Sở hữu chéo: Các ngân hàng đang nắm giữ nhau như thế nào? (1)

  • Bắt đầu Bắt đầu hungviet
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Sử dụng cụm từ "Sở hữu chéo" (Cross Ownership) là chưa chính xác :-?
Theo cái chart ở Post#1, các NH chỉ bỏ vốn đầu tư vào các NH khác, chứ các NH target của những khoản đầu tư đó đâu có trực tiếp (hay gián tiếp) dùng vốn của mình đầu tư lại vào NH mẹ đâu :-?
Ở VN, mấy loại hình sở hữu kiểu này đơn thuần chỉ là các Hình thức đầu tư thôi :) (Subsidiaries or Associates)
 
Rủi ro từ việc sở hữu chéo NHTM vẫn đang rất lớn. Mình cũng đang quan tâm đến vấn đề này.

Có 1 bài viết gần nhất của TS võ Trí Thành v/v sở hữu chéo của các NHTM, các bạn có thể theo dõi thêm: Có 3 rủi ro lớn xuất phát từ sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng, đó là thâu tóm ngân hàng, nợ xấu và tăng vốn ảo, từ đó dẫn đến rủi ro mang tính hệ thống. Một rủi ro nữa từ sở hữu chéo gây ra, đó là tình trạng cho vay thiếu kiểm soát có thể tăng mạnh.

ACB có lẽ cũng đang phải cơ cấu lại các khoản đầu tư và sở hữu chéo này khi thoái vốn EIB và Kiên Long. Tiếp theo sẽ còn là các NHTM nào nữa

http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/601753/So-huu-cheo-Ngan-hang-Rui-ro-cao-moi-nguy-lon-tpp.html
 
Nhìn cái sơ đồ mà chóng hết cả mặt chủ yếu hình thức này ở Việt Nam đúng là góp vốn để hưởng lợi nhuận chứ. Lợi cũng có mà hạu cũng không thiếu. Nếu NHNN có các biện pháp cụ thể thì sẽ có những tác động đáng kể về vấn đề này
 
ảo tung chảo. hờ hờ, túm lại chơi kiểu one for all và all for one thôi, Việt Nam vô đối
 
Em cũng đồng quan điểm với bác về sơ đồ 1 đấy ạ!
Không biết số liệu thực tế như thế nào nhưng nhìn cái sơ đồ trên VCB mạnh thật, cổ đông lớn của 2 NHTMCP lớn & 1 vài NH nhỏ. BIDV đi theo 1 hướng riêng, toàn làm cổ đông sáng lập, hình thành mấy NH "nửa tây nửa ta".

Chú click vào ảnh, nhấn phím f trên bàn phím ấy:D
 
cái này còn chưa nói đến cá nhân, chứ nhiều NH thông qua cá nhân nắm vốn của NH khác lắm. Có cá nhân có vốn tại vài NH hoặc đứng tên chủ sở hữu chính trong các công ty có vốn đầu tư vào NH khác. Có người nắm nhiều lắm, thông qua cá nhân và công ty cầm vốn để tác động vào chính sách các NH kia. Phức tạp vô cùng.
 
Trong giai đoạn hiện tại, nếu NHNN mà không tăng cường nâng cao hệ thống thanh tra giám sát thì Sở hữu chéo kiểu này sớm muộn thì cũng gây ra hậu quả khôn lường. Sở hữu chéo không phải là không tốt nhưng nếu gắn với ngành nghề kinh doanh nhiều rủi ro như ngành ngân hàng thì luôn phải thận trọng. Hệ thống ngân hàng của mình bây giờ nhìn đâu cũng thấy biểu hiện của yếu kém rủi ro, rất mong NHNN có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.
 
Sử dụng cụm từ "Sở hữu chéo" (Cross Ownership) là chưa chính xác :-?
Theo cái chart ở Post#1, các NH chỉ bỏ vốn đầu tư vào các NH khác, chứ các NH target của những khoản đầu tư đó đâu có trực tiếp (hay gián tiếp) dùng vốn của mình đầu tư lại vào NH mẹ đâu :-?
Ở VN, mấy loại hình sở hữu kiểu này đơn thuần chỉ là các Hình thức đầu tư thôi :) (Subsidiaries or Associates)
KN "Sở hữu chéo" rất rộng, chứ không chỉ đầu tư quay chở lại NH mẹ mới gọi là sở hữu chéo.
Đây là mới nói đến các tổ chức NH. Chưa nói đến các tổ chức khác và Cá nhân là "Sân sau của NH" thì còn hơn là Ma trận
 
Hiện tượng "sở hữu chéo" phản ánh bản chất của nền kinh tế Việt Nam.
 
Back
Bên trên