Tại sao bằng đỏ ra trường vẫn thất nghiệp?

cocghe266

Administrator
Sau 4 đến 5 năm miệt mài học tập trên giảng đường đại học, nhiều bạn sinh viên ra trường với tấm bằng đỏ trên tay, những tưởng sẽ dễ dàng tìm được một công việc tốt. Tuy nhiên, vấn đề bằng đỏ mà vẫn thất nghiệp đã trở nên không còn xa lạ trong xã hội hiện nay.

Đâu là nguyên nhân của thực trạng đáng buồn này?

Kinh tế suy thoái


Không phải sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nào cũng tìm được việc làm

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải tính đến việc thu hẹp quy mô hoạt động. Đồng nghĩa với việc nhu cầu về nhân sự cũng bị sụt giảm. Thậm chí, những nhân viên có nhiều kinh nghiệm cũng đang đứng trước nỗi lo bị sa thải. Vì vậy, không phải bạn sinh viên nào ra trường cũng có thể tìm được việc làm.

Thiếu kĩ năng mềm

Với những bạn sinh viên ra trường với tấm bằng giỏi, họ có thể có kiến thức chuyên môn rất tốt nhưng lại thiếu các kĩ năng mềm cần thiết. Thực tế hiện nay nhiều nhà tuyển dụng không quá chú trọng đến vấn đề bằng cấp mà đánh giá các ứng viên dựa trên các kĩ năng mà họ có. Những kĩ năng được các nhà tuyển dụng đánh giá cao như kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, phân tích giải quyết vấn đề, ngoại ngữ, tin học...

Bằng cấp không tương xứng với kiến thức


Bằng cấp không tương xứng với kiến thức là tình trạng phổ biến hiện nay

Mỗi trường đại học hiện nay đều có cách đánh giá, chấm điểm, thi cử với nhiều điểm khác nhau. Vì vậy, với hai sinh viên cùng tốt nghiệp một chuyên ngành của hai trường khác nhau, sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi của trường này chưa chắc đã nắm vững kiến thức bằng sinh viên tốt nghiệp bằng khá của trường kia. Ngoài ra, việc "chạy chọt" để có được một bảng điểm đẹp khi ra trường là việc làm không hề hiếm trong nhiều trường đại học hiện nay. Chính điều này dẫn tới việc nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng không hề tương xứng với kiến thức mà họ có.

Đào tạo không gắn liền với thực tế

Chương trình đào tạo tại các trường đại học vẫn mang nặng tính lý thuyết và ít gắn liền với thực tế. Nhiều bạn sinh viên rất giỏi trên sách vở nhưng khi ra trường họ lại bỡ ngỡ và nhận thấy sự khác biệt lớn giữa kiến thức ở trường lớp và yêu cầu thực tế của công việc.

Tốt nghiệp ngành có nhu cầu xã hội thấp

Có những ngành mà nhu cầu tuyển dụng hàng năm là rất thấp, vì vậy cơ hội tìm việc của các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành này cũng bị hạn chế. Chính vì vậy, việc nắm bắt và dự đoán được nhu cầu của xã hội trong việc chọn ngành học là rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn ngành theo xu hướng cũng khiến cho tình trạng cung nhiều hơn cầu đang diễn ra đối với nhiều ngành. Điển hình như ngành Tài chính-ngân hàng. Theo kết quả khảo sát về cung - cầu nhân lực ngân hàng - tài chính do Viện Nhân lực ngành ngân hàng tài chính (BTCI) và Hay Group thực hiện, trong năm 2013 sẽ có khoảng 32.000 sinh viên chuyên ngành tài chính - ngân hàng ra trường nhưng chỉ có khoảng 20.000 người được các tổ chức tài chính, ngân hàng tuyển dụng.




Diệu Tuyết
NDHMoney
 
Vấn đề chủ yếu vẫn là kĩ năng mềm, sau đó là tổng hòa tất cả những yếu tố bên ngoài như kinh tế suy thoái và tình trạng "thừa thầy thiếu thợ"...
 
Chả biết học giỏi thế nào chứ mình đây ra phường xin cái xác nhận mà cũng lớ nga lớ ngớ.ngại chết đi được.
haizz ko biết đi làm thì thế nào.
Mình thấy muốn tốt ở đời thì 1 là học thật giỏi lên thạc sĩ tiến sĩ không thì lăn xả vào đời sớm đi,chứ đừng nửa nạc nửa mỡ là khó khăn lắm.
 
Chả biết học giỏi thế nào chứ mình đây ra phường xin cái xác nhận mà cũng lớ nga lớ ngớ.ngại chết đi được.
haizz ko biết đi làm thì thế nào.
Mình thấy muốn tốt ở đời thì 1 là học thật giỏi lên thạc sĩ tiến sĩ không thì lăn xả vào đời sớm đi,chứ đừng nửa nạc nửa mỡ là khó khăn lắm.


Mình cũng nghĩ như bạn này đấy. Tốt nhất 1 là học thì học thật cao, ko thì phải xả thân vào đời để lấy kinh nghiệm thôi. Chính mình cũng quyết định theo PA 2. Theo quan điểm mình thì PA dành cho ng thực sự giỏi và đi nước ngoài thì sẽ ổn và có tính thực tiễn hơn. Chứ học ở VN cũng ko ăn thua lắm. Mà kể có học thì cũng nên vừa học vừa thực hành. Vậy chi bằng nếu xác định ở VN thì mình nên đi làm để học hỏi kinh nghiệm.
 
không biết ở các trường khác thế nào chứ ở trường mình thì rất hay có cái kiểu học là "ui xời môn này có đề cương rồi,chỉ cần học thuộc đi thi toàn 9,10" như vậy thì nhìn cái bảng điểm ngời ngời tuyệt vời của mấy bác bằng giỏi nhưng thực chất năng lực thế nào thì còn nhiều dấu hỏi lắm.
 
Chả biết học giỏi thế nào chứ mình đây ra phường xin cái xác nhận mà cũng lớ nga lớ ngớ.ngại chết đi được.
haizz ko biết đi làm thì thế nào.
Mình thấy muốn tốt ở đời thì 1 là học thật giỏi lên thạc sĩ tiến sĩ không thì lăn xả vào đời sớm đi,chứ đừng nửa nạc nửa mỡ là khó khăn lắm.
Oài, Ths vs TS đấy đó kìa =))
Giỏi bi h đầy rẫy ra đấy, mà những nhà tuyển dụng ngoại người ta có coi trọng bằng mấy đâu nhỉ, cứ trên 7 là đủ khả năng thi tuyển rồi mà :D
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,092
Tổng số thành viên
351,718
Thành viên mới nhất
ceohatuphong
Back
Bên trên