B yêu cầu ông A khắc phục và ngừng ngay việc thi công tiếp vì có nguy cơ tiếp tục gây ra thiệt hại cho mình. Ông A cho rằng ông được cấp phép xây dựng nhà ở 4 tầng nên ông có quyền xây dựng và tiếp tục xây. Sau khi xây xong, ông A sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay vốn tại Ngân hàng thương mại X. Sau khi xem xét đề nghị của ông A, NHTM X chấp nhận ngôi nhà đó làm tài sản thế chấp cho khoản vay của ông A tại ngân hàng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc nhận ngôi nhà của ông A như trên đảm bảo đảm cho khoản vay của NHTM X có đúng không?
Câu 3: Ông A cầm cố tài sản đi vay tại NHTM B mà đến hạn ông A không thực hiện được nghĩa vụ và trong hợp đồng bảo đảm không có thỏa thuận về cách thức xử lý tài sản cầm cố. NHTM B cho rằng tài sản cầm cố đó đương nhiên thuộc về mình, NHTM B có toàn quyền trong việc xử lý tài sản cầm cố đó. Quan điểm đó của NHTM B có đúng với quy định hiện hành không?
Câu 4: Ông B có nhu cầu vay vốn tại NHTM X, tài sản thế chấp là ngôi nhà ở đang cho thuê thuộc sở hữu của ông. Vậy hàng tháng NHTM có được thu tiền thuê nhà không?
Câu 5: Ông Nguyễn văn A thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại NHTM X để vay 100 triệu đồng. Đến hạn ông A không trả nợ cho NHTM X và bị ngân hàng phát mại tài sản bằng cách mang bán đấu giá để thu hồi nợ. Trên mảnh đất đó lại có ngôi nhà mái bằng, 1 tầng, không ghi là tài sản thế chấp. NHTM X cho rằng khi thế chấp quyền sử dụng đất không cần phải thỏa thuận thế chấp về nhà vì nhà phải theo đất. Vậy quan điểm của NHTM X trong trường hợp trên là đúng hay sai?
Câu 6: Ông Thắng và ông Hoàng cùng bảo lãnh cho ông Tâm vay 300 triệu đồng tại ngân hàng ABC. Ông Thắng và ông Hoàng không có thỏa thuận về các phần bảo lãnh độc lập. Đến hạn trả nợ cho NH ABC, ông Tâm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, NH ABC yêu cầu ông Hoàng trả nợ toàn bộ số tiền gốc và lãi. Ngân hàng ABC thực hiện như vậy có đúng không?
Câu 7: Ông Trần Đức đề nghị sử dụng căn hộ chung cư làm tài sản thế chấp để vay tiền tại ngân hàng Techcombank để mua sắm đồ dùng gia đình. Căn hộ được ngân hàng định giá là 3 tỷ. Ông Đức đề nghị sử dụng căn hộ trên đề vay tại Techcombank 0,8 tỷ đồng. Sau đó, do có nhu cầu mua xe ôtô, ông Đức tiếp tục dùng căn hộ trên để vay Vietcombank 0,5 tỷ đồng.
Yêu cầu trên của ông Đức có thể được Techcombank và Vietcombank đáp ứng không? Theo luật pháp Việt Nam hiện nay, các ngân hàng có thể gặp rủi ro pháp lý gì khi khách hàng dùng một tài sản để bảo đảm để thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng?

Các bạn tích cực cho ý kiến nhé:)

Cấu 1. Khoản vay tại Tech coi như đến hạn (theo NĐ 163, điều bao nhiu thì m k nhớ rõ :P)
Câu 2. Việc nhận ngôi nhà đó làm TSBĐ là có rủi ro cho Ngân hàng nên NH k nên chấp nhận (theo điều 3xx nhiêu đấy k nhớ lắm trong Luật DS 2005)
Câu 3. mìhh nghĩ là phụ thuộc ban đầu là cầm cố công hay cầm cố pháp lý theo thỏa thuận của 2 bên
Câu 4. mình nghĩ là k dc do 2 hợp đồng thuê nhà và thế chấp là độc lập. NH có thể dc thu khi bên thế chấp k trả dc nợ và trong hợp đồng tín dụng 2 bên có thỏa thuận diều khoản này
Câu 5. Đúng theo NĐ 163
Câu 6. Ngân hàng có quyèn chỉ định bất cứ bên bảo lãnh nào liên quan
Câu 7. Quá OK. 1 TS có thể sd để bảo đảm nhiều nghĩa vụ. Tuy nhiên NH k nên nhận tài sản đang làm TS cầm cố hoặc thế chấp vì rủi ro liên quan đến khả năng Khách hàng vỡ nợ và quyền thứ tự ưu tiên xử lý TSBĐ theo quy đinh (NĐ 163)

Trên đây là ý kiến của mình. Các bạn góp ý nhé :P
 
Câu 4: Ông B có nhu cầu vay vốn tại NHTM X, tài sản thế chấp là ngôi nhà ở đang cho thuê thuộc sở hữu của ông. Vậy hàng tháng NHTM có được thu tiền thuê nhà không?
Trích dẫn: http://ub.com.vn/threads/9338-Thảo-luận-Một-số-tình-huống-thực-tế-về-TÀI-SẢN-ĐẢM-BẢO-Thao-luan-Mot-so-tinh-huong-thuc-te-ve-TAI-SAN-DAM-BAO#ixzz1nxquBTlg


Trường hợp này có 2 tình huống có thể xảy ra

- Trường hợp 1: Nguồn trả nợ đảm bảo mà không cần đến nguồn thu nhập từ hoạt động cho thuê nhà. Trường hợp này có thể không cần đến thu tiền thuê nhà

- Trường hợp 2: Nguồn trả nợ có tính đến tiền cho thuê nhà. Ngân hàng yêu cầu bên thuê chuyển tiền qua ngân hàng, để ngân hàng theo dõi luồng tiền của khách hàng thuận tiện cho việc trả nợ

Ý kiến cá nhân: Theo bản thân mình, nên theo dõi dòng tiền của khách hàng. Cách tốt nhất đề nghị bên thuê chuyển khoản qua tài khoản của khách hàng mở tại Ngân hàng.
 
Câu 1:
Trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thanh toán một khoản nợ đến hạn, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn, cũng được coi là đến hạn
Thứ tự ưu tiến thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký thế chấp
Theo quy định hiện hành thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai chỉ được thực hiện tại một TCTD
Trong tình huống này, có thể coi thế chấp để đảm bảo cho khoản vay tại NHNNo&PTNT là thế chấp thứ nhất, còn thế chấp để đảm bảo cho khoản vay tại Techcombank là thế chấp thứ hai thì khi NHNNo&PTNT xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì khoản vay tại Techcombank cũng được coi là đến hạn. Và theo quy định hiện hành thì Techcombank không được xử lý tài sản thế chấp đó.
Nếu tài sản thế chấp cho nhiều bên cho vay thì vấn đề sẽ phức tạp nếu các bên cho vay ký những hợp đồng độc lập và không có liên hệ chặt chẽ với nhau (hiện nay Nghị định 178 không cho phép thế chấp một TS để vay ở các TCTD khác nhau). Trong trường hợp này NH nhận thế chấp sau có thể phải thanh lý tín dụng bắt buộc trước hạn và nguy cơ không thu hồi đủ sẽ xuất hiện khi giá bán tài sản quá thấp so với giá ban đầu. Tuy nhiên, vấn đề sẽ đơn giản hơn nếu các bên cho vay là thành viên đồng tài trợ 1KH và việc thanh lý TS để trả nợ sẽ theo nội dung của HĐTD theo phương thức đồng tài trợ đã ký trước đó).
 
Câu 1:
Trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thanh toán một khoản nợ đến hạn, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn, cũng được coi là đến hạn
Thứ tự ưu tiến thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký thế chấp
Theo quy định hiện hành thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai chỉ được thực hiện tại một TCTD
Trong tình huống này, có thể coi thế chấp để đảm bảo cho khoản vay tại NHNNo&PTNT là thế chấp thứ nhất, còn thế chấp để đảm bảo cho khoản vay tại Techcombank là thế chấp thứ hai thì khi NHNNo&PTNT xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì khoản vay tại Techcombank cũng được coi là đến hạn. Và theo quy định hiện hành thì Techcombank không được xử lý tài sản thế chấp đó.
Nếu tài sản thế chấp cho nhiều bên cho vay thì vấn đề sẽ phức tạp nếu các bên cho vay ký những hợp đồng độc lập và không có liên hệ chặt chẽ với nhau (hiện nay Nghị định 178 không cho phép thế chấp một TS để vay ở các TCTD khác nhau). Trong trường hợp này NH nhận thế chấp sau có thể phải thanh lý tín dụng bắt buộc trước hạn và nguy cơ không thu hồi đủ sẽ xuất hiện khi giá bán tài sản quá thấp so với giá ban đầu. Tuy nhiên, vấn đề sẽ đơn giản hơn nếu các bên cho vay là thành viên đồng tài trợ 1KH và việc thanh lý TS để trả nợ sẽ theo nội dung của HĐTD theo phương thức đồng tài trợ đã ký trước đó).

Bạn ơi NĐ 178 hết hiệu lực rồi. văn bản mới nhất là NĐ 163
 
Bạn ơi NĐ 178 hết hiệu lực rồi. văn bản mới nhất là NĐ 163
Hi, mình đang post một số quan điểm khi trả lời mấy tình huống này để so sánh với mọi người, mấy tình huống này từ ngày học Tín dụng NH bọn mình được cô cho, mình mới chỉ tổng hợp lại một số câu trả lời chứ chưa được cô chữa:(. Thanks bạn nhiều nhé, mấy hôm nay bạn tích cực quá:).
 
Câu 1: Ông Lê Hùng sở hữu một ngôi nhà 5 tầng tại quận Ba Đình- Hà nội, có giá trị khoảng 7 tỷ đồng. Ông sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay 1,7 tỷ đồng tại NHNNo&PTNT Việt Nam và 1,5 tỷ đồng tại Techcombank. Khoản vay 1,7 tỷ tại NHNNo&PTNT Việt Nam đến hạn vào ngày 30/11/2010. Đến ngày 30/11/2010 ông Hùng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ với NHNNo&PTNT Việt Nam, còn khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank sẽ đến hạn vào ngày 30/04/2011. Vậy khi NHNNo&PTNT Việt Nam xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank có được coi là đến hạn không và Techcombank có được tham gia xử lý tài sản thế chấp đó không?
Câu 2: Ông A được phép xd nhà ở 4 tầng, nhưng xây đến tầng thứ 2 đã làm cho nhà ông B bên cạnh bị lún, nứt. Ông B yêu cầu ông A khắc phục và ngừng ngay việc thi công tiếp vì có nguy cơ tiếp tục gây ra thiệt hại cho mình. Ông A cho rằng ông được cấp phép xây dựng nhà ở 4 tầng nên ông có quyền xây dựng và tiếp tục xây. Sau khi xây xong, ông A sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay vốn tại Ngân hàng thương mại X. Sau khi xem xét đề nghị của ông A, NHTM X chấp nhận ngôi nhà đó làm tài sản thế chấp cho khoản vay của ông A tại ngân hàng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc nhận ngôi nhà của ông A như trên đảm bảo đảm cho khoản vay của NHTM X có đúng không?
Câu 3: Ông A cầm cố tài sản đi vay tại NHTM B mà đến hạn ông A không thực hiện được nghĩa vụ và trong hợp đồng bảo đảm không có thỏa thuận về cách thức xử lý tài sản cầm cố. NHTM B cho rằng tài sản cầm cố đó đương nhiên thuộc về mình, NHTM B có toàn quyền trong việc xử lý tài sản cầm cố đó. Quan điểm đó của NHTM B có đúng với quy định hiện hành không?
Câu 4: Ông B có nhu cầu vay vốn tại NHTM X, tài sản thế chấp là ngôi nhà ở đang cho thuê thuộc sở hữu của ông. Vậy hàng tháng NHTM có được thu tiền thuê nhà không?
Câu 5: Ông Nguyễn văn A thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại NHTM X để vay 100 triệu đồng. Đến hạn ông A không trả nợ cho NHTM X và bị ngân hàng phát mại tài sản bằng cách mang bán đấu giá để thu hồi nợ. Trên mảnh đất đó lại có ngôi nhà mái bằng, 1 tầng, không ghi là tài sản thế chấp. NHTM X cho rằng khi thế chấp quyền sử dụng đất không cần phải thỏa thuận thế chấp về nhà vì nhà phải theo đất. Vậy quan điểm của NHTM X trong trường hợp trên là đúng hay sai?
Câu 6: Ông Thắng và ông Hoàng cùng bảo lãnh cho ông Tâm vay 300 triệu đồng tại ngân hàng ABC. Ông Thắng và ông Hoàng không có thỏa thuận về các phần bảo lãnh độc lập. Đến hạn trả nợ cho NH ABC, ông Tâm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, NH ABC yêu cầu ông Hoàng trả nợ toàn bộ số tiền gốc và lãi. Ngân hàng ABC thực hiện như vậy có đúng không?
Câu 7: Ông Trần Đức đề nghị sử dụng căn hộ chung cư làm tài sản thế chấp để vay tiền tại ngân hàng Techcombank để mua sắm đồ dùng gia đình. Căn hộ được ngân hàng định giá là 3 tỷ. Ông Đức đề nghị sử dụng căn hộ trên đề vay tại Techcombank 0,8 tỷ đồng. Sau đó, do có nhu cầu mua xe ôtô, ông Đức tiếp tục dùng căn hộ trên để vay Vietcombank 0,5 tỷ đồng.
Yêu cầu trên của ông Đức có thể được Techcombank và Vietcombank đáp ứng không? Theo luật pháp Việt Nam hiện nay, các ngân hàng có thể gặp rủi ro pháp lý gì khi khách hàng dùng một tài sản để bảo đảm để thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng?

Các bạn tích cực cho ý kiến nhé:)

Như đã có lần trao đổi với chủ pic ở một bài viết tương tự thì câu trả lời của mình là:
1.Câu này có thể trả lời ngắn gọn là khoản vay 1,5 tỷ ở Techcombank được coi là đến hạn và Techcombank được tham gia vào quá trình xử lý TSĐB.Theo khoản 2 điều 324 của Bộ luật dân sự và khoản 2 điều 58 nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định,trong trường hợp phải xử lý TSĐB để thực hiện 1 nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý TS.
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc nhận ngôi nhà của ông A như trên đảm bảo đảm cho khoản vay của NHTM X là không đúng.Vì ngôi nhà của ông A đang có tranh chấp xảy ra mà với những TS có tranh chấp thì pháp luật quy định NH không được nhận làm TSĐB.Kể cả khi TS chưa có tranh chấp xảy ra nhưng nhiều khi NH qua quá trình thẩm định thấy có thể xuất hiện tranh chấp trong thời gian vay thì cũng có thể từ chối TSĐB này để hạn chế rủi roc ho Nh vì xử lý TSĐB trong TH này rất phức tạp
3.Hiện tại các NHTM Việt Nam đang cung cấp 2 hình thức Thế chấp,cầm cố.Thế chấp,cầm cố công bằng và thế chấp cầm cố pháp lý.Hình thức thế chấp công bằng thì các điều khoản về xử lý TSĐB được thỏa thuận giữa NH và KH khi ký hợp đồng.Và bất cứ 1 hợp đồng thế chấp nào mà không có thỏa thuận gì thêm thì là hợp đồng dạng công bằng nàyHình thức Thế chấp pháp lý thì việc xử lý TSĐB thuộc toàn quyền của NH và NH phải thỏa thuận với KH thì mới được xem là hình thức pháp lý.
Trong TH ở câu hỏi thì trong HĐ không có thỏa thuận nào giữa KH và NH nên là hình thức Thế chấp cầm cố Công bằng.Lúc này TSĐB không phải thuộc toàn quyền xử lý của NH mà phải có sự tham gia của cả KH.
4.Theo NĐ 163/2006 và Bộ luật Dân sự thì Thế chấp là Bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.Lúc này thì quyền sử dụng TS vẫn thuộc KH.Cho nên NH không được quyền thu tiền thuê nhà của ông A
5. Quan điểm đó của NH là không đúng.Theo quy định tài sản sau đây sẽ đương nhiên trở thành tài sản bảo đảm mà không cần đựơc mô tả trong hợp đồng bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác:
- Các vật phụ của tài sản bảo đảm trong trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản đó (Khoản 1 điều 342 BLDS 2005). Riêng trường hợp người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận (Khoản 2 điều 716 BLDS 2005).Như vậy khi thế chấp cần phải thỏa thuận thì mới được kết luận là ngôi nhà cũng thuộc TSĐB.
6.7.Dài quá.đang mệt nên dừng ở đây vậy.các mem khác đóng góp tiếp nhé.^^:P
 
Câu 1:

  • Trích luật nhà ở: thì 1 nhà chỉ được thế chấp tại 1 tổ chức tín dụng.
  • Nếu trong trường hợp cả 2 ngân hàng đồng tài trợ cho Ông Hùng vay vốn để sử dụng vào 1 mục nhất định, với tài sản bảo đảm như trên thì theo nguyên tắc khỏan vay đồng tài trợ: khi khách hàng không trả được nợ đến hạn tại 1 tổ chức tín dụng thuộc nhóm ngân hàng đồng tài trợ thì ngay lập tức khỏan vay đó tại các ngân hàng đồng tài trợ còn lại sẽ bị coi như đến hạn và chuyển nhóm nợ. Trong trường hợp này, Techcombank hòan tòan có thể chuyển nợ quá hạn món vay và tham gia xử lý tài sản thế chấp.
  • Trong trường hợp NH NNo&PTNT Việt Nam cho vay và lấy tài sản bảo đảm trước, sau đó Techcombank mới cho vay thêm thì, việc xử lý tài sản phải tuân theo thứ tự ưu tiên của đăng ký giao dịch bảo đảm. Nếu Techcombank mà đăng ký tài sản bảo đảm trước, thì NH NNo&PTNT không thể tự ý xử lý tài sản trước khi Techcombank có quyết định được.

Câu 4:

  • Tài sản thế chấp là ngôi nhà ở theo ví dụ không nói rõ về các lợi tức phát sinh từ ngôi nhà.
  • Nếu tài sản thế chấp là ngôi nhà thì: NHTM không có quyền thu tiền thuê nhà hàng tháng.
  • Nếu tài sản thế chấp là ngôi nhà và hợp đồng thế chấp có quy định các chi tiết về quyền sử dụng đất, quyền hưởng các lợi tức hoa màu, kinh doanh từ tài sản trên đất thì lúc đó NHTM mới có thể có quyền thu tiền thuê nhà.
Câu 5:

  • Quan điểm NHTM là sai.
  • Ngay như trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng quy định rất rõ 2 loại là quyền sử dụng đất và quyển sở hữu nhà ở.
  • Trường hợp này Ông A chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản trên đất nên sau khi đấu giá, phần giá trị tài sản trên đất thuộc về ông A. Tuy nhiên thường các hợp đồng cũng quy định, sau khi phát mãi tài sản mà Khách hàng chưa thực hiện thanh tóan hết khỏan nợ thì khách hàng vẫn phải có nghĩa vụ sử dụng các tài sản khác để trả nợ ngân hàng. Khả năng bị thu hồi nốt giá trị ngôi nhà mái bằng vẫn rất cao.
  • Tuy nhiên mình nghĩ là, vào trường hợp này rất có khả năng sử dụng đến định giá tài sản trên đất. Nếu giá trị định giá thấp, xấp xỉ 0 thì coi như bác A mất trắng. Còn nếu giá trị lớn thì lúc này quay lại phương án như mình đã nêu ở trên.
Câu 6:

  • Ngân hàng thực hiện không đúng.
  • Vì cả 2 bên bảo lãnh không có thỏa thuận về các phần bảo lãnh độc lập, nên cả hai phải cùng chịu trách nhiệm tương đương nhau với tất cả các phần bảo lãnh phát sinh của Ông Tâm tại Ngân hàng.
Câu 7:

  • Luật nhà ở quy định: 1 nhà ở chỉ được thể chấp tại 1 tổ chức tín dụng.
  • Các ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong thứ tự ưu tiên thanh tóan.
  • Cả 2 ngân hàng không nên đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Trên đây là ý kiến của mình, bài của bạn rất hay. Thanks!
 
Bài của bạn Cocghe266 rất hay, đây là các trường hợp mình thấy ít xảy ra nhưng lúc xẩy ra thì rất khó xử lý, tích lũy được thêm ít kiến thức, Thanks.
 
Back
Bên trên