Thắc Mắc Về Tài Sản Đảm Bảo

Nguyen Van Thanh Tam

Thành viên tích cực
Các bác có kinh nghiệm xin chia sẻ giúp đỡ nhé, tôi có hai điều cần tham khảo.
1. Khi đi là thủ túc giao dịch bảo đảm, ngoài hợp đồng công chứng tài sản thế chấp, nghe nói một số ngân hàng cổ phần áp dụng thêm một loại văn bản kèm theo là ủy quyền cho ngân hàng được toàn quyền đứng ra mua bán nhà có phải không các bác?, mong có sự góp ý và có thể gửi cho tham khảo mẫu văn bản thì tốt.
2. Bác nào đã từng có kinh nghiệm phát mại tài sản xin cho một vài ý kiến đóng góp xử lý tài sản phát mại, gồm cách thức và quy trình để phát mại.
Xin trân trọng cảm ơn
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
1. Đúng là có ngân hàng ngoài hợp đồng thế chấp còn bắt khách hàng ký thêm một hợp đồng ủy quyền bán ( như techcombank, ...... ) tuy nhiên hiện nay đã bỏ cái hợp đồng ủy quyền bán này rồi, vì thực chất cái này chỉ hù khách hàng thôi chứ về mặt pháp lý lúc xử lý tài sản nó chẳng có nghĩa lý gì cả.

2. cái này không biết
 
kinh nghiệm hay đây, bác nào biết vào chia sẻ cho em hóng với :D
 
Quy định vẫn là quy định, nhưng trên thực tế quy trình phát mại nghe gian nan quá, cái này chắc các bác tín dụng chẳng bác nào mong muốn đâu, nếu có quá hạn cố gắng dùng biện pháp thương thuyết là chính chứ bán nghe chừng chưa có nhiều bác tín dụng bán nhỉ, em đang tham khảo để rút kinh nghiệm tìm kiếm thực tế là tốt nhất, chứ mấy cái nghị định mang đắp chiếu thôi, mệt mỏi mấy vụ này lắm
 
1. Trước đây có nhưng hiện tại cũng bỏ rồi vì lợi bất cập hại, chả hù được ai nhưng có thể bị tuyên bố vô hiệu hợp đồng thế chấp.
2. Tùy loại khách hàng, "văn hóa" chính quyền mà cách thức xử lý tài sản khác nhau bác ạ, quy trình là như thê nhưng thường phải đi trước, đi tắt mới nhanh được
 
1. Ký hợp đồng ủy quyền là một cách hay: Cách này Ngân hàng có toàn quyền tự quyết trong việc mua/bán tài sản cấn trừ nợ mà không phải qua một cơ quan tố tụng nào.
2. Để xử lý tài sản thì cần phải kiện khách hàng thông qua hợp đồng thế chấp tài sản (thông qua tòa án và thi hành án) chứ Ngân hàng không có quyền đơn phương bán tài sản khách hàng.
P/S: Nghị định 83 bác Mr Bank nói là nghị định về đăng ký GDĐB, để xử lý nợ khách hàng phải thông qua bộ Luật dân sự.
 
Nói chung để thực hiện được đúng quy trình thủ tục phát mại theo đúng trình tự pháp luật e rằng phải mất rất nhiều thời gian, và pháp luật Việt Nam cũng có nhiều bất cập quá, mình chưa có phát mại cái nào cả, nên giờ đang thấy rất bỡ ngỡ và bế tắc, nghe thông tin một số ngân hàng đã bán tài sải của khách hàng khá nhanh ngọn nên muốn tham khảo kinh nghiệm
 
1. Đúng là có ngân hàng ngoài hợp đồng thế chấp còn bắt khách hàng ký thêm một hợp đồng ủy quyền bán ( như techcombank, ...... ) tuy nhiên hiện nay đã bỏ cái hợp đồng ủy quyền bán này rồi, vì thực chất cái này chỉ hù khách hàng thôi chứ về mặt pháp lý lúc xử lý tài sản nó chẳng có nghĩa lý gì cả.

2. cái này không biết
Hồi xưa khi mới triển khai ký HĐ ủy quyền m cũng nghĩ như b này.
Giờ bên m đã bán một số TS dựa trên HĐ ủy quyền nên m cũng thấy nó có tác dụng.
Công chứng vẫn chứng nhận HĐ chuyển nhượng QSD đất trong đó NH đứng ra bán theo HĐ ủy quyền, có điều phải có văn bản tự nguyện bàn giao TS của KH.
Bán TS qua HĐ ủy quyền nhanh hơn đấu giá với cả ra tòa, nhưng chỉ phù hợp khi KH tự nguyện bàn giao TS thôi.
 
1. Nhiều ngân hàng vẫn có làm ủy quyền bán, và thực tế là có lợi hơn cho việc xử lý, dễ dàng hơn trong thủ tục. tuy nhiên, với điều kiện là chủ tài sản đã bàn giao tài sản. còn không thì lại như cũ thôi.
2. Tránh kiên tụng nhau tốt nhất là lúc mềm mỏng, lúc dọa 1 tí còn hơn.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,643
Thành viên mới nhất
byker159
Back
Bên trên