Nhờ giúp đỡ giải bài tập tự luận trong đề thi vào SCB 2011

jiwoo

Thành viên
Anh, Chị nào giúp em 2 câu này với, em rất cảm ơn!
1. DN A có nhu cầu vay vốn, hồ sơ gồm điều lệ cty, BCTC năm 2008,2009 và 6 tháng đầu 2010, phương án kinh doanh 6 tháng đầu năm, hồ sơ tài sản đảm bảo là căn nhà của giám đốc đang cho ông C thuê thời hạn HĐ là 3 năm. Hỏi Ngân hàng cần làm gì để giảm mức rủi ro thấp nhất đối với tài sản đảm bảo của DN A?
2. So sánh sự khác nhau giữa Thẩm định tín dụng và Phân tích tài chính.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
- Thẩm định tín dụng là vệc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng
Mục tiêu của thẩm định tín dụng

Mục đích của thẩm định tín dụng là việc ra quyết định cho vay. Do vậy, để giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn và tránh sai lầm trong quyết định cho vay, thẩm định tín dụng cần đạt được các mục tiêu sau:

_Đánh giá được mức độ tin cạy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.

_Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.

_Giảm xác suất của hai loại sai lầm khi quyết định cho vay:(1)cho một dự án tồi và (2)từ chối cho vay một dự án tốt
- Phân tích tài chính DN là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của DN để tính toán những chỉ số khác nhau thông qua sử dụng những số liệu từ báo cáo tài chính của DN.
Tùy vào loại hình kinh doanh và đặc thù của ngành nghề kinh doanh, cán bộ nghiệp vụ cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đã tính toán để đưa ra những nhận xét đánh giá về tình hình tài chính của DN ; một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là DN đang trong tình trạng tốt.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính của DN
Bước 2: Nắm thông tin về tình hình tài chính DN: thông qua các chỉ số tài chính, vốn điều lệ......
Bước 3: Tổng hợp tình hình tài chính tài chính của DN
Trên cơ sở tổng hợp tình hình tài chính tài chính của DN, cán bộ BL phải đưa ra được nhận định chung:
- Tình hình tài chính DN thế nào? (tốt hay xấu);
- Khả năng điều hành hoạt động kinh doanh thế nào?
- DN có khả năng về vốn để thực hiện dự án không.

 
Cảm ơn Chị đã giúp em so sánh giữa Thẩm định tín dụng và Phân tích tài chính. Vậy còn câu 1 thì mình giải quyết sao ạ? Đối với loại tài sản đảm bảo này thì Ngân hàng cần làm gì để giảm mức rủi ro thấp nhất?
Rất mong được sự giúp đỡ của các Anh, Chị! Em rất cảm ơn!
 
mình nghĩ với căn nhà giám đốc cho ông C thuê. Để giảm thiểu rủi ro nên mua bảo hiểm cháy nổ để giảm thiểu rủi ro khi hỏa hoạn xảy ra.
 
ý kiến mua bảo hiểm của bạn nè cũng hay nè! híc!
Nhưng trước khi trả lời này thì cần xem rủi ro của nó là gì đã rùi mới đưa ra giải pháp.
híc! căn nhà của ông giám đốc là nhà đang cho thuê, HĐ 3 năm nên chỗ này hơi tý rủi ro nè! Giả sử trong thời hạn 3 năm đó mà KH ko có khả năng trả nợ, NH phải xử lý TSBĐ nhưng còn mắc ông kia đang có hợp đồng thuê nhà!
Theo mình như bình thường thì phải đi đăng ký thế chấp cái đã, rùi tiếp đó đăng ký giao dịch bảo đảm!
còn về cái ông C thì mình nghĩ thế này, phải bắt ông giám đốc kia có một thoả thuận nào đo vs ông C kia, nếu có vấn đề gì xáy ra về giải quyết TSBĐ thì ông C ko liên quan, mình cũng ko hiểu nên thế nào cho đúng nhưng mình nghĩ vậy.
Tức là vấn đề sai HĐ thuê nhà NH nằm ngoài vùng phủ sóng! hi
 
- Thẩm định tín dụng là vệc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng
Mục tiêu của thẩm định tín dụng

Mục đích của thẩm định tín dụng là việc ra quyết định cho vay. Do vậy, để giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn và tránh sai lầm trong quyết định cho vay, thẩm định tín dụng cần đạt được các mục tiêu sau:

_Đánh giá được mức độ tin cạy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.

_Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.

_Giảm xác suất của hai loại sai lầm khi quyết định cho vay:(1)cho một dự án tồi và (2)từ chối cho vay một dự án tốt
- Phân tích tài chính DN là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của DN để tính toán những chỉ số khác nhau thông qua sử dụng những số liệu từ báo cáo tài chính của DN.
Tùy vào loại hình kinh doanh và đặc thù của ngành nghề kinh doanh, cán bộ nghiệp vụ cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đã tính toán để đưa ra những nhận xét đánh giá về tình hình tài chính của DN ; một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là DN đang trong tình trạng tốt.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính của DN
Bước 2: Nắm thông tin về tình hình tài chính DN: thông qua các chỉ số tài chính, vốn điều lệ......
Bước 3: Tổng hợp tình hình tài chính tài chính của DN
Trên cơ sở tổng hợp tình hình tài chính tài chính của DN, cán bộ BL phải đưa ra được nhận định chung:
- Tình hình tài chính DN thế nào? (tốt hay xấu);
- Khả năng điều hành hoạt động kinh doanh thế nào?
- DN có khả năng về vốn để thực hiện dự án không.


Bạn này nói có vẻ ngược nhỉ

Theo mình biết thì thẩm định tín dụng đâu chỉ có thẩm định dự án, thẩm định tín dụng là thẩm định tất cả về khách hàng vay vốn bao gồm: năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực điều hành, ngành nghề kinh doanh, quy mô công ty & khả năng cạnh tranh trong ngành, lợi thế kinh doanh ...

Còn phân tích tài chính mới là việc sử dụng các mô hình phân tích tài chính, các chỉ số tài chính để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng.

Phân tích tài chính chỉ là 1 khâu trong thẩm định tín dụng.

Mình nói thế đúng ko nhỉ? Bạn nào biết cho ý kiến đi.
 
Bạn này nói có vẻ ngược nhỉ

Theo mình biết thì thẩm định tín dụng đâu chỉ có thẩm định dự án, thẩm định tín dụng là thẩm định tất cả về khách hàng vay vốn bao gồm: năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực điều hành, ngành nghề kinh doanh, quy mô công ty & khả năng cạnh tranh trong ngành, lợi thế kinh doanh ...

Còn phân tích tài chính mới là việc sử dụng các mô hình phân tích tài chính, các chỉ số tài chính để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng.

Phân tích tài chính chỉ là 1 khâu trong thẩm định tín dụng.

Mình nói thế đúng ko nhỉ? Bạn nào biết cho ý kiến đi.

mình cũng nghĩ như bạn, thẩm định là tìm kiếm,phân tích và xác minh toàn bộ thông tin về đối tượng vay vốn để làm cơ sở cho việc có cho vay vốn hay không. Không chỉ thẩm định dự án đầu tư mà còn thẩm định tất cả những thông tin liên quan đến người vay như bạn nói,để xem họ có đáng tin cậy hay không? hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể. Những thông tin về dự án đầu tư,thông tin về tài chính ... chỉ là tương đối,và rất dễ bị " làm đẹp" những con số.
Đây là ý kiến của mình.^^
 
Mình nghĩ ý kiến của nhiều bạn đã giải quyết được vấn đề rồi.
Câu 2, ai cũng thừa nhận rằng, Thẩm định tín dụng là đánh giá khách hàng có đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn của ngân hàng để cho vay từ tư cách- năng lực pháp lý, khả năng tài chính, phương án kinh doanh khả thi, Tài sản đảm bảo cho khoản vay, và chung quy là khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng.
Như vậy, phân tích tài chính chỉ là 1 phần trong khâu thẩm định, nhưng là khâu quan trọng, nhất là đối với KHDN.

Đối với câu 1, cần xác định những rủi ro gì có thể xảy ra thì mới có thể hạn chế rủi ro tốt nhất.
Rủi ro trong trơờng hợp này liên quan đến 3 yếu tố chính:
+ Rủi ro của chính tài sản: Như các bạn nói là cháy nổ (mua bảo hiểm), giảm giá trị do sử dụng hoặc do biến động giá của thị trường hoặc do định giá không chuẩn xác. Để giảm rủi ro này ngoài việc yêu cầu mua bảo hiểm, còn có thể yêu cầu ông Giám đốc và các thành viên công ty ký bảo lãnh cho khoản vay này bằng tài sản khác (hơi khó) hoặc dùng các tài sản còn lại của công ty để đảm chung cho cả hợp đồng tín dụng này. Nhằm san sẻ rủi ro giảm giá trị giữa các tài sản.
+ Tài sản của người thứ ba bảo lãnh, chứ không phải của công ty. Do đó, nghĩa vụ trả nợ chỉ giới hạn trong phạm vi đảm bảo của tài sản. Công ty vay 5 tỷ đảm bảo bằng nhiều tài sản khác, riêng tài sản căn nhà này chỉ đảm bảo tối đa 3 tỷ, thì dù có bán căn nhà 5 tỷ, ông Giám Đốc cũng chỉ trả cho ngân hàng 3 tỷ, 2 tỷ còn lại không đòi ông Giám Đốc được mà phải đòi công ty, dù thực tế công ty gần như chỉ do Ông Giám Đốc này điều hành và góp vốn chủ yếu. Để hạn chế rủi ro này, có thể yêu cầu Ông Giám Đốc ký thêm điều khoản "đảm bảo cho các khoản vay khác của công ty tại ngân hàng".
+ Thế chấp Tài sản đang cho thuê: Như một số bạn nói, là hợp đồng thuê 3 năm, nếu phải xử lý tài sản trước thời hạn thuê thì rắc rối. Thực hiện theo nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo. Đồng thời, ràng buộc người thuê phải ký thỏa thuận với ngân hàng sẽ bàn giao cho ngân hàng căn nhà khi tài sản bị xử lý thu hồi nợ trong trường hợp phải xử lý nợ trong thời gian hợp đồng có hiệu lực.

Một vài ý kiến gửi các bạn tham khảo.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên