[ THẢO LUẬN ] Liên quan đến đăng ký Giao dịch đảm bảo.

hungmh

Verified Banker
Công ty A đi vay vốn tại Ngân hàng B. Các thủ tục thu thập hồ sơ, thẩm định, đánh giá xong xuôi. Ngân hàng B đồng ý cấp hạn mức và bắt đầu giải ngân cho Công ty. Đến một ngày đẹp trời, cty A bắt đầu có biểu hiện chậm trả lãi tháng, rồi đến gốc. Và mất khả năng thanh toán. Anh QHKH đẹp trai ung dung lật lại hồ sơ để chuẩn bị công tác phát mại tài sản thì bỗng nhận ra: TÀI SẢN CHƯA ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH ĐẢM BẢO.
Vậy, ngân hàng B sẽ chịu những rủi ro gì? và nếu bạn là BM, bạn sẽ xử lý ntn? :)
 
sợt ngay gu gồ, cái này bàn nát cả ra hồi mới ra cái trò GD đảm bảo này rồi :-j
 
Theo như mình biết thì tại NĐ163/2006/NĐ-CP Điều 8 có quy định rằng: Bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ TSBĐ (thì) bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó(và)đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chưa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý. Tuy nhiên ở tình huống trên là sai sót không đáng có của NVTD. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về vai trò của đăng ký GDĐB tại nghị định 83/2010/NĐ-CP ban hành ngày 23/07/2010
 
TRước hết một nguy cơ mà Ngân hàng có thể gặp phải đó là tài sản đó đã được đăng ký giao dịch đảm bảo cho một giao dịch dân sự khác, theo như quy định của Luật thì Ngân hàng vẫn có thể khởi kiện khách hàng nhằm thu hồi số tiền đã cho vay, tuy nhiên nếu khách hàng không trả thì Ngân hàng không có tài sản để xử lý nợ. Chưa kể đến việc tài sản đó đang tranh chấp trong một vụ án dân sự khác thì quá phức tạp. Qua đó mới thấy ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch bảo đảm và trách nhiệm của một CBTD. Còn cách giải quyết thì tối nay đọc thêm, có gì reply sau...>:D<
 
Do không nói rõ TSĐB thuộc loại TSĐB nào, nên Tôi xin trả lời như sau:
1. Ngân hàng sẽ chịu hoàn toàn rủi ro, đặc biệt đối với các TSĐB thuộc những trường hợp bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm gồm:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Thế chấp tàu bay, tàu biển;
d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.
đ) Các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định
Nếu TSĐB thuộc danh mục trên mà chưa đăng ký giao dịch Bảo đảm thì Hợp đồng thế chấp chưa có hiệu lực. Vì vậy, Ngân hàng không xử lý được TSĐB. Nếu khi Tòa Án xử, có khả năng Tòa án sẽ tuyên yêu cầu trả lại TSĐB cho Bên thế chấp.
2. Ngân hàng có thể chịu rủi ro, nhưng ở mức độ thấp hơn, nếu TSĐB không thuộc danh mục các TSĐB đã nêu ở trên.
+ Nếu TSĐB đã thế chấp tại Ngân hàng khác và Ngân hàng đó đã đăng ký giao dịch Bảo đảm: Ngân hàng sẽ không có quyền lợi gì trong TSĐB đó.
+ Nếu TSĐB đã thế chấp tại Ngân hàng khác và Ngân hàng đó chưa đăng ký giao dịch Bảo đảm: tùy thuộc vào thời điểm ký thế chấp, nếu Ngân hàng nào ký HĐTC trước sẽ được ưu tiên xử lý.

Ngân hàng bạn có thể khởi kiện Khách hàng lừa đảo thế chấp 01 TSĐB cho nhiều TCTD khác ở một vụ án khác, nhưng trước mắt Ngân hàng bạn có khả năng mất trắng TSĐB trên.

........Never say die ....... Never give up.......
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên